Quản trị nguồn vốn tại Vietcombank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 71)

2.3 Thực trạng huy động vốn tại Vietcombank

2.3.5 Quản trị nguồn vốn tại Vietcombank

2.3.5.1 Mức độ an toàn vốn

Bảng 2.13: Một số chỉ tiêu an toàn trong hoạt động của Vietcombank giai đoạn 2008-2011

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR 8.90% 8.11% 9.0% 11.14% Dư nợ cho vay/Nguồn vốn huy động 70.50% 83.57% 84.88% 86.64% Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 4.61% 2.47% 2.83% 2.03%

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank giai đoạn 2008-2011

Đồ thị 2.12: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR Vietcombank giai đoạn 2008-2011

Theo thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010, NHNN quy định các TCTD phải đảm bảo chỉ số CAR tối thiểu là 9%. Đối với Vietcombank, đây là thành viên có tỷ lệ lợi nhuận rịng trên vốn chủ sở hữu (ROE) ln dẫn đầu khối ngân hàng quốc doanh và trong Top 5 các ngân hàng thương mại cổ phần trong những năm gần đây. Hệ số CAR từ năm 2008 trở về trước luôn đạt trên 8%.Thế nhưng sự chật vật của Vietcombank trong đảm bảo yêu cầu CAR tối thiểu bắt đầu khó khăn từ năm 2009, và có những thời điểm thấp hơn cả 8%. Nguyên do là ngân hàng phải thực hiện theo

8.9% 8.11% 9% 11.14% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 2008 2009 2010 2011

hướng dẫn mới của NHNN về xác định vốn tự có (Cơng văn số 7634/NHNN-TCKT ngày 30/9/2009), trong đó có những điều chỉnh về chỉ tiêu và giới hạn xác định vốn cấp 1 và vốn cấp 2. Nhưng nguyên nhân chính được ngân hàng này nhấn mạnh trong các giải trình trước cổ đơng là do chưa được tăng vốn điều lệ nên khó khăn trong việc cải thiện vốn chủ sở hữu. Ở đây, Vietcombank vướng phải rào cản “thí điểm” cổ phần hóa, trong đó có ràng buộc về việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược trước khi thực hiện tăng vốn…Đến tháng 9/2010, sau khi tích cực cơ cấu lại danh mục tài sản, CAR của Vietcombank chỉ đạt 8.17%. Để đáp ứng yêu cầu CAR trên 9% theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN, Vietcombank đã tiến hành tăng vốn điều lệ từ 17,587 tỷ đồng lên 19,698 tỷ đồng vào 17/8/2011. Sau khi tăng vốn, CAR của Vietcombank đã đạt 11.14%. Tham khảo tỷ lệ CAR của một số ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam năm 2011 (phụ lục 5) ta thấy nếu so với quy định về tỷ lệ CAR theo thơng tư 13/2010/TT-NHNN thì có nhiều ngân hàng đã đạt được tỷ lệ 9% .

2.3.5.2 Khả năng thanh khoản:

Bảng 2.14: Khả năng thanh khoản của Vietcombank giai đoạn 2008-2011

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1 Dư nợ cho vay/Nguồn vốn

huy động 70.50% 83.57% 84.88% 86.64%

2 Tài sản thanh khoản/Tổng nợ

phải trả 30.47% 31.90% 32.43% 25.99%

3 Tăng trưởng tiền gửi 10.48% 5.92% 22.93% 16.02% 4 Tăng trưởng tín dụng 15.53% 25.56% 24.85% 18.44%

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank giai đoạn 2008-2011

Khả năng thanh khoản của Vietcombank có chiều hướng giảm qua các năm, với tỷ lệ dư nợ trên nguồn vốn huy động tăng dần qua các năm điều này là do tốc độ tăng trưởng dư nợ luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động. Từ năm 2008 đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng tiền gửi tăng từ 10.48% tăng lên 22.93% trong khi đó tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng từ 15.53% lên đến 24.85%. Đây cũng là tình hình chung của các NHTM trong giai đoạn hiện nay, khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, và mặc dù lãi suất huy động cũng được ngân hàng nâng lên để giữ vững nguồn vốn nhưng một bộ phận đáng kể nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư đã chảy vào các kênh khác

do lo sợ sự mất giá của đồng tiền như mua vàng cất trữ, mua đất, mua nhà.

