Từ phía DNXKVVN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ việt nam (Trang 51 - 54)

2.3 Nguyên nhân làm hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của

2.3.1 Từ phía DNXKVVN

Đặc điểm doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu Việt Nam phần lớn thuộc

loại nhỏ và vừa rất ít các tài sản tự có mà chủ yếu hoạt động dựa vào vốn vay và tốc

độ quay vòng vốn. Trụ sở của họ chủ yếu là đi thuê, nhà xưởng hoặc diện tích ni

trồng nếu có thường là đất nơng nghiệp. Vì vậy khi đi vay, NH u cầu tài sản thế chấp thường DN khơng có hoặc có thì phần đất này được định giá bằng giá trị đất nông nghiệp nên không đáp ứng đủ giá trị cần vay. DN không chứng minh được

những tài sản vơ hình như giá trị thương hiệu trên thị trường quốc tế, thị phần, kênh phân phối, các khoản phải thu…để NH làm căn cứ cho các khoản vay tín chấp,

Ngồi ra, trong hoạt động thanh tốn quốc tế nhiều DNXKVVN hoặc quá

chủ quan, non trẻ hoặc chưa đủ năng lực đánh giá tình tình, khả năng tài chính của

đối tác, cũng như yếu thế trong đàm phán, thỏa thuận các phương thức thanh toán

do vậy doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng bị chiếm dụng vốn, đối tác chậm trả tiền hàng hoặc nặng nề hơn là bị lừa đảo làm cho hoạt động kinh doanh gặp khó khăn khiến tiếp cận vốn vay càng khó vì khơng chứng minh được năng lực kinh doanh.

Hơn nữa, khi xem xét cấp tín dụng cho một DNXKVVN, mối quan tâm hàng

đầu của NH là hiệu quả của phương án kinh doanh. Hiện nay, phương án mà DN

xuất trình cho các NH thường mang tính chất đối phó, xây dựng thiếu cơ sở thực

tiễn khó chấp nhận tính khả thi. Cộng thêm việc các báo cáo tài chính của các DNXKVVN gửi cho NH không đúng sự thật, thiếu minh bạch, không được kiểm toán, cách tổ chức hạch tốn khơng tn thủ nguyên tắc kế toán là trở ngại lớn đối với công tác thẩm định và quyết định cho vay của NH. Nhiều DNXKVVN khi đi

báo cáo thuế thì gửi báo cáo tài chính lỗ để tránh thuế nhưng khi gửi báo cáo tài

chính để vay vốn lại có lãi và các báo cáo này đều khơng có kiểm toán. Sự bất nhất trong hai loại báo cáo khiến cho NH mâu thuẫn trong thẩm định các chỉ số tài chính của DN. Trong khi đó, thẩm định phi tài chính lại thiếu dữ liệu thơng tin khiến cho các NH mặc dù đều thực hiện hệ thống phân loại khách hàng, chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ nhưng cũng không đủ độ tin cậy để áp dụng các chính sách tín dụng. Các hóa đơn chứng từ DN xuất trình hoặc khơng có hoặc khơng đủ, các thỏa thuận mua bán thường khơng chính thống, khơng có hợp đồng, nếu có thì các hợp đồng rất lỏng lẻo, sai sót điều này tạo ra tâm lý e ngại cho các NH khi giải ngân vốn.

Hiện nay, trong bối cảnh suy thoái kinh tế, khối DNXKVVN là lĩnh vực dễ bị tác động bất lợi nhất do trình độ quản lý, kinh nghiệm kiểm sốt tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh hạn chế nên NH e ngại khi tiến hành cho vay đối với các DNXKVVN.

Trong cách quản lý điều hành, DNXKVVN chưa áp dụng được phương pháp quản lý hiện đại, chưa có định hướng chiến lược phát triển lâu dài, một số doanh

túng trong quản lý. Nhiều DN làm ăn theo lối gia đình, khơng có ngun tắc kinh doanh dẫn đến mất uy tín đối với đối tác. Nhiều quản lý doanh nghiệp yếu về năng lực quản lý, kỹ năng dự đoán thị trường, họ thiếu hiểu biết về buôn bán quốc tế,

kinh nghiệm xuất khẩu. Mảng kiến thức yếu nhất của các chủ doanh nghiệp là ngoại ngữ và tin học ứng dụng trong kinh doanh, tầm nhìn đổi mới sản phẩm. Hầu hết, các cán bộ quản lý đều cho rằng năng lực quản lý của họ chưa đáp ứng được với yêu

cầu phát triển của doanh nghiệp. Từ đó ngân hàng lo sợ khơng thể kiểm sốt được mức độ an tồn khi giải ngân vốn vì vậy NH từ chối cấp tín dụng.

