Định hướng mở rộng TDNH của hệ thống NHVN đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ việt nam (Trang 59 - 61)

Tín dụng ngân hàng đã có những đóng góp nhất định vào quá trình tăng

trưởng kinh tế. Kế hoạch phát triển toàn diện ngành NH được đặt trong mối quan hệ với chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 nhằm giải quyết những vấn

đề chiến lược của ngành NH để hỗ trợ các mục tiêu kinh tế xã hội từng thời kỳ và

gắn liền với chiến lược phát triển tổng thể hệ thống tài chính, thị trường tài chính và trong đó hệ thống ngân hàng là bộ phận quan trọng nhất. Trong đó, định hướng cho NHNN và NHTM trong hoạt động mở rộng tín dụng như sau:

3.1.1 Đối với NHNN

Cơ cấu lại căn bản, toàn diện tổ chức và hoạt động của NHNN để có đủ năng lực xây dựng, thực thi chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường và công nghệ tiến tiến, thực hiện các thông lệ và chuẩn mực quốc tế về vai trò, chức năng của ngân hàng trung ương nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ – ngân hàng cụ thể:

 Đảm bảo cho NHNN được độc lập tự chủ trong việc xây dựng, điều

hành chính sách tiền tệ, lãi suất và tỉ giá hối đoái.

 Đổi mới cơ cấu tổ chức của NHNN từ trung ương đến chi nhánh theo

hướng tinh gọn và hiện đại, đảm bảo cho NHNN gánh vác trọng trách trong việc tạo lập mơi trường tín dụng thơng thống và thuận lợi cho các tổ chức tín dụng hoạt

 Cải cách toàn diện hệ thống thanh tra giám sát ngân hàng nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế về phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam và phù hợp với các

nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng. Hình thành khung pháp lý minh bạch và công bằng nhằm thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh và tạo động lực phát triển cho NHTM.

3.1.2 Đối với NHTM

 Đảm bảo các NHTMNN và NHTM có cổ phần chi phối của Nhà nước

đóng vai trị chủ lực và đi đầu trong hệ thống ngân hàng về qui mô hoạt động, năng

lực tài chính, cơng nghệ, trình độ quản lý và hiệu quả kinh doanh đảm bảo sự phát triển toàn diện, an toàn và hiệu quả của hệ thống ngân hàng Việt Nam;

 Tăng cường năng lực tài chính của các NHTM theo hướng tăng vốn tự có và nâng cao chất lượng tài sản cũng như khả năng sinh lời, xử lý dứt điểm nợ tồn

đọng làm sạch bảng cân đối kế toán của NHTM, cho phép các nhà đầu tư nước

ngoài, nhất là các ngân hàng hàng đầu trên thế giới mua cổ phiếu và tham gia quản trị, điều hành các NHTM Việt Nam;

 Tận dụng các nguồn vốn từ bên ngoài bằng việc nghiên cứu phát hành trái phiếu ra nước ngoài để cung cấp đủ vốn phục vụ cho hoạt động cho vay. Thực hiện bảo hiểm tiền gửi để bảo đảm an toàn và tạo niềm tin cho người gửi tiền, đảm

bảo an toàn cho hệ thống NH.

 Mở rộng tín dụng cho nhiều thành phần kinh tế chủ động tìm kiếm các dự án, chương trình dự án kinh tế khả thi, đặc biệt là các ngành chế biến hàng xuất khẩu có hiệu quả đem lại nhiều ngoại tệ cho quốc gia. Mở rộng nguồn tín dụng

trung và dài hạn, tuân thủ nghiêm ngặt các bước thẩm định để lựa chọn được các dự án khả thi.

 Đa dạng hóa các hình thức cho vay bằng việc nghiên cứu phát triển

các sản phẩm cho vay mới phù hợp với hình thức hoạt động đa dạng của doanh

nghiệp đặc biệt là sự thay đổi liên tục của các ngành nghề xuất khẩu bằng các

nghiệp vụ như: bảo lãnh tín dụng, tín dụng thuê mua, nghiệp vụ thị trường ngoại hối, bao thanh tốn….. Xóa bỏ phân biệt đối xử giữa loại hình DN và loại bỏ các

hình thức bảo hộ, bao cấp trong lĩnh vực NH.

 Tăng trưởng tín dụng phải gắn với khả năng thu hồi nợ đảm bảo an

tồn, cải tiến chế độ tín dụng, hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng, đào tạo đội ngũ

cán bộ tín dụng phục vụ tốt hơn cho hoạt động kinh doanh của NH, tăng cường

công tác thanh tra giám sát trong nội bộ NH đảm bảo vốn được sử dụng đúng mục

đích, có hiệu quả, tn thủ pháp luật và thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ việt nam (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)