Trong bảng 2.14 trên có chỉ tiêu đáng lưu ý đó là chỉ tiêu dư nợ/nguồn vốn huy động. Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động là một trong những tỷ lệ thanh khoản được sử dụng trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng. Ta thấy một sự gia tăng tỷ lệ này có nghĩa là ngân hàng giảm đi khả năng bảo vệ mình trước nguy cơ rút tiền gửi đột ngột bởi các khoản cho vay là tài sản kém linh hoạt. Bảng số liệu trên, ta thấy từ năm 2009 đến năm 2011, tỷ lệ này luôn trên 80%, chưa đảm bảo yêu cầu theo thông tư số 13/2010/TT-NHNN.

Tuy nhiên một tỷ lệ cấp tín dụng cao trên nguồn vốn huy động cũng khơng hoàn toàn đồng nghĩa với việc khả năng thanh khoản của ngân hàng kém nếu chất lượng các khoản vay này tốt. Do vậy mà chỉ tiêu này thường được dùng kết hợp với các tỷ lệ thanh khoản khác như tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản cao trên tổng nợ phải trả. Ta thấy, công tác quản lý thanh khoản của ngân hàng luôn được đảm bảo, tỷ lệ tài sản thanh khoản/tổng nợ phải trả luôn được đảm bảo và dao động ở mức 25.99% đến 32.43% qua các năm đang nghiên cứu.

2.4 Khảo sát ý kiến đánh giá của khách hàng về hoạt động huy động vốn của Vietcombank Vietcombank

Bên cạnh việc đánh giá về công tác huy động vốn của Vietcombank thơng qua phân tích kết quả hoạt động qua các năm, luận văn đã thực hiện khảo sát ý kiến một số khách hàng cá nhân tại Vietcombank. Chi nhánh được chọn để phát phiếu khảo sát là Vietcombank Đồng Nai. Các khách hàng được lựa chọn để phát phiếu khảo sát phần lớn có mở nhiều tài khoản tại nhiều chi nhánh của Vietcombank, điều này sẽ giúp việc khảo sát được đồng bộ và khách quan, phản ánh đánh giá của khách hàng về hoạt động huy động vốn của không chỉ riêng Vietcombank Đồng Nai mà của cả hệ thống Vietcombank.

Kết quả khảo sát tại bảng 2.15 cho thấy số khách hàng hài lòng về chất lượng huy

động vốn của Vietcombank CN Đồng Nai là 40.29% khách hàng, 51.09% khách hàng thấy bình thường đối với chất lượng huy động vốn của Vietcombank CN Đồng Nai.

Một số khách hàng vẫn chưa hài lòng với dịch vụ huy động vốn (4.09% trong tổng số khách hàng được khảo sát). Nguyên nhân nằm ở chỗ thời gian giao dịch của ngân hàng còn chưa nhanh (chỉ 43.95% khách hàng hài lòng với thời gian giao dịch, 40.67% khách hàng cho là thời gian giao dịch huy động vốn bình thường và 11.06% cho là chưa nhanh). Bên cạnh đó thái độ và tính chun nghiệp của nhân viên giao dịch chưa làm hài lòng 100% khách hàng, thể hiện qua kết quả là 40.74% khách hàng hài lòng với thái độ của nhân viên giao dịch tiền gửi, 48.63% khách hàng hài lịng với tính chun nghiệp của nhân viên giao dịch tiền gửi.

Bảng 2.15 : Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của khách hàng về hoạt động huy động vốn của Vietcombank CN Đồng Nai

Ý kiến khách hàng Hài lịng/Tốt Bình thường/Khá Chưa hài lịng/Kém Khơng ý kiến Thời gian giao dịch tiền

gửi 43.95% 40.67% 11.06% 4.32%

Thái độ nhân viên trong

giao dịch 40.74% 50.65% 5.91% 2.70%

Tính chuyên nghiệp của

nhân viên giao dịch 48.63% 42.90% 5.35% 3.12%

Mức độ hài lòng về chất

lượng huy động tiền gửi 40.29% 51.09% 4.09% 4.53%

Thủ tục 47.18% 41.86% 9.27% 1.69%

Ngoài ra, thủ tục giao dịch trong huy động vốn của chi nhánh cũng chưa làm hài lòng tất cả khách hàng thể hiện qua 9.27% khách hàng đã đánh giá họ chưa hài lòng về thủ tục giao dịch của Vietcombank CN Đồng Nai chỉ có 47.18% khách hàng cảm thấy hài lòng với thủ tục giao dịch này.

