Các dịch vụ hỗ trợ công tác huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 59)

2.3 Thực trạng huy động vốn tại Vietcombank

2.3.3 Các dịch vụ hỗ trợ công tác huy động vốn

2.3.3.1 Dịch vụ thanh toán

Vietcombank ngày càng phát triển thêm nhiều kênh thanh toán trong nước, quốc tế

bằng các chương trình của Vietcombank xây dựng và tham gia các chương trình thanh tốn lớn của NHNN, các ngân hàng nước ngoài. Hiệu quả của hoạt động thanh tốn mang lại ngồi phí dịch vụ thu được cịn là hiệu quả sử dụng nguồn vốn khơng kỳ hạn do khách hàng, đối tác…tín nhiệm hệ thống thanh toán của Vietcombank gửi tại Vietcombank.

2.3.3.2 Dịch vụ thẻ

Luôn tiên phong trong việc cung cấp cho khách hàng các giải pháp tài chính tối ưu nhất, Vietcombank là ngân hàng thương mại đầu tiên và đứng đầu ở Việt Nam triển khai dịch vụ thẻ-dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt hiệu quả, an toàn và tiện lợi nhất. Vietcombank vẫn tiếp tục khẳng định được vị thế hàng đầu trên thị trường thẻ tại hầu hết các mảng hoạt động chủ chốt và có thị phần cách biệt so với các ngân hàng đối thủ.Thị trường Hà Nội vẫn là thị trường chủ đạo của Vietcombank với 39% khách hàng được phỏng vấn sử dụng thẻ ATM của Vietcombank, tiếp theo là Agribank (18%) và BIDV (14%). Ở TPHCM, vị trí đầu trong hoạt động thẻ vẫn

thuộc về Vietcombank, tiếp theo sau là Agribank (16%). Bên cạnh đó, Vietcombank cịn đạt kỷ lục “Ngân hàng có sản phẩm thẻ đa dạng nhất Việt Nam” được Bộ sách kỷ lục Việt Nam công nhận vào ngày 28/06/2008 và là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam chấp nhận thanh toán cả 6 loại thẻ ngân hàng thông dụng trên thế giới mang thương hiệu Visa, MasterCard, JCB, American Express, Diners Club và China UnionPay.

Đến với dịch vụ thẻ của Vietcombank, khách hàng có thể lựa chọn cho mình từ sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa Vietcombank Connect24, thẻ ghi nợ quốc tế sành điệu: Vietcombank Connect24 Visa và Vietcombank Mastercard hoặc các sản phẩm thẻ tín dụng cao cấp mang các thương hiệu nổi tiếng toàn thế giới: Visa, MasterCard và American Express…Thẻ Vietcombank có các tính năng cơ bản như rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động (ATM), tra cứu số dư, chuyển khoản cùng hệ thống, yêu cầu chuyển sang tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn, thanh tốn hóa đơn điện thoại, mua thẻ trả trước…Vietcombank vẫn là ngân hàng giữ vị trí đầu tiên trong việc cung cấp dịch vụ thẻ cho khách hàng với số lượng khách hàng toàn quốc chiếm 30%, Agribank (17%). Trong năm 2011, Vietcombank đã phát hành được hơn 1 triệu thẻ các loại, gấp gần 1.5 lần so với chỉ tiêu kế hoạch. Doanh số sử dụng và thanh toán thẻ đều tăng trưởng rất mạnh. Doanh số thanh toán thẻ nội địa là 37.4% thể hiện sự phát triển về mặt chất lượng trong hoạt động kinh doanh thẻ, đứng sau là Agribank (8.9%) và Vietinbank (5.4%). Theo đánh giá của Hiệp hội thẻ, Vietcombank còn đứng đầu hệ thống về doanh số thanh toán thẻ quốc tế. Doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế đạt 4,624.5 tỷ VND, tăng 43%. Đặc biệt, doanh số thanh toán thẻ quốc tế của Vietcombank đạt gần 1 tỷ USD, tăng 30.4% so với năm 2010 và chiếm áp đảo đạt 56.2% thị phần trong hệ thống ngân hàng. Năm 2008 là năm đạt được kết quả ấn tượng nhất (số thẻ phát hành trong năm 2008 đạt 3.36 triệu thẻ), do các chi nhánh đã tích cực khai thác thị trường, tận dụng tốt cơ hội từ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt và cụ thể hóa tại chỉ thị 20/2007/CT-TTg ngày 24/08/2007 về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Về mạng lưới tính đến 31.12.2011 Vietcombank tiếp tục là ngân hàng có mạng lưới POS lớn nhất nước với gần 22,000 máy, chiếm thị phần hơn 28%, là một trong số những ngân hàng có mạng lưới ATM lớn nhất cả nước với tổng số máy đạt 1,700.

