Ðối với ngân hàng xác nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 26)

Trách nhiệm và nghĩa vụ của NHXN giống như NHPH, cam kết thanh toán cho người thụ hưởng khi bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với L/C. NHXN thường là ngân hàng lớn có uy tín và thường giữ tài khoản của NHPH. Nếu xác định bộ chứng từ là phù hợp thì NHXN phải trả tiền cho nhà xuất khẩu bất kể có truy địi lại

NHPH hay khơng, vì vậy NHXN chịu rủi ro tín dụng đối với NHPH cũng như rủi ro chính trị hay cơ chế của nước NHPH.

1.3.5 Rủi ro đối với nhà nhập khẩu

- Thanh tốn bằng tín dụng chứng từ chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình mà khơng dựa trên hàng hóa, do đó sẽ khơng có sự đảm bảo nào cho nhà nhập khẩu về hàng hóa được giao nhưng nhà nhập khẩu vẫn phải trả tiền.

- Khi có những thay đổi trong hợp đồng ngoại thương giữa người mua và người bán thì người mua phải tiến hành làm thủ tục sửa đổi L/C tại ngân hàng phát hành, do đó làm kéo dài thời gian giao dịch, tăng chi phí.

- Ngân hàng xác nhận hoặc một ngân hàng chỉ định khác có thể mắc sai lầm khi

đã thanh tốn cho bộ chứng từ có bất hợp lệ và có ghi nợ ngân hàng phát hành làm

cho nhà nhập khẩu có thể khơng nhận được hàng vì chứng từ không phù hợp.

- Người mua chưa nhận được bộ chứng từ cho đến khi hàng cập cảng vì vậy để nhận hàng thì người mua phải ký quỹ bổ sung và trả phí cho ngân hàng bảo lãnh đi nhận hàng. Theo thực tế, khi ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển,

nhà nhập khẩu phải có vận đơn đường biển để đi nhận hàng, thơng thường, bộ vận

đơn gốc gồm 3 bản có giá trị ngang nhau. Nếu không quy định bộ chứng từ vận đơn

đầy đủ thì một người khác có thể lấy hàng hóa khi chỉ cần trình một phần bộ vận

đơn mà người mua đã trả tiền. Do đó, nhà nhập khẩu sẽ mất tiền mà không nhận

được hàng hóa.

1.3.6 Rủi ro đối với nhà xuất khẩu

- Cũng giống như nhà nhập khẩu, khi có những thay đổi trong hợp đồng ngoại thương giữa người mua và người bán thì người mua phải tiến hành làm thủ tục sửa

- L/C hủy ngang có thể được ngân hàng sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ bất cứ khi

nào trước khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ mà khơng cần có sự đồng ý của nhà xuất khẩu. Một khi nhà xuất khẩu giao hàng mà L/C được sửa đổi hay hủy bỏ

thì dẫn đến khả năng nhà xuất khẩu bị từ chối thanh toán hoặc được thanh toán

nhưng tăng chi phí giao dịch do phải chỉnh sửa chứng từ phù hợp.

- Khi thanh tốn bằng tín dụng chứng từ thì theo tập quán quốc tế và những quy

định của quốc gia các nước, quan điểm của mỗi ngân hàng sẽ có thể khơng thống

nhất với nhau, đặc biệt là khâu kiểm tra bộ chứng từ. Do đó, khả năng từ chối thanh tốn bộ chứng từ sẽ cao và nhà xuất khẩu phải tự xử lý hàng hóa như tháo dỡ hàng, lưu kho...làm tăng chi phí giao dịch.

- Nếu mở L/C mà khơng có xác nhận thì trong trường hợp ngân hàng phát hành mất khả năng thanh tốn thì cho dù bộ chứng từ xuất trình là hồn hảo cũng khơng

được thanh toán tức là nhà xuất khẩu luôn chịu rủi ro chính trị hay cơ chế chính

sách của nước nhà nhập khẩu.

1.4 Nguyên nhân xảy ra rủi ro trong thanh toán TDCT

1.4.1 Nguyên nhân chủ quan:

- Trình độ nghiệp vụ của nhân viên TTQT còn yếu kém. Kiến thức cũng như

kinh nghiệm thực tiễn chưa sâu, tài liệu chưa được cập nhật đầy đủ. Do điều kiện

cịn khó khăn, thanh tốn viên ít khi có cơ hội tập huấn, đào tạo ở nước ngồi,

khơng được tiếp cận cách xử lý các tình huống phức tạp. Vì thế, khi có tranh chấp

thì các NHTM Việt Nam thường xử lý lúng túng, thiếu tự tin.