Bên cạnh việc tập hợp ý kiến khách hàng về chất lượng hoạt động huy động vốn của Vietcombank CN Đồng Nai, kết quả cuộc thăm dò cũng đã vẽ ra được bức tranh về cơ cấu khách hàng giao dịch dịch vụ huy động vốn tại chi nhánh, thể hiện nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm và chính sách liên quan huy động vốn, đồng thời cũng minh chứng nguy cơ cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn khi các kênh đầu tư khác được khách hàng chọn lựa nhiều (Các kết quả khảo sát được thể

hiện trong phụ lục 2 và được phân tích trong phụ lục 3). Để nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng cường hoạt động huy động vốn, Vietcombank cần lưu ý đến các phân tích này khi đưa ra các giải pháp hữu hiệu trong tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay.

2.5 Đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế trong công tác huy động vốn tại Vietcombank tại Vietcombank

Qua phân tích thực trạng nguồn vốn huy động của Vietcombank giai đoạn 2008- 2011, chúng ta thấy về cơ bản hoạt động huy động vốn có xu hướng tăng trưởng ổn định đảm bảo một hoạt động kinh doanh tổng thể, an tồn cho ngân hàng từ đó mang lại kết quả kinh doanh tốt cho ngân hàng.

2.5.1. Những kết quả đạt được

- Vietcombank ln cố gắng tìm mọi biện pháp để đẩy mạnh nguồn vốn huy động như tăng cường chính sách chăm sóc khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm huy động…đồng thời Vietcombank còn chủ động huy động vốn lớn từ các định chế tài chính và các TCTD trong nước để bổ sung nguồn vốn kinh doanh.

- Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển huy động vốn từ các tổ chức tài chính và doanh nghiệp. Trong những năm qua,Vietcombank đặc biệt chú trọng tăng trưởng đối tượng khách hàng cá nhân và kết quả là số lượng khách hàng cá nhân gửi tiền có chiều hướng tăng đến cuối năm 2011 với khoảng 6 triệu khách hàng, Vietcombank phấn đấu tăng cường nguồn vốn từ khách hàng cá nhân được bền vững và đây cũng là mục tiêu, nền tảng lâu dài để thúc đẩy các mặt hoạt động khác, giữ vững hình ảnh và thương hiệu của Vietcombank.

- Năm 2010 huy động vốn Vietcombank tăng trưởng lớn so với năm 2009 và đạt

được những thành tích đáng khích lệ. Huy động vốn của Vietcombank hoàn thành chỉ tiêu được giao (tăng 23% so với năm 2009). Thành tích đáng khích lệ này chủ yếu là do trong năm Vietcombank đã tích cực đánh giá đúng thực trạng huy động vốn tại đơn vị, đồng thời đề ra các giải pháp sáng tạo, thiết thực, phù hợp với tình hình hoạt động, xây dựng cơ chế động lực khuyến khích đẩy mạnh cơng tác huy động vốn. Năm 2011, thị trường huy động vốn có nhiều biến động phức tạp với một loạt biện pháp mạnh tay của Ngân hàng Nhà nước nhằm đưa thị trường vốn về trạng thái

ổn định và thực hiện nghiêm túc trần lãi suất huy động. Huy động vốn từ nền kinh tế đạt 241,700 tỷ đồng tăng 16% so với năm 2010, cao hơn tốc độ tăng trưởng toàn hệ thống đạt 96.7% kế hoạch đề ra.

- Vietcombank đã không ngừng nâng cấp, mở rộng các điểm giao dịch. Hiện nay, Vietcombank có mạng lưới chi nhánh rộng khắp các trung tâm kinh tế xã hội trên tồn quốc với 382 chi nhánh và phịng giao dịch, tạo cơ hội phát triển các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng nhằm nắm bắt nhiều cơ hội kinh doanh hơn và thu hút được nhiều khách hàng hơn, mở rộng thị trường và phát triển hoạt động kinh doanh nhất là trong lĩnh vực huy động vốn.

- Bên cạnh đó Vietcombank cũng chú trọng đến việc mở rộng các kênh quảng bá,

giới thiệu sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Các sự kiện, các chương trình, các sản phẩm dịch vụ huy động vốn của ngân hàng liên tục được cập nhật đến khách hàng trên các phương tiện truyền thông tin như tivi, đài tiếng nói, báo mạng...như chương trình Du xuân cùng Vietcombank, Quốc khánh trọn niềm vui, Tiết kiệm 15 tháng-sở hữu căn hộ cao cấp…

- Chính sách phát triển nguồn nhân lực của Vietcombank trong thời gian gần đây đã rất linh hoạt giúp phát huy được hiệu suất làm việc và xây nên diện mạo mới năng động cho toàn bộ mạng lưới Vietcombank. Hàng năm Vietcombank đều tổ chức cuộc thi “Nụ cười Vietcombank”, “Phòng giao dịch văn minh hiệu quả”, “Giao dịch viên xuất sắc” nhằm chuẩn hóa các kỹ năng giao tiếp, phong cách phục vụ khách hàng, đồng thời tôn vinh các giao dịch viên xuất sắc, các phịng giao dịch có chất lượng tốt, nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn. Tính đến 31.12.2011 số nhân lực của Vietcombank là 12,565 người, tỷ lệ cán bộ ở độ tuổi 30 là 58%, tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học và trên đại học là 85%.

