Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 44)

2.2 Giới thiệu Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

2.2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank

2.2.3.1 Kết quả kinh doanh

Năm 2011, cũng là một năm ngành Ngân hàng cũng phải đối mặt với khơng ít khó khăn, thử thách như: Nợ xấu tăng cao, thanh khoản căng thẳng ở một số ngân hàng, lãi suất, tỷ giá và giá vàng biến động phức tạp. Tuy nhiên với sự đồng tâm hiệp lực của các đơn vị trong hệ thống, sự sát sao và quyết liệt trong chỉ đạo điều hành của Ban lãnh đạo, sự ủng hộ nhiệt tình của các cổ đơng, Vietcombank đã đạt được những kết quả kinh doanh khả quan.

Bảng 2.2 :Tình hình tài sản và vốn chủ sở hữu của Vietcombank giai đoạn 2008- 2011

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tổng tài sản 222,090 255,496 307,621 366,722

Vốn chủ sở hữu 13,946 16,710 20,737 28,639

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank giai đoạn 2008-2011

Đồ thị 2.1: Tình hình tài sản và vốn chủ sở hữu Vietcombank giai đoạn 2008- 2011

Năm 2008 tổng tài sản của Vietcombank là 222,090 tỷ đồng, năm 2009 là 255,496 tỷ đồng tăng 15.04% so với năm 2008, năm 2010 đạt 307,621 tỷ đồng đến thời điểm 31/12/2011 tổng tài sản lại tiếp tục tăng cao với 366.722 tỷ đồng tăng 19.21% so với năm 2010 vượt 4.2% kế hoạch Đại hội đồng cổ đông giao (kế hoạch tăng 15%). Cùng với việc tăng tổng tài sản thì vốn chủ sở hữu Vietcombank cũng được bổ sung tương ứng. Năm 2011 vốn chủ sở hữu đạt 28,639 tỷ đồng tăng 38.10% so với năm 2010.

Bảng 2.3 : Một số chỉ tiêu tổng quát về kết quả kinh doanh của Vietcombank giai đoạn 2008-2011

ĐVT: Tỷ Đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tổng thu thuần 8,940 9,287 11,531 14,871

Chi phí hoạt động (2,592) (3,494) (4,578) (5,700)

Lợi nhuận sau thuế 2,728 3,945 4,303 4,217

ROA(%) 1.29% 1.64% 1.50% 1.25%

ROE(%) 19.74% 25.58% 22.55% 17.08%

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank giai đoạn 2008-2011

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

222,090 255,496

307,621

366,722

13,946 16,710 20,737 28,639

Vietcombank không ngừng tăng trưởng qua các năm. Lợi nhuận năm 2008 đạt 2,728 tỷ đồng, năm 2009 tăng mạnh đạt 3,945 tỷ đồng với mức tăng 44.61%, năm 2010 tăng 9.07% đạt mức 4,303 tỷ đồng. Tuy nhiên năm 2011, lợi nhuận có giảm, chỉ bằng 98% so với năm 2010 do nhiều yếu tố như: lạm phát, thị trường tài chính biến động giá vàng tăng, thị trường chứng khoán suy giảm tác động đến toàn hệ thống ngân hàng và Vietcombank.

2.2.3.2 Về quy mô hoạt động:

Bảng 2.4: Quy mô hoạt động của Vietcombank giai đoạn 2008-2011

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Vốn huy động 159,989 169,457 208,320 241,700

Dư nợ cho vay 112,793 141,621 176,814 209,418

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank giai đoạn 2008-2011

Đồ thị 2.2: Quy mô hoạt động của Vietcombank giai đoạn 2008-2011 Nguồn vốn huy động đóng vai trò rất quan trọng trong kinh doanh ngân hàng. Vốn huy động tăng, ngân hàng đẩy mạnh cho vay trên cơ sở sử dụng an toàn và hiệu quả đồng vốn. Trong những năm qua, Ngân hàng Vietcombank đã rất quan tâm đến cơng tác huy động vốn, đa dạng hóa nguồn vốn bằng việc thực hiện các hình thức, biện pháp, kênh huy động vốn từ các nguồn trong mọi thành phần kinh tế xã hội bao gồm huy động tiết kiệm dự thưởng, phát hành giấy tờ có giá…Nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên từ 159,989 tỷ đồng năm 2008 đến 241,700 tỷ đồng năm 2011 tăng 16% so với năm 2010 cao hơn tốc độ tăng trưởng toàn hệ thống (toàn hệ thống:

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 159,989 169,457

208,320 241,700

112,793 141,621

176,814

209,418

11%), đạt 96.7% kế hoạch đề ra.

