Thiếu nguồn vốn để cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ việt nam (Trang 54 - 55)

2.3 Nguyên nhân làm hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của

2.3.2.1 Thiếu nguồn vốn để cho vay

Do áp lực về cạnh tranh huy động vốn, các ngân hàng buộc phải tăng lãi suất

để thu hút tiền gửi từ dân cư. Mặt khác, huy động vốn ngân hàng hiện nay vấp phải

khó khăn khi phải cạnh tranh trong chính nội bộ ngành và với các kênh đầu tư khác: vàng, chứng khoán, bất động sản khiến cho nguồn vốn huy động của ngân hàng sụt giảm mạnh, áp lực cạnh tranh tăng lên NH đẩy lãi suất huy động lên cao để chiếm khách hàng. Do đó, khi cho vay Ngân hàng buộc phải đẩy lãi suất cho vay (đầu ra) lên cao để bù đắp chi phí huy động (đầu vào), và khó khăn này lại được đẩy lên vai doanh nghiệp. Giá vốn Việt Nam hiện nay cao hơn ít nhất là mười lần so với các quốc gia trên thế giới. Trong tình hình hiện nay, việc huy động vốn với lãi suất vượt trần quy định đồng nghĩa với việc lãi suất cho vay cũng sẽ được nâng lên từ 20% - 22% một năm. Một số ngân hàng còn tự đặt ra nhều loại phí, khiến mức lãi suất

thực tế các doanh nghiệp phải vay có thể lên đến 27%. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp thực sự cần vay vốn để sản xuất kinh doanh. Với mức lãi

suất cao như vậy, khơng ít DNXKVVN mặc dù có đơn hàng nhưng khơng dám nhận và không dám vay vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh vì lo ngại lợi nhuận

khơng gánh nổi lãi suất.

Hơn nữa, nguồn vốn huy động của các ngân hàng chủ yếu là các nguồn ngắn hạn, do tâm lý người dân chưa tin vào sự ổn định của lãi suất, mặt khác thu nhập

của dân cư chỉ là tạm thời nhàn rỗi chứ chưa thật thừa vốn do đó nguồn vốn cho vay của ngân hàng đối với kỳ hạn trung và dài hạn thấp hơn nhu cầu thật sự của doanh nghiệp. Ngân hàng dù muốn cho vay nhưng tình hình huy động vốn khó khăn như hiện tại thì họ khơng thực sự mạnh dạn để tài trợ vốn mà sàng lọc tài trợ cho những DNXKVVN họ cảm thấy thật sự an tồn. Hơn nữa, ngân hàng cịn bị chặn trần tăng trưởng tín dụng 20% nên càng về cuối năm khi mà các DNXKVVN cần vốn nhiều nhất thì họ cũng chưa thể giải ngân để đáp ứng hết nhu cầu.

Bên cạnh đó, các ngân hàng của Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn cơ bản

của phát triển do đó hệ thống cơng nghệ cịn lạc hậu, phân tán của một số ngân hàng không cho phép tạo ra sản phẩm mới và chưa thể sử dụng, chuyển đổi nguồn vốn huy động sang mục đích cho vay đạt hiệu quả tối đa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ việt nam (Trang 54 - 55)