Đồng thời phải minh bạch thông tin, thống nhất quy định cho vay đối với các
DNXKVVN.
3.3 Giải pháp mở rộng TDNH cho DNXKVVN từ phía chính phủ và các hiệp hội ngành nghề hội ngành nghề
Chính phủ nghiên cứu, tổ chức thành lập Quỹ bảo lãnh dành riêng cho DNXKVVN. Hằng năm, Bộ Tài chính đánh giá hoạt động của Quỹ và có các giải
pháp kịp thời để hỗ trợ quỹ phát triển đặc biệt là ở các địa phương đầu nguồn
nguyên liệu xuất khẩu. Trong hoạt động của Quỹ tập trung huy động nguồn lực, đào tạo nhân viên có đủ năng lực chuyên môn am hiểu về các ngành nghề xuất khẩu để
hỗ trợ vốn cho DNXKVVN. Quỹ sẽ là cơ quan chủ lực trong việc tìm kiếm các nguồn lực trong nước cũng như các nguồn tài trợ quốc tế, thực thi tốt nhiệm vụ
được giao tạo ra sự đồng bộ trong quá trình điều phối giám sát, cũng như đánh giá
việc thực hiện các chương trình trợ giúp về vốn cho DNXKVVN của chính phủ trên góc nhìn tổng thể của quốc gia. Mơ hình hợp lý cho giai đoạn ban đầu là kết hợp với NHTM để tiến hành hỗ trợ cho DNXKVVN. Quỹ xem xét chọn các NH đáp
ứng đủ điều kiện của Quỹ, ký hợp đồng ủy thác để hỗ trợ các DNXKVVN. Bằng
cách này Quỹ sẽ chủ động lựa chọn được các NH có đủ năng lực và phù hợp để ủy thác hoạt động vay đối với các DNXKVVN và Quỹ không phải mất nhiều thời gian, chi phí cho việc tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ nhân sự và thiết lập hệ thống
mạng lưới. Đồng thời Quỹ tận dụng được hệ thống mạng lưới chi nhánh, đội ngũ
cán bộ tín dụng chuyên nghiệp của NH để có thể tiến hành ngay các hoạt động cho vay ngay sau khi được Quỹ được thành lập. Đây là mơ hình phù hợp cho Quỹ trong giai đoạn còn non trẻ .
Để gia tăng thêm nguồn vốn của Quỹ bảo lãnh DNXKVVN và hạn chế sự
phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách nhà nước cần kêu gọi và phối hợp với các nguồn tài trợ bên ngoài, các dự án của ngân hàng Phát Triển Châu Á (ADB), nguồn ODA từ các tổ chức nước ngoài để tăng nguồn vốn tài trợ cho các DNXKVVN….
Chính phủ cần phối hợp với NHNN nghiên cứu đề án xây dựng mơ hình
ngân hàng xuất khẩu dành riêng cho DNVVN. Đây là mơ hình định chế tài chính nhằm hỗ trợ ni dưỡng đáp ứng các nhu cầu đặc biệt dành riêng cho hoạt động
xuất khẩu của DNVVN nhằm góp phần hướng tới mục đích phát triển, thúc đẩy, và giúp các DNXKVVN thành lập, mở rộng hoạt động, cải thiện tình hình kinh doanh của họ thơng qua việc cung cấp các khoản vay, bảo lãnh, vốn liên doanh, tư vấn và các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu.
Cần tăng cường các chương trình hỗ trợ xuất khẩu cho DNVVN dưới hình thức cho vay trung và dài hạn vì hiện nay các chính sách hỗ trợ xuất khẩu trung và dài hạn vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của DNXKVVN, đa phần vẫn tập trung cho
vay ngắn hạn. Tăng cường các hoạt động bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng hay bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
Đối với các DNXKVVN có quan hệ đối tác với các thị trường mới hoặc thị
trường có nhiều rủi ro, chính phủ cần sớm ban hành chính sách hỗ trợ tín dụng để
giúp họ có thơng tin và nguồn lực vượt qua khó khăn và mở rộng hoạt động kinh
doanh. Ngoài ra, nhu cầu vốn của các DNXKVVN ở các ngành nghề, địa bàn khác nhau là khác nhau do đó cần phải đầu tư nghiên cứu để có hướng hỗ trợ đúng đắn
và xây dựng các chương trình phù hợp cho DN ở từng địa phương và trên cơ sở các dự án đã hỗ trợ nên có các đánh giá để xem xét giải quyết kịp thời các vướng mắc
để điều chỉnh cho hiệu quả.