2.3.3.3 Dịch vụ ngân hàng hiện đại

Với thế mạnh về công nghệ, Vietcombank cung cấp cho chủ thẻ nhiều dịch vụ từ máy ATM, điện thoại cho đến internet. Hiện tại Vietcombank cung ứng các dịch vụ SMS (Mobile Banking), Phone banking, Internet Banking, Mobile BankPlus, VnTopup. Khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại của Vietcombank để tra cứu số dư, giao dịch tài khoản thanh tốn cũng như các thơng tin về tỷ giá, lãi suất. Tính đến 31/12/2011 tổng số khách hàng sử dụng dịch vụ SMS trên 1 triệu khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, Internet Banking đạt gần 600,000 khách hàng. Đặc biệt là dịch vụ thanh tốn hóa đơn trực tuyến. Với dịch vụ này khách hàng của Vietcombank có thể dễ dàng thanh toán tiền điện thoại tại các máy ATM, gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại máy ATM từ tài khoản thẻ để được hưởng lãi suất cao hơn đã được khách hàng hưởng ứng rất mạnh trong thời gian qua.

2.3.4 Cơ cấu nguồn vốn huy động của Vietcombank

Năm 2011, cơng tác huy động vốn đặc biệt khó khăn do tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách kiểm sốt thị trường ngoại hối nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, hoạt động huy động vốn cịn phải đối mặt với nhiều thách thức hơn do sự cạnh tranh khơng lành mạnh của các tổ chức tín dụng khác.

Trước diễn biến phức tạp của thị trường, Ban lãnh đạo Vietcombank xác định công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu và xuyên suốt trong năm.Vietcombank một mặt tuân thủ các quy định của NHNN mặt khác đã linh hoạt đưa ra các giải pháp đẩy mạnh huy động vốn như là tăng cường chính sách chăm sóc khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm huy động …

Bảng 2.7: Cơ cấu nguồn vốn của Vietcombank giai đoạn 2008-2011

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1 Vốn điều lệ và các quỹ 13,946 16,710 20,669 28,639 - Tỷ trọng 6.28% 6.54% 6.72% 7.81% - Tỷ lệ tăng trưởng 2.91% 19.82% 23.69% 38.56% 2 Vốn huy động 159,989 169,457 208,320 241,700 - Tỷ trọng 72.04% 66.32% 67.72% 65.91% - Tỷ lệ tăng trưởng 10.48% 5.92% 22.93% 16.02% 3 Vốn đi vay 5,134 12,184 6,382 32,549 - Tỷ trọng 2.31% 4.77% 2.08% 8.88% - Tỷ lệ tăng trưởng 207.58% 137.33% -47.62% 410.02% 4 Vốn khác 43,021 57,145 72,250 63,834 - Tỷ trọng 19.37% 22.37% 23.48% 17.40% - Tỷ lệ tăng trưởng 15.10% 32.83% 26.43% -11.65% Tổng nguồn vốn 222,090 255,496 307,621 366,722 - Tỷ lệ tăng trưởng 12.50% 15.04% 20.40% 19.21%

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank giai đoạn 2008-2011

Tổng nguồn vốn của Vietcombank tăng dần qua các năm về số tuyệt đối lẫn tương đối, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2008-2011 là 17%. Trong cơ cấu nguồn vốn, bên cạnh vốn điều lệ và các quỹ thì nguồn vốn huy động chiếm tỷ lệ quan trọng trong tổng nguồn vốn và quy mô tăng dần qua các năm.

ĐVT: Tỷ Đồng

Đồ thị 2.7 : Cơ cấu nguồn vốn của Vietcombank giai đoạn 2008-2011

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 159,989 169,458 208,320 241,700 222,090 255,496 307,621 366,722 Vốn huy động Tổng nguồn vốn

Năm 2008,vốn huy động chỉ đạt 159,989 tỷ đồng chiếm 72.04% tổng nguồn vốn thì đến năm 2011 đã tăng lên 241,700 tỷ đồng chiếm 65.91% tổng nguồn vốn. Để đạt được kết quả trên, Vietcombank đã nghiên cứu đưa ra các danh mục các gói sản phẩm đa dạng với nhiều tiện ích phù hợp với nhu cầu của khách hàng cùng với chính sách lãi suất linh hoạt, cạnh tranh. Điều đáng lưu ý là mặc dù quy mô nguồn vốn huy động tăng dần qua các năm nhưng tỷ trọng của nó trong tổng nguồn vốn qua các năm lại giảm dần, trong khi đó nguồn vốn khác lại chiếm tỷ lệ ngày càng cao. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của Vietcombank tuy có tăng qua các năm nhưng khá thấp so với mức chung của cả ngành: năm 2008 tăng 10.48% (ngành tăng trưởng 23%), năm 2009 tăng 5.92% (ngành tăng trưởng 27%), năm 2010 tăng 22.93% (ngành tăng trưởng 27.3%).

