3.3.1 Về phía chính phủ:
3.3.1.1 Ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát:
Thơng cáo báo chí về một số nội dung chủ yếu của phiên họp chính phủ thường kỳ tháng 7/2012 của văn phịng chính phủ cho biết 7 tháng đầu năm 2012, nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội đang tiếp tục phát huy hiệu quả. Theo đó, lạm phát đang giảm dần, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) liên tục giảm trong 7 tháng đầu năm và có chỉ số âm trong 2 tháng qua. So với tháng trước, CPI tháng 6 giảm 0.26%, tháng 7 giảm 0.29%, lãi suất huy động tiết kiệm và cho vay giảm.
Tuy nhiên, theo nhận định của các chun gia, tình hình sẽ có thể biến động theo các chiều hướng không thuận lợi do các nguyên nhân: nền kinh tế thế giới đang có
nhiều bất ổn, xu hướng tăng giá cả hàng hóa vào dịp giáp tết, thiên tai, dịch bệnh và những khó khăn của sản xuất kinh doanh,…
Môi trường kinh tế vĩ mô ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn của nền kinh tế nói chung và của các NHTM nói riêng. Để tạo điều kiện cho các NHTM phát triển bền vững, giải pháp đặt ra đối với chính phủ là:
- Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ-tài khóa chặt chẽ, kiểm sốt lạm phát bảo đảm lạm phát mục tiêu năm 2012 khoảng 8-9%, tiến hành đánh giá lại nhằm cắt giảm đầu tư công, thu-chi ngân sách một cách hợp lý nhằm giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách. - Hồn thiện mơi trường pháp lý và tạo điều kiện nâng cao hiệu quả đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt nhập khẩu để giảm nhập siêu, cải thiện cán cân thương mại và ổn định tỷ giá.
Việc ổn định nền kinh tế vĩ mơ sẽ góp phần ổn định tâm lý và tạo niềm tin của dân chúng đối với chính sách kinh tế vĩ mơ của chính phủ.
3.3.1.2 Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng:
Việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là một trong các nội dung của nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế được bộ kế hoạch và đầu tư đưa ra, nhằm hoàn thiện hoạt động của các NHTM theo hướng giảm số lượng, tăng quy mơ, nâng cao chất lượng tín dụng và hoạt động ngân hàng. Hiện tại ở nước ta có q nhiều ngân hàng với quy mơ nhỏ, vốn thấp, khả năng cạnh tranh kém. Bên cạnh đó, sự mở rộng quá mức quy mơ tín dụng trong điều kiện quản lý thanh khoản của các ngân hàng còn nhiều bất cập, sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn.
Tuy nhiên, việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là cả một quá trình, cần phải xây dựng lộ trình cụ thể để thực hiện. Trước khi tiến hành tái cơ cấu lại, cần tiến hành phân loại và đánh giá lại toàn bộ hoạt động của các ngân hàng thương mại, từ đó có cơ sở để xác định nhu cầu về số lượng và quy mô cần thiết của các NHTM để tiến hành tái cơ cấu.
Đối với bối cảnh kinh tế Việt Nam cũng như tình hình tài chính của các ngân hàng
trường bất động sản, giải quyết hàng tồn kho cho doanh nghiệp, giảm tỷ lệ nợ xấu của DN-giúp giảm tỷ lệ nợ xấu ngân hàng, kết hợp với chính sách mua nợ xấu, xử lý nợ xấu dứt điểm từ phía Nhà nước. NHNN rất cần có chính sách kiểm sốt để các NHTM phải nâng cao chất lượng tài sản, kiểm sốt chất lượng tín dụng và giảm nợ xấu.
Thúc đẩy hoạt động sáp nhập, hợp nhất và mua lại lẫn nhau trong hệ thống ngân hàng, nâng cao khả năng tự chủ tài chính của ngân hàng. Trước hết, cần khuyến khích các ngân hàng chủ động sáp nhập theo nguyên tắc thị trường trong thời hạn nhất định. Nếu các ngân hàng khơng chủ động sáp nhập thì NHNN cần phân tách và sáp nhập các ngân hàng.