Ban hành các quy chế pháp lý về các chính sách hỗ trợ DNXKVVN trong nghiên cứu ứng dụng khoa học, đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, khuyến khích đổi mới trang thiết bị, chuyển giao cơng nghệ từ nước ngồi vào nền sản xuất trong nước. Hướng dẫn DN quy trình thủ tục đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học cơng nghệ để được cấp nguồn kinh phí hỗ trợ nghiên cứu khoa học.
Các Quỹ hỗ trợ phát triển, Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ liên kết với các NH để giúp DNXKVVN vay vốn phục vụ cho hoạt động
đầu tư đổi mới công nghệ bằng các ưu đãi về lãi suất, thời hạn vay. Hiện nay, Quỹ
phát triển khoa học và công nghệ tại các DN được thành lập từ doanh thu trước thuế của DN hoặc được đầu tư từ các cá nhân bên ngoài buộc phải xuất tốn kinh phí nếu sử dụng khơng hết sau 5 năm. Đối với DNXKVVN thì việc cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao hiệu quả kinh doanh là hết sức quan trọng và cần
nguồn đầu tư dài hạn với chi phí lớn vậy chỉ nên chỉ buộc xuất toán những khoản chi của Quỹ do DNXKVVN sử dụng khơng đúng mục đích cịn các khoản không dùng hết sau 5 năm vẫn được kết dư như một tích lũy dài hạn của doanh nghiệp.
Điều này giúp tránh được việc doanh nghiệp buộc phải làm giả chứng từ, hoặc cố
chi hết cho những mục chưa cần thiết, trong khi thiếu vốn tích lũy cho những hoạt
Cục Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thường xuyên duy trì việc tổ chức các khóa học để nâng cao năng lực cho
DNXKVVN về quản trị marketing, lập kế hoạch marketing, tài chính kế toán, tư vấn lập kế hoạch kinh doanh, kỹ năng tham gia hội chợ triển lãm xúc tiến xuất khẩu, kỹ năng phân tích thơng tin thị trường nước ngồi…Sau mỗi khóa đào tạo cần làm khảo sát đánh giá chất lượng đào tạo, nhu cầu đào tạo tiếp theo của DN. Đặc
biệt, thông tin về các khóa đào tạo cần được phổ biến rộng rãi thơng qua các hiệp hội ngành nghề, phương tiện thông tin đại chúng để DNXKVVN nắm được thơng
tin chương trình và tham gia nhằm giúp cho DNXKVVN có thể xây dựng được các phương án khả thi phục vụ cho công tác tiếp cận vốn ngân hàng và kinh doanh.
Chính phủ thực hiện các hoạt động thơng tin thương mại và tuyên truyền
xuất khẩu, kể cả việc tổ chức cho đại diện cơ quan truyền thông nước ngoài đến Việt Nam viết bài quảng bá cho xuất khẩu của Việt Nam. Tiến hành thuê chuyên gia trong và ngoài nước để tư vấn phát triển xuất khẩu và tư vấn thiết kế mẫu mã, cách thức bao gói sản phẩm, cập nhật thơng tin về u cầu bao gói sản phẩm, hợp đồng ngoại thương, chất lượng sản phẩm ở thị trường nước ngồi góp phần giúp
DNXKVVN am hiểu thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Duy trì
việc hỗ trợ chi phí cho DNXKVVN tham dự hội chợ nước ngoài, khảo sát thị trường.