- Kiểm tra chứng từ cịn nhiều sơ sót, thiếu cẩn thận, không phát hiện chứng từ bất hợp lệ. Nguyên nhân là do thiếu trang bị kiến thức luật quốc tế, luật quốc gia, các quy tắc ứng xử quốc tế điều chỉnh quan hệ TDCT, cộng thêm trình độ ngoại ngữ chưa lưu loát khiến nhân viên ngân hàng Việt Nam thiếu tự tin khi bước vào tranh chấp với các ngân hàng quốc tế.

- Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả cũng như tính an tồn trong dịch vụ thanh tốn quốc tế, chưa có bộ phận chuyên

kiểm tra quy trình nghiệp vụ, theo dõi, xác định rủi ro và đề ra những giải pháp dự phòng rủi ro.

- Các ngân hàng Việt Nam chưa có được cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại để

đáp ứng ngày càng cao tốc độ phát triển của thế giới. Hệ thống thiết bị còn thiếu

đồng bộ nên mức độ tự động hóa chưa cao, nhiều thủ tục cịn mang tính chất thủ

cơng.

- Mạng lưới đại lý trên thế giới chưa được mở rộng nên còn hạn chế trong việc nắm rõ thông tin về ngân hàng mở cũng như nhà nhập khẩu và thị trường nhập khẩu.

1.4.2 Nguyên nhân khách quan

- Các biến động về kinh tế chính trị (chiến tranh, bạo động, cấm vận,…) tại một quốc gia sẽ ảnh hưởng đến các cam kết thanh toán của ngân hàng mở trong phương thức tín dụng chứng từ.

- Các chính sách kinh tế của một quốc gia cũng ảnh hưởng rất nhiều; các quy định hạn chế xuất nhập khẩu, các chính sách về quản lý ngoại hối, các yêu cầu khắt

khe về chất lượng hàng hóa… đều có thể làm thay đổi diễn biến thanh toán.

- Các thay đổi về luật pháp, sự can thiệp của tòa án cũng tác động đến hoạt động thanh toán xuất khẩu.

- Sự lừa đảo, cấu kết của nhà xuất- nhập khẩu, làm bộ chứng từ giả để đòi tiền ngân hàng.

1.5 Luật điều chỉnh của phương thức TDCT

Thanh toán TDCT được xem là cơng cụ hiệu quả, an tồn nhất trong TQTT, tuy

nhiên, với sự tham gia của nhiều chủ thể, với những điều kiện kinh tế, pháp luật

khác nhau, khiến cho công cụ này chứa đựng khơng ít rủi ro trong quá trình tác

nghiệp. Do vậy, ngoài một số tập quán, quy tắc quốc tế, một số nước đã đưa tín

dụng chứng từ thành nội dung điều chỉnh của luật quốc gia nhằm tạo môi trường

pháp lý, nền tảng để hoạt động tín dụng chứng từ ngày càng hiệu quả và gần gũi với doanh nghiệp.

1.5.1 Hệ thống pháp luật quốc tế

- UCP - Quy tắc và Thực hành thống nhất tín dụng chứng từ (Uniformes Customs and Pratice for Documentary Credits)

UCP được ban hành lần đầu tiên vào năm 1933, bởi Phòng thương mại quốc tế

(ICC), qua nhiều lần sửa đổi và hoàn thiện, phiên bản UCP mới nhất hiện nay là

UCP600 - Quy tắc và thực hành thống nhất về TDCT, số 600, bản sửa đổi năm

2007 của Phịng Thương mại quốc tế, có hiệu lực 01/7/2007.

Điều đáng nói ở đây, UCP là sản phẩm của một tổ chức quốc tế phi chính phủ,

nó khơng phải là luật quốc gia mà cũng không phải là điều ước quốc tế và càng

khơng có giá trị ràng buộc đối với Tịa án. Do vậy, việc áp dụng những nguyên tắc này khơng đương nhiên. Khơng mang tính ràng buộc, nhưng được giới thương gia và ngân hàng của hơn 170 nước và khu vực trên thế giới sử dụng khiến đây trở

thành bộ quy tắc quốc tế về thương mại thành công nhất từ trước đến nay.

Tuy nhiên, cần phải nói thêm rằng UCP được soạn thảo bởi các chuyên gia trong ngành ngân hàng, điều đó hàm chứa một thực tế rằng UCP tồn tại nhằm bảo vệ lợi ích của ngân hàng. UCP không đề cập sự can thiệp của tòa án trong trường hợp

ngân hàng hành động thiếu cẩn trọng, gây thiệt hại cho khách hàng. Theo đó, ngân

hàng được miễn trách khi đã tiến hành các thao tác nghiệp vụ với sự cẩn trọng hợp lý. Vậy đâu là chuẩn mực để xác định sự “cẩn trọng hợp lý”?

