Thực trạng và khó khăn khi DNXKVVN tiếp cận tín dụng tại các ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ việt nam (Trang 46 - 51)

hàng

2.2.1 Thực trạng cấp tín dụng tại các ngân hàng dành cho DNXKVVN 2.2.1.1 Tình hình cho vay đối với các DNVVN 2.2.1.1 Tình hình cho vay đối với các DNVVN

Hiện nay các ngân hàng cũng đã mở rộng quy mơ tín dụng đối với DNVVN thông qua việc chủ động trong việc tiếp cận các DNVVN để nắm bắt nhu cầu vay vốn của DN, cải tiến phương pháp tiếp cận và thẩm định hồ sơ. Thể hiện qua doanh số cho vay đối với các DNVVN tăng lên qua các năm. Vào năm 2011, chính phủ đã ra Nghị quyết 11/NQ-CP/2011 với nhiều giải pháp, trong đó đáng chú ý là thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DNVVN cho nên khối lượng tín dụng dành cho DNVVN tại các NHTM Nhà nước gia tăng mạnh với khối lượng lớn hơn nhiều lần so với các năm trước và cao hơn bình thường so với khối NHTM Cổ phần (Bảng số 2.4).

Bảng số 2.4 Dư nợ tín dụng tại các khối ngân hàng đối với DNVVN

ĐVT: Tỷ đồng

Khối ngân hàng 2008 2009 2010 2011

Khối NHTM Nhà nước 64,101 140,346 218,488 18,743,895

Khối NHTM Cổ phần 411,647 887,411 838,897 1,250,380

Khối NH Liên Doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài

25,039 42,306 55,053 78,264

Tổng dư nợ 500,787 1,070,063 1,112,438 20,072,539

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Trong hoạt động cho vay đã có biện pháp theo dõi sát sao hoạt động sản xuất kinh doanh của DNVVN để tạo điều hiện cho DN sử dụng vốn vay hiệu quả. Mặc dù đã có những thay đổi nhất định trong nhận thức và cũng như có chính sách mở

tổng dư nợ tín dụng đối với DNVVN cũng chưa xứng tầm với quy mô phát triển và nhu cầu vốn của DNVVN. Kỳ hạn cho vay chủ yếu vẫn tập trung vào các kỳ hạn ngắn hơn là cho vay trung và dài hạn (Bảng số 2.5).

Bảng số 2.5 Dư nợ tín dụng tại các khối ngân hàng phân theo kỳ hạn đối với DNVVN

ĐVT: Tỷ đồng

Thời hạn cho vay 2008 2009 2010 2011

Ngắn hạn 325,511 652,739 622,965 5,018,135

Trung hạn 100,158 236,484 294,796 10,839,171

Dài hạn 75,118 180,840 194,677 4,215,233

Tổng dư nợ 500,787 1,070,063 1,112,438 20,072,539

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

2.2.1.2 Tình hình cho vay đối với DNXKVVN

Những năm gần đây tuy đã có những bước tiến đáng kể trong hoạt động tín dụng đối với DNXKVVN cụ thể là số dư cho vay đối với DNXKVVN đã gia tăng

qua từng năm đặc biệt là năm 2011 khi chính sách khuyến khích xuất khẩu đối với DNVVN được triển khai. Tuy nhiên, doanh số cho vay vẫn còn thấp và chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của DN (Bảng số 2.6). Tỉ trọng doanh số cho vay trong tổng

dư nợ của toàn nền kinh tế chỉ chiềm khoảng 1%. Mặc dù, hằng năm các NHTM vẫn có những chương trình cho vay hỗ trợ xuất khẩu với lãi suất ưu đãi nhưng tỉ lệ này trong tổng dư nợ cho vay của DNXKVVN rất thấp khoảng 30.000 tỷ năm 2010 (Ngân hàng Nhà nước, 2011).