Với vai trò là một NHTM lớn, bên cạnh việc tuân thủ thực hiện chính sách tăng

trưởng của NHNN, Vietcombank ln linh hoạt theo sát tình hình thị trường để điều chỉnh hoạt động tín dụng cho phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Dư nợ tín dụng năm 2008 là 112,793 tỷ đồng, năm 2009 là 141,621 tỷ đồng tăng 25.56%, đến 31.12.2011 dư nợ đạt 209,418 tỷ đồng tăng 18.4% hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra, duy trì được thị phần gần 8.1% toàn ngành ngân hàng.

Tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank giảm qua các năm. Vietcombank thường xuyên chú trọng quản lý chất lượng tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 4.61% năm 2008 xuống còn 2.03% năm 2011 thấp hơn so với mục tiêu đề ra 2.8%.

Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank giai đoạn 2008-2011 ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Dư nợ cho vay 112,793 141,621 176,814 209,418

Nợ xấu 5,199 3,498 5,003 4,251

Nợ xấu/Tổng dư nợ 4.61% 2.47% 2.83% 2.03%

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank giai đoạn 2008-2011

2.2.3.3 Về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ:

Tình hình kinh tế thế giới và trong nước năm 2011 nhiều bất ổn, việc quy định hạn chế đối với các đối tượng cho vay nhập khẩu của Nhà nước đã gây khơng ít khó khăn cho hoạt động thanh tốn XNK nói chung. Tuy nhiên, với những lợi thế về thương hiệu, sản phẩm và nguồn nhân lực có chất lượng cao, hoạt động thanh toán XNK của Vietcombank vẫn duy trì được đà tăng trưởng đáng khích lệ và giữ vị trí đứng đầu. Hoạt động thanh tốn xuất nhập khẩu có xu hướng tăng với doanh số thanh toán qua Vietcombank đạt 38.8 tỷ USD, tăng 25.5% so với năm 2010, chiếm thị phần 19.2% trong tổng kim ngạch XNK cả nước. Đặc biệt, doanh số thanh toán xuất khẩu qua Vietcombank tăng mạnh (32.3%) so với năm ngoái, chiếm 22.6% thị phần cả nước. Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank trải rộng trên khắp các thị trường Mỹ, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc

và Châu Âu…

Nhằm phát huy tốt vai trị đầu mối thanh tốn xuất nhập khẩu, năm 2011 mặc dù gặp nhiều khó khăn, Vietcombank vẫn duy trì được doanh số mua bán ngoại tệ ở mức xấp xỉ 34.5 tỷ USD. Vietcombank cũng đã đa dạng hóa nhiều sản phẩm và triển khai nhiều giải pháp để khai thác các nguồn ngoại tệ nhằm thực hiện đúng các cam kết thanh toán, đảm bảo ngoại tệ cho các khách hàng nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu cho nền kinh tế.

2.3 Thực trạng huy động vốn tại Vietcombank

2.3.1 Thị phần và năng lực cạnh tranh của Vietcombank về huy động vốn 2.3.1.1 Mạng lưới hoạt động của các NHTM 2.3.1.1 Mạng lưới hoạt động của các NHTM

Bảng 2.6: Mạng lưới hoạt động một số NHTM lớn (đến 30/11/2011) Ngân hàng CN,PGD Ngân hàng CN,PGD Agribank 2,326 ACB 325 Vietinbank 1,100 TCB 318 Vietcombank 382 MBB 168 BIDV 629 MSB 230

Nguồn: Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 của các NHTM

Đồ thị 2.3: Mạng lưới hoạt động một số NHTM lớn (đến 30/11/2011)

Từ khi Việt Nam mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới thì hệ thống NHTM Việt Nam cũng phát triển cùng với sự phát triển nền kinh tế, tính đến 31/12/2011, tại Việt Nam có 1 NHTM nhà nước, 1 ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, 41 NHTM cổ phần, 48 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, 5 ngân hàng liên

2,326 1,100 629 382 325 318 230 168 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500

AGRB CTG BIDV VCB ACB TCB MSB MBB CN,PGD

doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 48 văn phòng đại diện nước ngồi, 17 cơng ty tài chính, 13 cơng ty cho th tài chính.