- Tạo dựng văn hóa Vietcombank trong mỗi nhân viên. Mỗi nhân viên phải luôn hành động để xứng đáng với vị thế “Ngân hàng hàng đầu vì Việt Nam thịnh vượng”, luôn ý thức về việc giới thiệu, bán sản phẩm ngân hàng mọi lúc mọi nơi trong giờ làm việc cũng như ngoài giờ làm việc.

của NHNN, Hội đồng quản trị. Hiện nay, Vietcombank quản lý thanh khoản hàng ngày, dựa trên chiến lược đã được Hội đồng quản trị phê duyệt, các hạn mức và giới hạn thanh khoản được ban lãnh đạo thông qua. Quản lý thanh khoản ngắn hạn được thực hiện căn cứ vào báo cáo khe hở kỳ hạn thanh toán (cung thanh khoản-cầu thanh khoản), dự đoán các khoản mục trên bảng tổng kết tài sản, từ đó đưa ra quyết định thích hợp. Quản lý thanh khoản dài dạn được thực hiện thông qua quy định giới hạn các chỉ số thanh khoản rút ra từ bảng tổng kết tài sản và có biện pháp thực hiện mục tiêu đó.

2.5.2 Những hạn chế:

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, huy động vốn Vietcombank còn nhiều hạn chế phải khắc phục để có thể tăng trưởng nguồn vốn huy động theo định hướng hoạt động ngân hàng.

- Huy động vốn từ dân cư của Vietcombank gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là cơ chế động lực trong huy động vốn và áp lực cạnh tranh lãi suất của khối các ngân hàng TMCP. Huy động vốn dân cư năm 2011 tuy có tăng về quy mô nhưng tốc độ tăng trưởng giảm so với năm 2010, năm 2010 tăng 28.47%, năm 2011 tăng 22.96%. - Sản phẩm huy động vốn của Vietcombank cịn chưa thật sự đa dạng, tính tiện ích chưa cao, chưa thiết kế riêng biệt cho từng đối tượng khách hàng khác nhau. Các hình thức bán chéo sản phẩm tuy đã áp dụng nhưng chưa thực sự thu hút sự quan tâm của khách hàng.

- Thủ tục gửi tiền, lĩnh tiền khá phức tạp làm kéo dài thời gian giao dịch cũng như tạo tâm lý chưa thoải mái, e ngại cho khách hàng. Một số chi nhánh cịn có thái độ cục bộ với khách hàng của chi nhánh khác cùng hệ thống và tình trạng tranh giành khách hàng giữa các chi nhánh của Vietcombank.

- Chất lượng các dịch vụ hỗ trợ cho huy động vốn còn nhiều hạn chế:

Dịch vụ thanh toán: Tốc độ xử lý các giao dịch khác hệ thống và quốc tế còn chậm, chưa chú trọng quảng cáo, giới thiệu dịch vụ chuyển tiền quốc tế đến khách hàng.

ngày lễ, tết vẫn còn xảy ra gây tâm lý không tốt cho khách hàng. Tình trạng máy ATM đang trong quá trình nâng cấp, hết giấy in hóa đơn, máy nuốt thẻ, giao dịch không thành công nhưng tài khoản bị trừ tiền, rút tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thơng, xử lý q trình tra sốt khiếu nại chậm (tiền của khách hàng nhiều khi đến hơn 3 tháng mới trả lại).

Dịch vụ ngân hàng hiện đại: Tính năng của các dịch vụ SMS, Home banking, Internet Banking mới chỉ ở mức độ thông tin cho khách hàng, chưa thể hiện được chức năng của kênh phân phối hiện đại như giúp khách hàng chủ động thanh toán mua vé máy bay, vé tàu...

- Hoạt động marketing tuy đã cải thiện trong những năm gần đây, tuy nhiên chưa thật sự chuyên nghiệp và hiệu quả. Hoạt động marketing của ngân hàng còn rất nhiều điểm cần tiếp tục cải tiến. Hoạt động nghiên cứu thị trường, nhu cầu của khách hàng, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh chưa được tiến hành thường xuyên và có hệ thống. Chưa xác định được chiến lược khách hàng phù hợp với tình hình thực tế của ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)