Bảng số 2.6 Dư nợ tín dụng tại các khối ngân hàng đối với DNXKVVN

ĐVT: Tỷ đồng

Khối ngân hàng 2008 2009 2010 2011

Khối NHTM Nhà nước 13,461 35,087 65,547 5,623,169

Khối NHTM Cổ phần 86,446 212,979 226,502 400,122

Khối NH Liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

5,258 10,576 15,415 20,349

Khối lượng tín dụng dành cho DNXKVVN chủ yếu là ở các kỳ hạn ngắn, trung hạn và dài hạn chỉ chiếm khoảng 20% trong tổng khối dư nợ dành cho DNXKVNN. Trong năm 2011 khối lượng tín dụng trung hạn tăng lên đáng kể nhờ chính sách hỗ trợ dành cho DNVVN đặc biệt là khu vực xuất khẩu (Bảng số 2.7).

Bảng số 2. 7 Dư nợ tín dụng tại các khối ngân hàng phân theo kỳ hạn đối với DNXKVVN

ĐVT: Tỷ đồng

Thời hạn cho vay 2008 2009 2010 2011

Ngắn hạn 67,306 157,771 172,179 1,510,910

Trung hạn 21,033 56,901 81,478 3,263,565

Dài hạn 16,826 43,970 53,806 1,269,165

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Hoạt động tài trợ trước xuất khẩu cho vay dựa trên hợp đồng ngoại thương,

chứng từ xuất khẩu vẫn yêu cầu bất động sản làm tài sản thế chấp, cho vay tín chấp hoặc thế chấp bằng hàng hóa chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong tổng dư nợ cho vay đối với DNXKVVN. Tài trợ cho xuất khẩu phần lớn là các chương trình tài trợ sau xuất khẩu như chiết khấu chứng từ L/C, D/P, D/A.

Số lượng NHTM triển khai dịch vụ bao thanh toán đã gia tăng như ngân hàng Kỹ Thương (Techcombank), Á Châu (ACB), Ngoại Thương Việt Nam (VCB), Sài Gịn Thương Tín (Sacombank), Phương Đông (OCB), Xuất Nhập Khẩu

(Eximbank), Quốc Tế (VIB), Đông Nam Á (Seabank), Việt Á, Nam Á, Phát Triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh (HDB), Phát Triển Nhà Hà Nội (Habubank), Hàng Hải (MSB)… Trong số này, có 4 ngân hàng tham gia vào FCI: Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Kỹ Thương, Ngân hàng TMCP Á Châu và Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín. Nhưng do trong giai đoạn đầu triển khai, e ngại rủi ro, trình độ nhân lực chưa đáp ứng, mối quan hệ với quốc tế còn yếu nên các NH chủ yếu thực hiện dịch vụ bao thanh toán trong nước có truy địi và chưa phát triển mạnh nghiệp vụ này.

Trong năm 2011, tỷ lệ nợ xấu chiếm của DNXKVVN chiếm khoảng 2% trong tổng số nợ xấu của toàn nền kinh tế (Bảng 2.8). Tuy nhiên, nguy cơ tỷ lệ nợ xấu sẽ gia tăng vào năm 2012 khi mà lãi suất vẫn còn ở mức cao, nền kinh tế thế giới vẫn cịn chìm trong khủng hoảng khiến hoạt động xuất khẩu ngưng trệ và gặp nhiều khó khăn.

Bảng số 2.8 Tỷ lệ nợ xấu của DNXKVVN tại các khối ngân hàng

Khối ngân hàng Tỷ lệ

Khối NHTM Nhà Nước 3.2%

Khối NHTM Cổ Phần 2.3%

Khối NH Liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài 1.2%

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

2.2.2 Những khó khăn khi DNXKVVN tiếp cận vốn ngân hàng

Tỉ lệ DNXKVVN cần vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm

đến 45% và mặc dù 80% số doanh nghiệp nộp hồ sơ vay đã nhận được phần nào

khoản tín dụng chính thức nhưng 57% vẫn cho rằng họ vẫn cần thêm vốn vay (CIEM, 2010). Tỷ lệ các DNXKVVN được bảo lãnh tín dụng quá nhỏ, chỉ khoảng 1%, khơng có doanh nghiệp nào sử dụng cho th tài chính (VCCI, 2011).

