Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ việt nam (Trang 40 - 43)

2.1 Doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ tại Việt Nam

2.1.4 Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam

Những thay đổi trong chính sách quản lý kinh tế của nhà nước cũng dần tạo thế chủ động trong điều hành sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế. Việc tham gia trực tiếp của người sản xuất với quá trình tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong và ngồi nước đã gắn bó chặt chẽ sản xuất với tiêu dùng, chất lượng sản phẩm nâng lên rõ rệt, cải thiện sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Các ngành nghề xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vẫn là nông lâm thủy sản và tài nguyên dạng thô: dầu thô, hàng may mặc, giày dép, thủy sản (tôm đông, cá đông,

mực đông, mực khô, các loại khác), linh kiện điện tử, máy tính và linh kiện máy

tính, gỗ, sản phẩm gỗ, cao su, gạo, cà phê, than đá, dây điện, cáp điện, hạt điều

nhân, balo, cặp, túi, ví, sản phẩm plastic, sản phẩm bằng thép, hàng gốm sứ, hàng rau quả, hàng mây, tre, cói, lá, hàng thảm các loại, hạt tiêu, các sản phẩm chế biến

từ ngũ cốc, tinh bột hoặc sữa, các loại bánh, hàng sơn mài mỹ nghệ, xe đạp và phụ tùng, chè, hàng thêu, sữa và các sản phẩm của sữa, đồ chơi trẻ em, thịt chế biến,

thiếc, dầu mỡ động vật, quế, lạc nhân, crommit, đường, sản phẩm đá quý, kim loại quý, ngô hạt, điện (Biểu đồ 2.3).

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu năm 2011

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Tuy là tỷ trọng hàng thơ, mới sơ chế cịn khá cao nhưng càng về những thời kỳ sau tỷ trọng hàng chế biến hay tinh chế tăng lên rõ nét (Bảng số 2.1).

Bảng số 2.1 Tỷ trọng hàng xuất khẩu dạng thô và đã qua chế biến từ năm 1986

đến 2010 Năm 1986 - 1990 1991 - 1995 1996 - 2000 2001 - 2005 2006 - 2010 Tỷ trọng hàng thô mới sơ

chế (%) 70.1 74.60 54.80 45.30 44.03 Tỷ trọng hàng chế biến hay tinh chế (%) 28.90 25.40 45.20 54.70 55.5 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu, Hoa Kỳ vẫn là thị trường có kim ngạch cao nhất trong năm 2011 với 16,7 tỷ USD, thị trường EU đạt 16,5 tỷ USD, thị trường ASEAN đạt 13,6 tỷ USD; Nhật Bản đạt 10,6 tỷ USD; Trung Quốc đạt 10,8 tỷ USD. Trong những năm gần đây, khi các nền kinh tế lớn đang lâm vào khủng

hoảng giảm nhu cầu tiêu dùng dẫn đến giảm khối lượng hàng hóa xuất khẩu vào các quốc gia trong khu vực này thì thị trường châu Phi lại hứa hẹn hé mở cánh cổng kinh doanh tốt cho các DNXKVVN Việt Nam nơi mà thị trường rộng lớn, có nhu cầu cao đối với các mặt hàng vốn là thế mạnh của Việt Nam như gạo, dệt may, giày dép, cà phê, hải sản, thực phẩm chế biến… yêu cầu về chất lượng không khắt khe và chưa có nhiều hàng rào kỹ thuật như các thị trường khác.

Trong tổng giá trị xuất khẩu thì sản phẩm nơng nghiệp chiếm tỉ trong cao nhất ở giai đoạn những năm 1986 -1990, sau đó tiếp tục giảm dần nhường chỗ cho công nghiệp chế biến và khai khoáng (Bảng số 2.2). Các DNXKVVN Việt Nam vẫn mạnh về xuất khẩu các mặt hàng dạng thô, thâm dụng lao động, hàm lượng khoa học kỹ thuật thấp. Tuy thị trường thế giới có nhiều thuận lợi cho hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam nhưng những năm gần đây lại chịu sự quản lý của các hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật ở các nước nhập khẩu. Thời gian này cuộc khủng hoảng

kinh tế tồn cầu khiến nhiều nước lâm vào suy thối kinh tế, thất nghiệp gia tăng, thu nhập của các hộ gia đình bị giảm sút nhu cầu nhập khẩu ở các nước giảm khiến cho doanh số xuất khẩu của Việt Nam cũng giảm theo.

Bảng số 2.2 Tỷ trọng xuất khẩu của các ngành hàng trong cơ cấu hàng xuất khẩu năm 2011

Ngành hàng Tỷ trọng

Hàng CN nặng và khoáng sản 35,2%

Hàng CN nhẹ và TCNN 40,6%

Hàng nông sản và nông sản chế biến 21,9%

Vàng và các sản phẩm vàng 2,3%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ việt nam (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)