2.5 Đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế trong công tác huy động vốn
2.5.1. Những kết quả đạt được
- Vietcombank ln cố gắng tìm mọi biện pháp để đẩy mạnh nguồn vốn huy động như tăng cường chính sách chăm sóc khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm huy động…đồng thời Vietcombank còn chủ động huy động vốn lớn từ các định chế tài chính và các TCTD trong nước để bổ sung nguồn vốn kinh doanh.
- Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển huy động vốn từ các tổ chức tài chính và doanh nghiệp. Trong những năm qua,Vietcombank đặc biệt chú trọng tăng trưởng đối tượng khách hàng cá nhân và kết quả là số lượng khách hàng cá nhân gửi tiền có chiều hướng tăng đến cuối năm 2011 với khoảng 6 triệu khách hàng, Vietcombank phấn đấu tăng cường nguồn vốn từ khách hàng cá nhân được bền vững và đây cũng là mục tiêu, nền tảng lâu dài để thúc đẩy các mặt hoạt động khác, giữ vững hình ảnh và thương hiệu của Vietcombank.
- Năm 2010 huy động vốn Vietcombank tăng trưởng lớn so với năm 2009 và đạt
được những thành tích đáng khích lệ. Huy động vốn của Vietcombank hồn thành chỉ tiêu được giao (tăng 23% so với năm 2009). Thành tích đáng khích lệ này chủ yếu là do trong năm Vietcombank đã tích cực đánh giá đúng thực trạng huy động vốn tại đơn vị, đồng thời đề ra các giải pháp sáng tạo, thiết thực, phù hợp với tình hình hoạt động, xây dựng cơ chế động lực khuyến khích đẩy mạnh cơng tác huy động vốn. Năm 2011, thị trường huy động vốn có nhiều biến động phức tạp với một loạt biện pháp mạnh tay của Ngân hàng Nhà nước nhằm đưa thị trường vốn về trạng thái
ổn định và thực hiện nghiêm túc trần lãi suất huy động. Huy động vốn từ nền kinh tế đạt 241,700 tỷ đồng tăng 16% so với năm 2010, cao hơn tốc độ tăng trưởng toàn hệ thống đạt 96.7% kế hoạch đề ra.
- Vietcombank đã không ngừng nâng cấp, mở rộng các điểm giao dịch. Hiện nay, Vietcombank có mạng lưới chi nhánh rộng khắp các trung tâm kinh tế xã hội trên toàn quốc với 382 chi nhánh và phòng giao dịch, tạo cơ hội phát triển các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng nhằm nắm bắt nhiều cơ hội kinh doanh hơn và thu hút được nhiều khách hàng hơn, mở rộng thị trường và phát triển hoạt động kinh doanh nhất là trong lĩnh vực huy động vốn.
- Bên cạnh đó Vietcombank cũng chú trọng đến việc mở rộng các kênh quảng bá,
giới thiệu sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện thơng tin đại chúng. Các sự kiện, các chương trình, các sản phẩm dịch vụ huy động vốn của ngân hàng liên tục được cập nhật đến khách hàng trên các phương tiện truyền thông tin như tivi, đài tiếng nói, báo mạng...như chương trình Du xuân cùng Vietcombank, Quốc khánh trọn niềm vui, Tiết kiệm 15 tháng-sở hữu căn hộ cao cấp…
- Chính sách phát triển nguồn nhân lực của Vietcombank trong thời gian gần đây đã rất linh hoạt giúp phát huy được hiệu suất làm việc và xây nên diện mạo mới năng động cho toàn bộ mạng lưới Vietcombank. Hàng năm Vietcombank đều tổ chức cuộc thi “Nụ cười Vietcombank”, “Phòng giao dịch văn minh hiệu quả”, “Giao dịch viên xuất sắc” nhằm chuẩn hóa các kỹ năng giao tiếp, phong cách phục vụ khách hàng, đồng thời tôn vinh các giao dịch viên xuất sắc, các phịng giao dịch có chất lượng tốt, nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn. Tính đến 31.12.2011 số nhân lực của Vietcombank là 12,565 người, tỷ lệ cán bộ ở độ tuổi 30 là 58%, tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học và trên đại học là 85%.
- Tạo dựng văn hóa Vietcombank trong mỗi nhân viên. Mỗi nhân viên phải luôn hành động để xứng đáng với vị thế “Ngân hàng hàng đầu vì Việt Nam thịnh vượng”, ln ý thức về việc giới thiệu, bán sản phẩm ngân hàng mọi lúc mọi nơi trong giờ làm việc cũng như ngoài giờ làm việc.
của NHNN, Hội đồng quản trị. Hiện nay, Vietcombank quản lý thanh khoản hàng ngày, dựa trên chiến lược đã được Hội đồng quản trị phê duyệt, các hạn mức và giới hạn thanh khoản được ban lãnh đạo thông qua. Quản lý thanh khoản ngắn hạn được thực hiện căn cứ vào báo cáo khe hở kỳ hạn thanh toán (cung thanh khoản-cầu thanh khoản), dự đoán các khoản mục trên bảng tổng kết tài sản, từ đó đưa ra quyết định thích hợp. Quản lý thanh khoản dài dạn được thực hiện thông qua quy định giới hạn các chỉ số thanh khoản rút ra từ bảng tổng kết tài sản và có biện pháp thực hiện mục tiêu đó.