Mạng lưới các NHTM lớn có số lượng tập trung rộng khắp đất nước trong đó: Agribank có mạng lưới lớn nhất với 2,326 CN,PGD tại tất cả các xã, quận, huyện của các tỉnh. Vietinbank có mạng lưới lớn thứ hai với 1,100 CN,PGD tại các tỉnh, vị trí tiếp theo của các ngân hàng lần lượt theo thứ tự: BIDV(629 CN,PGD), Vietcombank (382 CN,PGD), ACB (325 CN,PGD), TCB (318 CN,PGD). Trong đó, Vietcombank và BIDV đều có cơng ty con hoặc văn phịng đại diện tại thị trường nước ngoài. Vietcombank có mạng lưới hoạt động lớn thứ 4, chỉ sau Agribank, Vietinbank và BIDV. Tận dụng lợi thế về mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước với 78 chi nhánh, 304 phòng giao dịch và 1,700 máy ATM, Vietcombank đã phát triển các dịch vụ ngân hàng cốt lõi về sản phẩm điện tử như ngân hàng trực tuyến, dịch vụ ngân hàng SMS, máy nộp tiền hay thẻ Master nhằm thu hút một lượng khách hàng lớn. Dự kiến đến cuối năm 2012, Vietcombank còn tăng cường triển khai thêm mạng lưới giao dịch là 81 Chi nhánh và PGD, khách hàng có thể thuận tiện giao dịch dịch vụ huy động vốn của Vietcombank.

Một trong những lợi thế cạnh tranh quan trọng của khối NHTMNN so với NHTMCP và NHNN&LD đó chính là mạng lưới hoạt động. Nhóm NHTMNN gồm 1 ngân hàng: Agribank. Tuy nhiên, do Vietcombank, Vietinbank, BIDV, MHB có tỷ lệ cổ phần do Nhà nước nắm giữ cao (Vietcombank: 90.72% , Vietinbank chiếm 90%, BIDV chiếm 95% và MHB chiếm 91.26%) và có nền tảng từ NHTMNN nên tạm xếp vào nhóm NHTMNN). Trong bối cảnh cạnh tranh trên cùng một mặt bằng lãi suất, mạng lưới rộng khắp sẽ là một lợi thế lớn. Hệ thống mạng lưới của các NHTMNN đã được phát triển từ lâu và bao phủ khắp trên cả nước. Cùng với thương hiệu lớn, hệ thống mạng lưới của các NHTMNN đã giúp các ngân hàng này duy trì thị phần chi phối trên các mảng hoạt động chính như huy động vốn và tín dụng trong thời gian qua.

Các NHTMCP đang nỗ lực trong việc mở rộng mạng lưới, đặc biệt là các ngân hàng đứng đầu như ACB, TCB, MSB…Tốc độ phát triển mạng lưới của các ngân

hàng này rất nhanh và có trọng điểm. Mạng lưới của các NHTMCP tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn, các khu đơ thị có mức sống cao do đó các chi nhánh này thường có hiệu quả tốt ngay từ khi đi vào hoạt động.

Hệ thống NHTM đã có những đóng góp quan trọng trong hoạt động huy động vốn nhiều năm qua. Với nhiều hình thức huy động vốn tương đối đa dạng, năm 2010 các NHTM đã huy động vốn đạt 2,451,236 tỷ đồng tăng 36.24% so với năm 2009 là 1,799,222 tỷ đồng từ các nguồn vốn trong xã hội.

2.3.1.2 Thị phần huy động vốn của Vietcombank

Khơng nằm ngồi quy luật chung của thị trường, năm 2010 bản thân Vietcombank gặp phải rất nhiều khó khăn và bất lợi trong cơng tác huy động vốn. Tuy nhiên, trước tình hình đó trong năm vừa qua, huy động vốn của Vietcombank vẫn đạt được những thành tích vượt bậc đáng khích lệ. Huy động từ nền kinh tế đạt hơn 208,320 tỷ đồng, tăng 23% so với cuối năm 2009-đây là mức cao nhất trong vòng 5 năm, đạt kế hoạch do Hội đồng quản trị đề ra. Xét trong mối tương quan giữa các ngân hàng, Vietcombank giữ vị thế thứ 4, chiếm thị phần 8.5% toàn hệ thống.

Vietcombank đã tích cực triển khai các giải pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn, xác định là trọng tâm ưu tiên trong công tác chỉ đạo điều hành. Thị phần huy động luôn được mở rộng, nếu như năm 2008 thị phần chiếm 8.0% nguồn vốn huy động tồn ngành, thì đến năm 2010, tỷ trọng trên là 8.5%.

Đồ thị 2.4: Quy mô huy động vốn của một số NHTM năm 2010

ĐVT: Tỷ Đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên một số NHTM năm 2010

474,941 339,699 251,924 208,320 137,509 107,364 90,587 80,559 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000

Năm 2011, thị trường huy động vốn có nhiều biến động phức tạp với một loạt pháp mạnh tay của Ngân hàng Nhà nước nhằm đưa thị trường vốn về trạng thái ổn định và thực hiện nghiêm túc trần lãi suất huy động. Bên cạnh các quy định của NHNN cùng với khó khăn chung của nền kinh tế trong nước và thế giới đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại.