Hoàn thiện hệ thống pháp lý và sửa đổi bổ sung những quy định trước kia khơng cịn phù hợp với hiện tại, để tránh tình trạng xảy ra những tranh chấp trong q trình thâu tóm, sáp nhập giữa các ngân hàng như hiện nay.
Khi hệ thống ngân hàng được tái cơ cấu một cách hợp lý thì tạo ra sự ổn định cho hệ thống, việc huy động vốn từ các NHTM nói chung cũng như Vietcombank nói riêng mới phát triển và đóng một vai trị quan trọng là trung gian tài chính của nền kinh tế.
3.3.1.3 Hoạt động bảo hiểm tiền gửi
Bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tài chính nhà nước được thành lập theo quyết định số 218/1999/QĐ-TTg ngày 09/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, phát triển an toàn hệ thống ngân hàng. Hoạt động bảo hiểm tiền gửi ra đời cùng với các quy định, quy chế của NHNN về việc áp dụng các loại hình bảo hiểm này đã góp phần gia tăng niềm tin của khách hàng khi gửi tiền vào NHTM. Tuy nhiên, mức bảo hiểm tiền gửi hiện nay tối đa là 50 triệu đồng. Mức bảo hiểm này còn thấp và khơng cơng bằng đối với những khách hàng có số dư tiền gửi lớn. Việc giới hạn về số tiền bảo hiểm làm hạn chế khả năng huy động vốn tiền gửi của các NHTM đối với những món tiền gửi lớn. Mức bảo hiểm tiền gửi cần được áp dụng theo hướng gia tăng theo một tỷ lệ nhất định đối với số tiền thực gửi của khách hàng. Như vậy, vừa đảm bảo tính cơng bằng cho khách hàng gửi tiền, vừa góp phần
gia tăng hiệu quả huy động vốn của các NHTM. Bên cạnh đó, chính sách bảo hiểm tiền gửi hiện hành quy định không bảo hiểm đối với tiền gửi là ngoại tệ và vàng. Điều này sẽ khơng khuyến khích người dân n tâm khi gửi ngoại tệ và kim loại quý vào ngân hàng. Vàng lưu trữ trong người dân rất lớn, nếu việc bảo hiểm tiền gửi đối với vàng được pháp luật quy định, chắc chắn sẽ thu hút người dân dễ dàng.
3.3.2 Về phía Ngân hàng Nhà nước
3.3.2.1 NHNN linh hoạt trong việc sử dụng chính sách tiền tệ:
Với sự ra đời của thơng tư số 19/2012/TT-NHNN ngày 08/06/2012, có hiệu lực từ 11/06/2012, quy định về việc áp dụng lãi suất trần đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của các tổ chức (trừ tổ chức tín dụng) và cá nhân bao gồm cả khoản chi khuyến mãi dưới mọi hình thức là 2%/năm đối với tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1tháng và 9%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng. Công văn này nhằm hạ nhiệt mặt bằng lãi suất huy động, nhằm giảm lãi suất cho vay để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng để phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, khi tình hình kinh tế có những thay đổi, thì việc linh hoạt trong quản lý lãi suất của NHNN là điều cần thiết. NHNN cũng nên xem xét bỏ trần lãi suất huy động để các ngân hàng có thể cạnh tranh nhau về lãi suất, khi đó các ngân hàng mạnh sẽ giữ ổn định lãi suất huy động đầu vào, còn các ngân hàng yếu kém muốn đẩy lãi suất lên cao cũng khó huy động vì lãi suất trên thị trường liên ngân hàng rẻ, mặt khác các ngân hàng này không được sự tin tưởng của người dân mặc dù lãi suất tăng. Để tránh hậu quả khi bỏ trần lãi suất các ngân hàng đẩy lãi suất cao “NHNN cần tun bố chỉ có trách nhiệm bảo vệ lợi ích của người gửi tiền chứ khơng có nghĩa vụ bảo vệ ngân hàng yếu kém dẫn đến phá sản”. Điều này sẽ giúp người gửi tiền biết đâu là ngân hàng tốt và lãi suất vừa phải để đem tiền đến gửi thay vì lao vào những ngân hàng thanh khoản yếu huy động lãi suất cao.
