Dịch vụ bao thanh toán chưa phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ việt nam (Trang 57 - 59)

2.3 Nguyên nhân làm hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của

2.3.2.3 Dịch vụ bao thanh toán chưa phát triển

Khi xây dựng dịch vụ bao thanh toán xuất khẩu tại các NH do đặc thù của nghiệp vụ này là chứa đựng nhiều rủi ro đặc biệt là từ phía người mua nên NH thu phí khá cao gây tâm lý e ngại cho các DNXKVVN khi họ cần sử dụng. Xét về mặt lý thuyết, bao thanh toán khắc phục được tình trạng cho vay yêu cầu tài sản thế chấp của tín dụng ngân hàng đây là điểm rất hấp dẫn của bao thanh toán đối với DNXKVVN. Nhưng thực tế ở Việt Nam, tài sản đảm bảo vẫn là vấn đề tiên quyết

để nhận được nguồn tài trợ từ NH không những là ngân hàng Việt Nam mà các

ngân hàng có vốn đầu tư nước ngồi cũng xem trọng vì họ khơng tin vào những

thơng tin trên báo cáo tài chính của DNXKVVN. Thêm nữa, dịch vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thường chỉ chú trọng tới các doanh nghiệp lớn và chưa thật sự tiện lợi. Do hệ thống thơng tin tín dụng cịn thiếu thốn nên để tránh rủi ro, ngân hàng

đưa ra những điều kiện rất khó đáp ứng, địi hỏi cao đối với khách hàng như phải

chứng minh uy tín của bên mua hàng, các khoản phải thu phải thật sự an toàn hay phải có sự bảo lãnh của định chế tài chính khác gây nhiều khó khăn cho

DNXKVVN.

Đối với quốc tế, bao thanh toán thường là miễn truy địi và nó là một trong

những ưu điểm nổi bật làm bao thanh toán trở nên hấp dẫn nhưng do trình độ cịn

non kém nên các NH Việt Nam chỉ thực hiện bao thanh tốn có quyền truy địi cho

khơng thống nhất các qui định về bao thanh toán, chịu sự điều tiết của luật pháp tại quốc gia của các bên liên quan trong hợp đồng và tại mỗi một quốc gia lại có những qui định cũng như tập quán riêng nên để nắm bắt, am hiểu tất cả các luật lệ quốc tế

thì địi hỏi các NH phải có q trình tìm hiểu kỹ lưỡng, đầu tư nguồn nhân lực và

triển khai áp dụng đồng bộ đối với loại hình tương đối mới và chứa đựng nhiều rủi ro này. Đây là việc tương đối khó nhất là trong tình hình các NH Việt Nam hiện

nay.

Ngồi ra, trong bao thanh tốn quốc tế lại cần phải có sự tham gia hỗ trợ của một tổ chức bao thanh toán tại quốc gia người mua (đơn vị bao thanh tốn nhập khẩu). Do đó, NH muốn thực hiện bao thanh tốn quốc tế tốt, an tồn cần phải có mối quan hệ rộng rãi với các tổ chức bao thanh toán khác trên thế giới nhưng đa số các NH Việt Nam hiện nay chưa đủ điều kiện để mở các chi nhánh tại nước ngoài. Hơn nữa, mối quan hệ với các ngân hàng, đơn vị bao thanh toán nước ngồi cịn nhiều hạn chế. Đây thực sự là một khó khăn rất lớn của các ngân hàng Việt Nam. Phần lớn các NH thường chỉ đủ cán bộ và tập trung nghiệp vụ bao thanh tốn ở hội sở cịn các chi nhánh chưa am hiểu và được đào tạo bài bản cho nên chưa tập trung

đẩy mạnh phổ biến dịch vụ hoặc sản phẩm mới đến DNXKVVN khiến cho DN

thiếu thơng tin, trình độ hiểu biết để áp dụng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Qua nghiên cứu những đóng góp của DNXKVVN vào nền kinh tế như tạo

công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động, gia tăng GDP của quốc gia, hạn chế sự mất cân bằng về cung cầu ngoại tệ. Nhưng do đặc thù về quy mô vốn nhỏ nên DN ln ln có nhu cầu vay vốn để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, DNXKVVN vẫn chưa được đáp ứng nhu cầu vốn một các thỏa đáng và chính sách vay vốn tại các NHTM dành cho họ hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Do đó đưa ra các giải pháp để mở rộng tín dụng ngân hàng cho loại hình DN này ln ln là vấn đề mang tính thời sự.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHO DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VỪA VÀ

NHỎ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ việt nam (Trang 57 - 59)