1.3. .6 Đối với nhà xuất khẩu
2.1.2 Tình hình TTQT theo phương thức TDCT tại NHTM Việt Nam
Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng trong giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau. TTQT góp phần giải quyết mối quan hệ hàng hóa tiền tệ, tạo nên sự liên tục của quá trình sản xuất và đẩy nhanh quá trình lưu thơng hàng hóa trên phạm vi quốc tế. Nếu hoạt động TTQT được tiến hành nhanh chóng, an tồn sẽ khiến hoạt động lưu thơng hàng hóa tiền tệ
giữa người mua, người bán diễn ra trôi chảy, an toàn hơn.
TTQT làm tăng cường các mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, giúp cho q trình thanh tốn diễn ra nhanh chóng, an tồn, tiện lợi và giảm bớt chi phí cho các chủ thể tham gia. Bên cạnh đó, hoạt động TTQT làm tăng khối lượng thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong nền kinh tế, đồng thời thu hút một lượng ngoại tệ đáng kể vào Việt Nam.
Trong thanh toán quốc tế, TDCT đã thể hiện được tính ưu việt, mang lại lợi ích, cơng bằng cho các bên tham gia, nên đây là phương thức được sử dụng chủ yếu và
được các bên ưu tiên lựa chọn, đặc biệt với các giao dịch với trị giá lớn.
Chúng ta hãy xem xét tỷ trọng của phương thức TDCT so với các phương pháp khác của TTQT trong giai đoạn 2007-2011 qua bảng sau:
Bảng 2.1 Kim ngạch TTQT của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2011
Đơn vị tính : tỉ USD Năm Ngân hàng 2007 2008 2009 2010 2011 Vietcombank 26,400 33,620 25,620 30,900 38,800 Vietin bank 7,100 11,270 12,100 15,960 28,000 Agribank 7,248 10,643 9,700 8,790 6,600 BIDV 5,280 6,200 5,940 5,310 4,600 Eximbank 2,002 2,945 3,920 5,070 7,980 Sacombank 3,048 3,728 4,176 5,726 5,731 DongA bank 2,039 2,383 2,533 2,428 2,040 Tổng cộng 53,117 70,789 63,989 74,184 93,751 Kim ngạch XNK 111,300 143,400 127,000 157,000 203,600 Tỷ trọng trong thanh toán XNK (%) 47,72 49,36 50,38 47,25 46,04
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM giai đoạn 2007-2011)
Bảng trên thể hiện doanh số thanh toán XNK của các ngân hàng TTQT hàng đầu tại Việt Nam giai đoạn 2007-2011, với tổng doanh số TTQT luôn chiếm hơn 45% kim ngạch XNK, trong đó dẫn đầu là Ngân hàng ngoại thương Việt Nam
Việt Nam là nước có tỷ trọng thanh tốn TDCT cao nhất trong ba phương thức TTQT: TDCT, chuyển tiền, nhờ thu; chiếm từ 50-70% tổng doanh số TTQT, tùy vào mỗi ngân hàng. Ngân hàng ngoại thương Việt Nam là ngân hàng có tỷ lệ thanh tốn TDCT xếp vào hàng cao nhất, khoảng 65-70%.
Đây là một tỷ lệ khá cao so với tỷ lệ bình quân khu vực Châu Á và các khu vực
khác trên thế giới, tỷ lệ TTQT sử dụng TDCT thể hiện sự ổn định về kinh tế, tài
chính, chính trị tại nước sở tại. Tỷ lệ này càng cao đồng nghĩa với tính ổn định càng thấp.
Để có cái nhìn khái quát hơn, chúng ta cùng tham khảo tỷ lệ sử dụng TDCT
trong TTQT, phân theo khu vực địa lý, thể hiện bảng dưới đây:
Bảng 2.2 Tỷ lệ thanh toán dùng L/C ở một số khu vực trên thế giới Khu vực Tỷ lệ sử dụng TDCT
Các nước thuộc khối EU 9%
Bắc Mỹ 11%
Úc và New Zealand 17%
Các nước ngoài khối EU 20%
Châu Mỹ La Tinh 27%
Châu Á Thái Bình Dương 43%
Châu Phi 49%
Châu Á 52%
Trung Đông 57%
(Nguồn: International Payment and Financing Tools to Increase Sales 5/10/2010)
Trung Đông, Châu Á, Châu Phi là ba nơi có tỷ lệ sử dụng L/C cao nhất, điều này phản ảnh đúng thực tế tình hình kinh tế chính trị đang diễn ra tại nơi này, nhất là
Trung Đông, nơi được mệnh danh lò lửa chiến tranh.