Nâng cao năng lực của các cơ quan đại diện thương mại ở nước ngồi bằng
cách tăng cường các chương trình đào tạo vì họ chính là nguồn thơng tin về nước nhập khẩu tốt nhất, chất lượng tín đáng tin cậy để hỗ trợ cho DNXKVVN. Thành
lập các Trung tâm xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm tại các thị trường chủ lực, quảng bá hình ảnh, các sản phẩm chủ lực của Việt Nam làm cầu nối giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các thị trường bên ngồi. Nghiên cứu, xây dựng văn phịng cung cấp thơng tin cho DNXKVVN theo mơ hình của Singapore (Tổ chức Phát triển doanh nghiệp (IE)), văn phịng này có trách nhiệm tập hợp và cung cấp thông tin thị trường, phối hợp tổ chức cho các đoàn doanh nghiệp trong nước đi các
nước khảo sát, tìm kiếm đối tác, hỗ trợ tổ chức các hội nghị, hội thảo ở nước ngoài, tăng cường hợp tác, quan hệ với các nước …
Các vụ kiện là mối quan tâm hàng đầu của các DNXKVVN. Do đó, hiệp hội ngành nghề cần là đầu mối điều phối các hoạt động liên quan đến các vụ kiện và
theo dõi tình hình để có những cảnh báo sớm đối với các vụ kiện. Đào tạo nhân lực
để đối phó với các vụ kiện bán phá giá, bổ nhiệm người chuyên trách chuẩn bị cho
các vụ kiện, tham khảo ý kiến của các luật sư chuyên ngành chống bán phá giá, nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm từ các vụ kiện trước đây, quan điểm của nước kiện bán phá giá và cơ quan quản lý chống bán phá giá, hoạch định kế hoạch liên
kết, hợp tác giữa các DNXKVVN cùng ngành với các DNXK lớn trong trường hợp bị kiện.
Chính phủ cần xây dựng các văn bản quy định về mẫu biểu tham gia đấu thầu, cơ chế khuyến khích và ưu tiên các DNXKVVN được tham gia hợp đồng
cung ứng hàng hóa dịch vụ cơng cho địa phương.
Nghiên cứu các phương pháp tính thuế phù hợp với đặc thù các cơng ty có
quy mơ nhỏ, siêu nhỏ, căn cứ tính thuế phù hợp với chuẩn mực kế tốn, khoa học và phù hợp với thông lệ quốc tế. Đối với các DNXKVVN số vốn kinh doanh không lớn thì sự thay đổi này là cần thiết. Xây dựng quy trình hồn thuế đối với xuất khẩu, quy định rõ cơ sở xuất khẩu được áp dụng quy trình này và đơn giản hóa thủ tục để tạo điều kiện thuận lợi cho DNXKVVN. Cần nghiên cứu hệ thống kế toán, phương pháp kế toán phù hợp với DNXKVVN, phù hợp với yêu cầu chuẩn mực kế toán quốc tế vì bản thân DN khơng đủ năng lực để nghiên cứu và lường hết độ phức tạp của hệ thống kế tốn này. Trong bối cảnh xuất khẩu khó khăn như hiện nay thì việc giãn thuế cho DNXKVVN là hết sức cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi, giảm gánh nặng về vốn, qua đó giúp họ giảm giá thành sản phẩm, gia tăng sức cạnh tranh. Ngoài ra, mở các lớp đào tạo cho các doanh nghiệp về các chuẩn mực kế toán, quản lý tài chính của doanh nghiệp là việc làm hữu ích giúp các DN nâng cao kỹ năng tài chính và quản lý vốn, sử dụng vốn hiệu quả.
Tất cả những hoạt động trên của chính phủ và các hiệp hội ngành nghề nhằm giải một phần nào cơn khát vốn của DNXKVVN và tăng cường hỗ trợ toàn diện giúp cho DNXKVVN cải thiện năng lực kinh doanh, tạo kết quả kinh doanh khả quan để gia tăng khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của DNXKVVN.