Các yếu tố khiến DN khó tiếp cận vốn có cả yếu tố đến từ phía bản thân các DN và cả từ phía NH. Có 13 yếu tố khiến DN không tiếp tiếp cận được với vốn vay ngân hàng, trong đó yếu tố khơng có đủ tài sản thế chấp, lãi suất cao, và thời hạn vay ngắn là các yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất (thang điểm được cho từ 1(ảnh hưởng thấp nhất) đến 5 (ảnh hưởng cao nhất) (Bảng số 2.9).

Bảng số 2.9 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn

Yếu tố Tổng

Không đủ tài sản thế chấp 3.94

Giấy tờ chứng minh tài sản không hợp lệ 3.03 Quy định quá chặt của ngân hàng 3.14

Báo cáo tài chính có kiểm tốn 2.54

Khó chứng minh kỹ năng quản lý 2.37

Khoản vay trị giá thấp 2.89

Thời gian vay ngắn 3.4

Lãi suất quá cao 3.65

Trình độ nhân viên tín dụng yếu 2.72

Sự thiên vị của ngân hàng 3.24

Thủ tục rườm rà 3.27

Nhũng nhiễu của cán bộ tín dụng 2.18 Nguồn UNIDO

2.2.2.1 Xuất phát từ phía DNXKVVN

Yếu tố tài sản thế chấp được cho là có ảnh hưởng lớn nhất đến việc tiếp cận vốn. Hầu hết các ngân hàng đều bắt buộc các khoản vay của DNXKVVN phải có tài sản thế chấp là bất động sản nhưng thực tế chỉ có khoảng 49% DN có bất động sản

để thế chấp, và chỉ có 32,3% DN được chấp thuận cho sử dụng máy móc và 13,3%

là sử dụng hàng tồn kho để thế chấp (CIEM, 2010). Hiện nay số ngân hàng chấp nhận cho vay tín chấp dựa trên L/C rất ít và chủ yếu là các ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cho vay xuất khẩu ví dụ ngân hàng Eximbank.

Hoặc trường hợp mặc dù có tài sản nhưng các giấy tờ chứng minh nguồn gốc không hợp lệ, hoặc khơng rõ ràng, các báo cáo tài chính của DN chưa kiểm tốn khiến NH khơng thể dựa vào đó làm căn cứ để đánh giá rủi ro khi giải ngân vốn; kỹ năng quản lý của DNXKVVN cịn yếu, nặng tính gia đình, phương án kinh doanh khơng được định lượng, khơng chứng minh được tính khả thi là các yếu tố cản trở

việc mở rộng tín dụng NH đối với DNXKVVN.

2.2.2.2 Yếu tố xuất phát từ phía NH

Lãi suất vay NH áp dụng cho DNXKVVN khá cao khiến họ không thể vay

được vốn. Nhiều DNXKVVN khi tiếp cận với ngân hàng đều rất khó vay vốn hoặc

là không vay được hoặc vay được thì với lãi suất rất cao và kèm với nhiều điều kiện ràng buộc khiến các DN không dám vay. Nếu DN muốn vay lãi suất ưu đãi thì cần

phải đáp ứng các điều kiện như phải có quan hệ với NH ít nhất từ ba năm trở lên,

phải bán nguồn USD thu được từ hoạt động xuất khẩu cho NH theo giá niêm yết

cho dù giá thực tế trên thị trường có thể biến động cao hơn nhiều lần so với giá

niêm yết. Có trường hợp DN được vay vốn với lãi suất thấp tuy nhiên ngân hàng chỉ cho vay với thời gian ngắn (03 tháng) và điều chỉnh lãi theo lãi suất theo thời điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ việt nam (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)