Tuy nhiên, Vietcombank vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn ổn định, chú trọng đảm bảo an toàn thanh khoản và tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước. Kết quả trên là sự kết hợp của việc triển khai tích cực, sâu sát và đồng bộ các giải pháp: quản lý chặt chẽ cân đối vốn, đa dạng hóa kết hợp nâng cao chất lượng sản phẩm,dịch vụ và phục vụ khách hàng. Xem xét thị phần huy động vốn, Vietcombank chiếm 8.5% tồn hệ thống và giữ vị trí thứ 4. Agribank giữ vị trí số 1 về thị phần huy động vốn, tuy nhiên thị phần có sự thu hẹp đáng kể giảm từ 19% xuống 14.7%. Vietinbank năm qua đã bứt phá mạnh mẽ và vượt qua BIDV vươn lên đứng vị trí thứ 2 về thị phần huy động vốn trong hệ thống. Tăng trưởng huy động vốn mạnh thuộc về nhóm các ngân hàng cổ phần: TCB(36%), ACB(35%) và MBB (33%)

Đồ thị 2.5: Quy mô huy động vốn của một số NHTM năm 2011 ĐVT: Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên một số NHTM năm 2011

417,526 342,771 244,838 241,700 185,637 120,753 109,399 92,304 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000

Đồ thị 2.6: Thị phần huy động vốn của các ngân hàng năm 2011 2.3.1.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của Vietcombank về huy động vốn

Điểm mạnh

- Thương hiệu mạnh và ngày càng được củng cố, được khẳng định trên thị trường tài chính-tiền tệ trong nước và đã được đăng ký bảo hộ tại Hoa Kỳ. Đạt nhiều giải thưởng Thương hiệu do nhiều tổ chức, chính phủ và các nước ban tặng. Lịch sử hình thành và phát triển lâu dài (từ năm 1963). Ở vị trí doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, Vietcombank có quan hệ đại lý, thanh toán với hơn 1,300 ngân hàng trên toàn thế giới.

- Hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp, tập trung chủ yếu tại khu vực đơ thị, có vị trí thương mại thuận lợi và sở hữu một trong những hệ thống thanh toán tốt nhất tại Việt Nam. Vietcombank đã năm thứ 4 liên tiếp nhận giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất trong lĩnh vực tài trợ thương mại”- do tạp chí Asia Banker trao tặng.

- Đội ngũ quản lý có tư duy, năng động. Quản trị điều hành quản lý kinh doanh và mơ hình hoạt động được đổi mới và hướng dần theo thông lệ quốc tế. Ban lãnh đạo đã mạnh dạn đưa lực lượng cán bộ trẻ, năng lực và trình độ vào các vị trí chủ chốt. - Đội ngũ khách hàng Vietcombank khá đông đảo. Tạo được sự tin tưởng của khách hàng về sự an toàn là NHTM thuộc Nhà nước quản lý. Do đó Vietcombank chiếm thị phần lớn về huy động vốn.

- Đội ngũ nhân viên tận tụy, ham học hỏi và có khả năng tiếp cận nhanh các kiến thức, kỹ thuật hiện đại.

- Nền tảng công nghệ tốt, đáp ứng nhu cầu phát triển sản phẩm, dịch vụ hiện đại có

Agribank 14.7% Vietinbank 12.1% Vietcombank 8.5% BIDV 8.6% ACB 6.5% TCB 3.9% MBB 4.3% MSB 3.2% NH Khác,QTD 38.2%

hàm lượng công nghệ cao. Hệ thống cơ sở dữ liệu được trực tuyến toàn hệ thống nên thuận tiện cho khách hàng giao dịch, tạo tính nổi trội sản phẩm tiền gửi.

- Tài nguyên về vốn lớn, đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa cơng nghệ, mua sắm trang thiết bị hiện đại, phục vụ việc phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại như ATM, máy POS...

Điểm yếu

- Đội ngũ cán bộ thiếu chuyên gia, tư vấn giỏi, được đào tạo bài bản từ nước ngoài. Năng lực quản lý, điều hành còn nhiều hạn chế so với yêu cầu của NHTM hiện đại. - Hình thức sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn đa số là sản phẩm truyền thống, chưa có sản phẩm đặc thù. Ngồi ra Vietcombank cịn thiếu một số sản phẩm mà thị trường có nhu cầu ( tiết kiệm bằng vàng, tiết kiệm đảm bảo bằng ngoại tệ...)

- Quy định về thủ tục giao dịch tiền gửi còn cứng nhắc, chưa linh hoạt nên chưa tạo sự thoải mái tuyệt đối cho khách hàng giao dịch. Nhiều dịch vụ hỗ trợ huy động tiền gửi còn nhiều thủ tục, khiến thời gian giao dịch chưa nhanh, chưa làm hài lòng khách hàng.

- Mức độ kết hợp trong việc phát triển các sản phẩm huy động vốn chưa thuận lợi,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)