- ISBP – Tập quán tiêu chuẩn ngân hàng quốc tế trong kiểm tra chứng từ theo L/C (International Standard Banking Practice for the Examination of Documents under Documentary Credit)

ISBP681, phiên bản mới nhất của ISBP là sự cụ thể hóa, sự bổ sung mang tính thực tiễn cho UCP600. ISBP không sửa đổi UCP và không mâu thuẫn với UCP

cũng như với các ý kiến và Quyết định của Ủy ban Ngân hàng ICC, mà giải thích

chi tiết và rõ ràng hơn cách áp dụng các Quy tắc của UCP trong giao dịch hàng ngày. Nhờ vậy, ISBP sẽ làm giảm sự cách biệt không cần thiết giữa những nguyên tắc chung quy định trong các Quy tắc của UCP và công việc hàng ngày của những

- URR - Quy tắc thống nhất về hoàn trả tiền giữa các ngân hàng theo L/C (Uniform Rules for Bank Reimbursement under Documentary Credit)

URR ấn bản 525 do ICC phát hành lần đầu tiên vào năm 1995, được xem như là

sự mở rộng và chi tiết hoá điều khoản 19 (thỏa thuận về hoàn trả liên hàng) của

UCP 500. URR 725 thay thế URR 525 là sự mở rộng và chi tiết hoá điều khoản 13 (thỏa thuận về hoàn trả liên hàng) của UCP 600, URR khơng mang tính chất bắt buộc các bên mua bán phải áp dụng.

1.5.2 Hệ thống pháp luật quốc gia

Mỹ, Trung Quốc là hai trong số rất ít quốc gia đưa L/C vào nội dung điều chỉnh vào luật quốc gia, các luật này cũng dựa trên nền tảng UCP, nhưng đi sâu hơn một số phạm vi mà UCP không điều chỉnh như xử lý gian lận, lừa đảo,..

Tại Trung Quốc, trước ngày 14-11-2005, Trung Quốc vẫn thuộc nhóm nước khơng có quy định riêng về TDCT. Tuy nhiên, sau khi Bản Quy tắc xét xử ra đời,

thì cùng với UCP, một hành lang pháp lý đầy đủ và rõ ràng về việc giải quyết tranh chấp liên quan đến Thư tín dụng đã được thiết lập tại Trung Quốc. Bản Quy tắc gồm 18 điều hướng dẫn cách thức xét xử các vụ kiện tụng, tranh chấp về Thư tín dụng theo một trình tự rõ ràng.

Tại Mỹ, các quy định về Thư tín dụng lần đầu tiên được giới thiệu trong Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ (UCC) vào năm 1952, sửa đổi lần thứ nhất năm

1995 tại Điều khoản 5 (từ §5-101 đến §5-118). UCC đã đề cập chi tiết về giao dịch TDCT, quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan. Bên cạnh đó, điều

khoản 5 của UCC đã bổ sung một số vấn đề mà UCP 600 chưa đề cập như định

nghĩa các thuật ngữ; vấn đề gian lận, giả mạo trong thanh tốn L/C... Nhìn chung,

các quy định về Thư tín dụng của Mỹ tuân thủ khá chặt chẽ các nguyên tắc của

UCP.

Ở Việt nam, pháp luật Việt Nam chưa có quy định riêng về việc giải quyết tranh

chấp trong thanh toán L/C. Do đó, khi có tranh chấp xảy ra, Tịa án, Trọng tài và

các bên thường áp dụng các quy định chung về giải quyết tranh chấp như Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật tố tụng dân sự và các quy định có liên quan khác. Tuy

nhiên, các quy định trên đây còn khá chung chung, và do nằm rải rác ở các văn bản khác nhau nên vẫn chưa đáp ứng nhu cầu giải quyết triệt để các tranh chấp liên quan

đến Thư tín dụng trên thực tế.

1.5.3 Mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế

Tòa án và Trọng tài thường vận dụng UCP bởi nó là một tuyển tập các thông lệ và tập quán về TDCT được phổ biến và thơng dụng nhất trên tồn thế giới. Nó được hiểu như là một văn bản đạt được sự hoàn hảo gần với một Bộ luật Quốc tế. Tuy

nhiên, một điều mà chúng ta phải thừa nhận là sự áp dụng của UCP vào TDCT

khơng ngăn việc tịa án áp dụng luật quốc gia.