So sánh quy mô nguồn vốn huy động của Vietcombank so với các ngân hàng thương mại khác trong ngành:

Bảng 2.8 : Nguồn vốn huy động của một số NHTM

ĐVT: Tỷ Đồng STT Ngân hàng Năm 2008 Năm 2009 Tốc độ tăng so với năm 2008 Năm 2010 Tốc độ tăng so với năm 2009 Năm 2011 Tốc độ tăng so với năm 2010 1 Agribank 375,003 434,331 15.82% 474,941 9.35% 417,526 -12.09% 2 Vietinbank 174,905 220,591 26.12% 339,699 53.99% 342,771 0.90% 3 BIDV 181,048 203,298 12.29% 251,924 23.92% 244,838 -2.81% 4 Vietcombank 159,989 169,457 5.92% 208,320 22.93% 241,700 16.02%

Nguồn: Báo cáo thường niên của một số NHTM

Để có cái nhìn khách quan hơn về nguồn vốn huy động của Vietcombank, cần có sự so sánh với các ngân hàng cùng cấp như Agribank, Vietinbank, BIDV. Nếu xét về quy mô nguồn vốn huy động thì Vietcombank vẫn cịn thấp hơn so với Agribank, Vietinbank, BIDV.

Nếu xét về tốc độ tăng trưởng huy động vốn thì Vietcombank có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với Vietinbank, BIDV. Qua các năm từ 2009 đến 2010, tốc độ

tăng trưởng huy động của Vietcombank chỉ đạt 5.92% và 22.93% trong khi đó tốc độ tăng trưởng của Vietinbank là 26.12% năm 2009 và 53.99% năm 2010, BIDV là 12.29% năm 2009 và 23.92% năm 2010. Năm 2011 đánh dấu nhiều khó khăn trong hoạt động ngân hàng, Vietcombank vẫn đạt được mức tăng trưởng huy động 16.02% trong khi Agribank và BIDV lại tăng trưởng âm (Agribank:-12.09%, BIDV: -2.81%). Nhìn chung, quy mô nguồn vốn huy động của Vietcombank thấp hơn so với Agribank, Vietinbank, BIDV. Vậy thì đâu là nguyên nhân của tình trạng trên?

Cơ cấu nguồn vốn theo sản phẩm

Với mục tiêu đa dạng hóa các hình thức huy động nhằm thu hút ngày càng nhiều hơn nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức và dân cư trong xã hội, tăng cường nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng, thời gian qua VCB đã áp dụng nhiều hình thức huy động với lãi suất và kỳ hạn linh hoạt kết hợp với mở rộng mạng lưới để tăng doanh số huy động. Tiền gửi của tổ chức, cá nhân và tiền gửi tiết kiệm tăng dần qua các năm. Bảng 2.9: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo sản phẩm của Vietcombank ĐVT: Tỷ Đồng

STT Chỉ

tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ

1 Tiền gửi thanh toán 55,603 34.75% 51,662 30.49% 53,277 25.57% 73,324 30.34% 2 Tiền gửi có kỳ hạn 51,185 31.99% 52,046 30.71% 69,775 33.49% 69,085 28.58% 3 Tiền gửi tiết kiệm 50,279 31.43% 65,363 38.57% 81,704 39.22% 97,220 40.22% 4 Giấy tờ có giá 2,922 1.83% 386 0.23% 3,564 1.71% 2,071 0.86% Tổng 159,989 100% 169,457 100% 208,320 100% 241,700 100%

Đồ thị 2.8: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo sản phẩm Vietcombank

Tiền gửi thanh toán là nguồn vốn huy động có chi phí rẻ nhất trong các nguồn vốn. Nguồn vốn này tăng dần về quy mô qua các năm từ 55,603 tỷ đồng năm 2008 tăng lên 73,324 tỷ đồng năm 2011. Điều này thể hiện sự quan tâm của Vietcombank trong việc tìm kiếm nguồn vốn huy động rẻ. VCB đã liên tục cải tiến tính năng, tiện ích của sản phẩm tiền gửi thanh toán cũng như giới thiệu với khách hàng nhiều sản phẩm dịch vụ mới. Thêm vào đó việc gia tăng mạng lưới giao dịch trên khắp tỉnh thành đất nước, mạng lưới dịch vụ thẻ khơng ngừng được mở rộng trên phạm vi tồn quốc, tăng cường tiếp thị dịch vụ trả lương qua tài khoản, ứng dụng internet vào giao dịch ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ trọng tiền gửi thanh toán bị sụt giảm đáng kể từ 34.75% năm 2008 xuống còn 30.34% năm 2011. Điều này thể hiện sự thiếu vốn của ngân hàng nói chung và của Vietcombank nói riêng do chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN. Tình hình lạm phát gia tăng kéo dài, cuộc chạy đua gia tăng lãi suất tiết kiệm dẫn đến sự dịch chuyển vốn từ tiền gửi thanh tốn sang tiền gửi có kỳ hạn với kỳ hạn ngắn từ 1 tuần cho đến 1 tháng.

