3.2 Giải pháp mở rộng TDNH cho DNXKVVN từ phía các ngân hàng
3.2.2 Giải pháp từ phía Ngân hàng Nhà nước
Thứ nhất, NHNN tăng cường chỉ đạo NHTM điều chỉnh cơ cấu vay vốn theo hướng tập trung cho vay các DNXKVVN, bố trí nguồn vốn hỗ trợ cho các DNXKVVN thu mua nguyên liệu đúng mùa vụ. Đối với các chương trình hỗ trợ
dành cho DNXKVVN cần có những văn bản hướng dẫn chặt chẽ, minh bạch để hỗ trợ đúng đối tượng và tiến hành trưng cầu ý kiến từ phía các DNXKVVN và NHTM
để tiến hành điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế.
Thứ hai, trong cơng tác tín dụng, thơng tin là yếu tố đóng vai trị quyết định giúp cho NHTM ra quyết định giải ngân hay không. Các thông tin từ DNXKVVN
cung cấp thường không đầy đủ, thiếu tính chính xác, NHTM khơng những phải dựa vào các luồng thông tin do khách hàng cung cấp trong dự án mà còn phải nắm bắt, xử lý các thông tin về mọi vấn đề liên quan đến phương án, dự án từ nhiều nguồn khác nhau. Thông tin từ Trung tâm Thơng tin tín dụng là nguồn dữ liệu chính thức và đáng tin cậy. Do vậy cần củng cố và phát triển hệ thống thơng tin tín dụng bao gồm: Trung tâm Thơng tin tín dụng; bộ phận Thông tin tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các trung tâm Thơng tin tín dụng, các bộ phận Thơng tin khách hàng tại các tổ chức tín dụng. Phối hợp với các đơn vị của các Bộ, ngành có liên quan để trao đổi thông tin về doanh nghiệp làm phong phú thêm cơ sở dữ liệu thông tin cung cấp cho các NHTM.
Thứ ba, điều hành tỷ giá linh hoạt vì trong hoạt động xuất khẩu thì tỷ giá đóng vai trị rất quan trọng do nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc tính giá thành sản
phẩm của DNXKVVN. Do đó, NHNN cần có cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, kết hợp với các giải pháp nới rộng biên độ dao động so với tỷ giá bình quân, nhằm hình thành một thị trường ngoại hối phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ. NHNN cũng cần tăng cường vai trò trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng nhằm giám sát,
điều hành thị trường ngoại hối có tổ chức giữa các thành viên. Quan trọng hơn,
NHNN cần nghiên cứu ban hành những quy định, nguyên tắc trong giao dịch phái sinh, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ phù hợp với điều kiện thị trường của Việt
Nam nhằm tạo hành lang pháp lý chung cho hoạt động của các NHTM tránh tình
trạng các NHTM thực hiện nghiệp vụ riêng lẻ, không thống nhất dễ gây ra tranh chấp nhờ đó có thể giúp hạn chế những rủi ro có thể xảy ra cho NHTM và cả DN.
Thứ tư, NHNN làm đầu mối thành lập Hiệp hội Bao Thanh Tốn, khuyến khích các NHTM tham gia cung cấp thông tin, hỗ trợ công nghệ cho DNXKVVN…đây cũng là một bước hội nhập với nền tài chính quốc tế của Việt Nam. Ngoài ra, cần hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động bao thanh toán để gỡ
trói cho các NHTM giúp họ mở rộng triển khai sản phẩm đến DNXKVVN và có
những văn bản hướng dẫn thi hành, bảo vệ quyền lợi cho DNXKVVN khi có các tranh chấp xảy ra giữa DN và NH. Nên tách bạch hoạt động bao thanh toán với cho vay vì hai nghiệp vụ này khơng nên được quản lý và kiểm soát như nhau. Hướng tới thành lập cơng ty bao thanh tốn độc lập để mở rộng đối tượng cung ứng dịch vụ
bao thanh tốn ngồi ngân hàng, bao thanh tốn đối với các khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng dịch vụ.
Thứ năm, NHNN tiếp cận nhiều hơn các nguồn vốn ODA dành riêng cho loại hình DNXKVVN từ các dự án của các tổ chức nuớc ngoài để gia tăng thêm nguồn vốn cho hoạt động xuất khẩu. NHNN nghiên cứu đề án thành lập ngân hàng chuyên doanh xuất nhập khẩu dành riêng cho các DNXKVVN để tài trợ những ngành nghề then chốt trọng điểm hướng đến xuất khẩu.
Thực hiện các yêu cầu của chính phủ chỉ đạo NHNN chủ trì việc tiếp tục
thực hiện các biện pháp điều chỉnh chính sách tiền tệ để kiểm sốt hoạt động tín
dụng theo hướng tập trung phục vụ các nhu cầu vốn đối với các lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa để triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP/2011, đẩy mạnh công tác tư tưởng, thông tin, tuyên truyền trong hệ thống để nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của cán bộ, tăng cường hỗ trợ cho vay đối với DNXKVVN. NHNN liên hệ với các