Thời gian qua, có nhiều cuộc tranh luận pháp lý, đặc biệt là các trường hợp có

sự đối nghịch giữa UCP và luật quốc gia. Quan điểm của ICC là Bản quy tắc sẽ

không nêu ra những vấn đề pháp lý như vậy và UCP không thể thay đổi được luật quốc gia. Những tranh chấp, nếu có, tốt nhất là để cho Tòa án xem xét và phán

quyết. Tòa án quyết định mọi vấn đề trên cơ sở luật quốc gia và UCP. Nếu có sự khác biệt giữa hai hệ thống pháp luật thì quyết định của Tịa án có thể vượt lên tất cả, kể cả UCP.

Như vậy, có thể thấy, pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế về Thư tín dụng ln cùng song song tồn tại để tạo nên một hành lang pháp lý đầy đủ và rõ ràng điều chỉnh phương thức thanh toán L/C trong quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế.

1.6 Tình huống kinh điển và bài học kinh nghiệm trong tranh chấp giữa các ngân hàng khi thanh toán TDCT ngân hàng khi thanh tốn TDCT

Khi gian lận xảy ra, sẽ có tranh chấp giữa các ngân hàng với nhau về tính ràng buộc của việc thanh tốn, tịa án các quốc gia khác nhau có những cách tiếp cận khác nhau. Dưới đây, ta hãy cùng xem xét một trường hợp đã được tranh luận rộng rãi, và là một ví dụ điển hình của thanh toán L/C liên quan đến nhiều hơn 2 ngân

hàng, cụ thể là có thêm sự tham gia của NHXN.

Thương vụ mua bán dầu thô giữa người mua Napa Petroleum Trade Inc. và người bán Bayfern Limited, có chi tiết như sau:

- Thanh tốn theo hình thức tín dụng trả chậm (không kèm hối phiếu) 180 ngày, có xác nhận.

- Ngân hàng phát hành: Banque Paribas

- Ngân hàng thông báo, đồng thời cũng là ngân hàng xác nhận: Banco

Santander. Banco thông báo và gửi xác nhận L/C của mình đến người thụ hưởng là Bayfern, kèm theo lời đề nghị chiết khấu chứng từ nếu cần thiết. Tuy nhiên, lời đề nghị này đã không được thơng báo cho NHPH là Banque.

Sau khi hồn thành nghĩa vụ giao hàng, ngày 15/6/1998 người bán Bayfern trình chứng từ thanh toán trị giá 20,3 triệu USD cho NHXN Banco Santander. Các chứng từ trên bề mặt thể hiện phù hợp nên Banco Santander thoả thuận với người thụ hưởng chiết khấu bộ chứng từ, và ghi có số tiền 19,6 triệu USD vào tài khoản của người thụ hưởng tại Royal Bank of Scotland ngày 16/6/1998

Thanh toán xong bộ chứng từ, ngân hàng NHXN Banco Santander gửi chứng từ,

đòi tiền NHPH Banque Paribas. Ngày 24/6/1998 Banque Paribas thông báo Banco

Santander biết rằng bộ chứng từ được xuất trình và chấp nhận bởi Banco Santander là giả mạo và từ chối thanh toán.

Ngày 27/6/1998 cả hai ngân hàng đều nhận được thông báo về “tội lừa đảo được thành lập” của người thụ hưởng. NHXN Banco Santander khởi kiện NHPH Banque Paribas ra Tồ Thương mại Anh rồi Tịa Phúc thẩm Anh, tòa đã lập luận như sau:

- NHXN Banco Santander đã khơng nhận biết được có gian lận xảy ra khi tiến

hành chiết khấu bộ chứng từ trả chậm vào ngày 17/6/1998.

- Bộ chứng từ bị làm giả bởi người bán, cũng là người thụ hưởng Bayfern Ltd, và

- Cả NHPH Banque Paribas và NHXN Banco Santander đã biết về sự gian lận trước ngày đáo hạn của L/C 27/11/1998.

Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu NHXN có được miễn trừ trách nhiệm từ hành vi

gian lận của người thụ hưởng?

Tòa đã xem lại ủy quyền của NHPH Banque Paribas đối với NHXN Banco

kết sẽ thanh toán bộ chứng từ vào ngày đáo hạn, tức ngày 27/11/1998 và hứa sẽ

hoàn trả Banco Santander khi Banco Santander thực hiện trả tiền trên cơ sở cam kết trả chậm, tức là vào ngày 27/11/1998. Banque Paribas không yêu cầu Banco Santander chiết khấu chứng từ hay thanh toán trước ngày 27/11/1998. Nếu như

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)