Trong tổng nguồn vốn huy động của Vietcombank thì tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tiền gửi tiết kiệm tăng về quy mô qua các năm từ 50,279 tỷ đồng năm 2008 chiếm tỷ trọng 31.43% đã tăng lên 97,220 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 40.22%. Nguồn vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá giảm qua các năm, giảm mạnh nhất là năm 2009 chỉ còn 386 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 0.23%. Vietcombank đã không ngừng đầu tư nghiên cứu các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm đáp ứng nhu cầu khách

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 2008 2009 2010 2011 34.75% 30.49% 25.57% 30.34% 31.99% 30.71% 33.49% 28.58% 31.43% 38.57% 39.22% 40.22% 1.83% 0.23% 1.71% 0.86%

hàng. Các sản phẩm này được khách hàng rất quan tâm hưởng ứng như đợt khuyến mãi “Gửi tiền đầu Xuân-Lì xì may mắn” (tháng 01/2010), chương trình khuyến mãi “Tiết kiệm 15 tháng-sở hữu căn hộ cao cấp” (tháng 11/2010), chương trình “Quốc khánh trọn niềm vui” (tháng 07/2011), dành cho khách hàng cá nhân. Đặc biệt trong những tháng cuối năm, nhằm giữ vững nguồn vốn hiện có cũng như thu hút thêm các khách hàng mới, VCB liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn đối với các sản phẩm huy động vốn như chương trình “Vịng đua may mắn” với những giải thưởng hấp dẫn (tháng 10/2011) và chương trình“Du xuân cùng Vietcombank” (tháng 11/2011).

Cơ cấu huy động theo đối tượng khách hàng

Bảng 2.10: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Vietcombank theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2008-2011

ĐVT: Tỷ Đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ

1 Tiền gửi của

tổ chức 102,747 64.22% 92,492 54.58% 109,440 52.53% 120,113 49.70%

2 Tiền gửi của

dân cư 57,242 35.78% 76,965 45.42% 98,880 47.47% 121,587 50.30%

Tổng 159,989 100% 169,457 100% 208,320 100% 241,700 100%

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank giai đoạn 2008-2011

Đồ thị 2.9: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Vietcombank theo đối tượng khách hàng

Tiền gửi dân cư về quy mô và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động qua các năm

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 2008 2009 2010 2011 64.22% 54.58% 52.53% 49.70% 35.78% 45.42% 47.47% 50.30%

có xu hướng tăng dần. Năm 2008, tiền gửi của khách hàng cá nhân là 57,242 tỷ đồng, chiếm 35.78% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2009, quy mô loại tiền gửi này tăng lên đáng kể, chiếm tỷ trọng 45.42%, đạt mức 76,965 tỷ đồng. Có được sự tăng trưởng vượt bậc trên là nhờ Vietcombank đã thấy được tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ kết hợp với việc mở rộng mạng lưới, nâng cao chất lượng dịch vụ và nhiều chương trình huy động vốn trải đều trong năm. Tiền gửi khách hàng cá nhân tiếp tục gia tăng trong năm 2010, đạt mức 98,880 tỷ đồng với tỷ trọng 47.47% trong tổng vốn huy động. Cuối năm 2011, quy mô tiền gửi khách hàng cá nhân đạt mức rất cao: 121,587 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2010 chiếm 14% vốn huy động của tồn hệ thống. Điều này thể hiện sự nhìn nhận của xã hội đối với uy tín và thương hiệu Vietcombank.

Tiền gửi từ tổ chức kinh tế có xu hướng tăng qua các năm, từ mức 102,747 tỷ đồng cuối năm 2008 lên 120,113 tỷ đồng năm 2011 nhưng với tỷ trọng giảm qua các năm 2008, 2009, 2010, 2011 lần lượt là 64.22%, 54.58%, 52.53%, 49.70%. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng tiền gửi từ tổ chức kinh tế qua các năm đều tăng, năm 2010 tăng 18.32%, năm 2011 tăng 9.75%, chỉ riêng trong năm 2009 thì giảm 9.98%. Điều này có thể giải thích được từ những ngun nhân khách quan của nền kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước suy giảm, hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khốn tụt dốc, sự biến động của lãi suất, tỷ giá ngoại tệ…đã dẫn đến những khó khăn chung cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và ngân hàng, dẫn đến nhu cầu gửi vốn của các doanh nghiệp và khả năng huy động vốn của ngân hàng đều giảm. Bên cạnh đó cịn do một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)