Khi đem sản phẩm đi xuất khẩu thì việc đổi mới sản phẩm ảnh hưởng rất tích cực đến doanh số tiêu thụ hàng hóa. Nhưng nhiều DNXKVVN chưa coi trong việc cải tiến, đổi mới và phát triển sản phẩm mới hoặc nếu có thì cịn manh mún, phân

tán vì tiềm lực tài chính yếu và thiếu am hiểu về thị hiếu tiêu dùng của thị trường nước ngồi. Họ thường hài lịng với những sản phẩm của mình mà quên mất yếu tố tâm lý người tiêu dùng thay đổi theo thời gian và các đối thủ cạnh tranh trên thế giới ln tìm cách cho ra đời các sản phẩm mới. Điều này cũng làm cho việc tiếp cận

vốn tại các NH thêm khó vì NH đánh giá khơng cao tiềm năng đầu ra của sản phẩm.

Đánh giá phương án kinh doanh của doanh nghiệp nộp hồ sơ vay vốn thì NH

dựa trên đầu vào và đầu ra của sản phẩm. Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thường có đầu vào khơng ổn định chưa chủ động được nguồn nguyên liệu, không

tuân thủ các cam kết thu mua nguyên liệu từ nông dân và gần đây nhất còn đối mặt với thách thức cạnh tranh việc thu mua nguyên liệu của thương nhân Trung Quốc. Vì vậy NH đánh giá DNXKVVN trên khía cạnh ổn định về nguyên liệu đầu vào đã xếp hạng DNXKVVN vào hàng yếu kém càng khiến cho việc tiếp cận vốn thêm khó khăn.

Ngồi ra, DNXKVVN tiếp cận được các thơng tin về chương trình hỗ trợ

vốn cịn rất hạn chế. Số lượng DNXKVVN biết, tiếp cận cũng như thụ hưởng các chương trình hỗ trợ vốn rất thấp so với tổng số DN đang hoạt động và nhu cầu thật

sự của họ. Cụ thể, từ năm 2008 đến 2010 chỉ có 1.940 DN với giá trị vốn hỗ trợ 15.033 tỷ đồng (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011) được hỗ trợ từ Ngân hàng Phát

Triển Việt Nam, còn số lượng DN được hỗ trợ từ Quỹ bảo lãnh tín dụng rất ít. Vì hạn chế thơng tin nên dễ dẫn đến tình trạng thông tin bất cân xứng, tạo điều kiện

cho tham nhũng, ban phát, cơ chế xin - cho trong các chương trình hỗ trợ và bất bình đẳng trong việc đối xử với các DNXKVVN khi tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Nhưng nhiều DN tiếp cận được vốn thì xảy ra tình trạng sử dụng vốn sai mục đích và kém hiệu quả, vay mười đồng thì chỉ hai đồng sử dụng vào mục đích vay, tám đồng chi dùng vào mục đích khác.

Một nguyên nhân khác là do DNXKVVN quá phụ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng, họ luôn nghĩ đến ngân hàng đầu tiên khi tìm kiếm nguồn tài chính bên ngồi cho hoạt động kinh doanh của mình. Họ cho rằng đây là kênh tài chính lớn và phổ biến nhất hiện nay. Cịn các nguồn tài chính khác như cho th tài chính, quỹ bảo lãnh, quỹ đầu tư, quỹ hỗ trợ thì DNXKVVN nhận được rất ít thơng tin và trình độ

hiểu biết để áp dụng rất hạn chế điều này khiến cho việc tiếp cận và sử dụng các

nguồn vốn bên ngoài của doanh nghiệp thêm hạn hẹp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ việt nam (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)