Bên cạnh công cụ lãi suất trong việc kiềm chế lạm phát NHNN cần có sự phối hợp nhịp nhàng với các cơng cụ khác trong chính sách tiền tệ, đó là cơng cụ nghiệp vụ thị trường mở, dự trữ bắt buộc...
Phát huy vai trò của một NHTW,chủ yếu thực hiện các chức năng ngân hàng trung ương (ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các ngân hàng, người cho vay cuối cùng, cơ quan điều tiết thị trường tiền tệ và trung tâm thanh toán) và các chức năng quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực tiền tệ-ngân hàng, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng. Nhiệm vụ của NHNN chủ yếu nhằm mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an tồn hệ thống tiền tệ-ngân hàng, góp phần tạo mơi trường vĩ mô thuận lợi cho tăng trưởng và phát triển bền vững kinh tế-xã hội.
NHNN độc lập trong việc xây dựng, điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất và tỷ giá hối đoái. Nâng cao vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của NHNN trong việc tổ chức thực hiện các chiến lược, xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ trên cơ sở phân định rõ quyền hạn, nhiệm vụ và hạn chế sự can thiệp của các cơ quan liên quan vào quá trình xây dựng và thực thi CSTT, pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Xây dựng hệ thống giám sát rủi ro trong hoạt động ngân hàng có khả năng cảnh báo sớm đối với các TCTD có vấn đề và các rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Rà sốt và hồn thiện các qui định về an tồn hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế và đảm bảo việc tuân thủ nghiêm túc các quy định này.
Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế và tham gia các hiệp ước, thỏa thuận quốc tế về giám sát ngân hàng và an tồn hệ thống tài chính. Tăng cường trao đổi thơng tin với các cơ quan giám sát ngân hàng nước ngoài.
3.3.2.3 Hỗ trợ phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt:
NHNN cần tạo điều kiện và phối hợp với các NHTM cùng với các cơ quan có liên
quan trong việc phát triển hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt như thanh tốn thẻ, chi trả lương qua hệ thống ATM, kết nối hệ thống ATM giữa các NHTM, thu các loại phí, lệ phí, tiền điện, nước, điện thoại, internet, truyền hình cáp qua hệ thống tài khoản ngân hàng hoặc thông qua hệ thống ATM. Nhờ đó, khách hàng sẽ được tiện lợi hơn vì khơng cần tích trữ hoặc sử dụng nhiều tiền mặt để thanh toán, các NHTM thu hút được một nguồn vốn lớn tạm thời nhàn rỗi từ tài khoản thanh toán của khách hàng. Các quy định pháp lý về hoạt động thanh toán, dịch vụ thẻ cần được bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu phát triển.
NHNN cần phối hợp với các ngân hàng thương mại trong việc nâng cấp hệ thống
thanh tốn hiện hành để tăng tính hiệu quả của hoạt động thanh toán, đẩy nhanh việc kết nối liên thông mạng lưới các đơn vị chấp nhận thẻ, tăng tốc độ xử lý giao dịch, giảm chi phí thanh tốn. Bên cạnh đó, NHNN cần ban hành các tiêu chuẩn về trang thiết bị như máy ATM, máy POS, phần mềm, các thiết bị hỗ trợ.
Hiện nay, dịch vụ tài chính ngân hàng đã đi vào đời sống của người dân. Một bộ phận lớn dân cư am hiểu và có sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận dân cư vẫn chưa hiểu biết về hoạt động ngân hàng. Chính vì vậy, NHNN cần tăng cường hỗ trợ các ngân hàng thương mại tuyên truyền, quảng bá, phổ biến kiến thức trên các phương tiện thông tin đại chúng cho người dân biết và hiểu về hoạt động ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước cần mở rộng hợp tác với các tổ chức thanh toán quốc tế, các hiệp hội ngân hàng trong khu vực và trên thế giới để học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ thanh tốn và ứng dụng hiệu quả vào hoạt động thanh toán tại Việt Nam.