Nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro thanh tốn tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 51)

1.3. .6 Đối với nhà xuất khẩu

2.2 Thực trạng rủi ro về thanh toán đối với ngân hàng trong TDCT

2.2.2 Nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro thanh tốn tín dụng chứng từ

2.2.2.1 Sự vận dụng các quy tắc quốc tế trong đánh giá bộ chứng từ

- Việc phân định một xuất trình như thế nào là hợp lệ là một quá trình đầy tranh cãi giữa các ngân hàng. Không phải tự nhiên mà những vị kỳ cựu trong giới kinh doanh và ngân hàng ngồi lại với nhau để cho ra đời UCP- điều chỉnh quy tắc thực hành tín dụng, lại phải cho ra đời tiếp quy tắc ISBP nhằm giải thích cho việc kiểm tra chứng từ quy định trong UCP. Vì rằng những ngân hàng khác nhau có những

cách hiểu khác nhau, dẫn đến việc không thống nhất trong đánh giá một bộ chứng từ là phù hợp hay không. Bộ chứng từ - căn cứ duy nhất cho việc thanh toán lại là nội dung gây tranh cãi thường xuyên giữa các ngân hàng, khiến cho nó trở thành

điểm huyệt của một L/C khi quyết định một thanh toán.

- Thực tế đã chứng minh tính tranh cãi của bộ chứng từ khi có đến 60-70% lần xuất trình đầu tiên chứa bất hợp lệ. Những lỗi bất hợp lệ thường gặp như thông tin không thống nhất giữa các chứng từ, xuất trình thiếu chứng từ, xuất trình muộn, mơ tả hàng hóa khơng khớp L/C, xuất hàng trễ, không ký hậu,...và phần lớn lỗi này thuộc về phía nhà xuất khẩu.

- Mỗi ngân hàng có thời gian tối đa là 5 ngày làm việc để quyết định xem việc

xuất trình có phù hợp hay không. Theo (ICC, 2007, trang 23) có quy định: Khi

NHPH hoặc NHĐCĐ quyết định từ chối thanh toán hoặc chiết khấu, ngân hàng đó phải gửi một thơng báo về việc đó cho người xuất trình. Thơng báo phải nêu rõ rằng ngân hàng từ chối thanh toán hoặc chiết khấu và từng điểm bất hợp lệ liên quan.

Ngoài ra, ngân hàng cũng cần thơng báo quyết định của mình về bộ chứng từ: + Ngân hàng đang cầm giữ các chứng từ chờ các chỉ thị tiếp theo của người

xuất trình.

+ NHPH đang giữ các chứng từ cho đến khi nhận được thông báo chấp nhận và

+ Ngân hàng đang gửi trả lại các chứng từ .

+ Ngân hàng đang hành động phù hợp với các chỉ thị trước đây đã nhận được từ người xuất trình.

2.2.2.2 Về nguồn nhân lực

Tuy đã có nhiều nỗ lực nâng cao trình độ nghiệp vụ, song vẫn dễ dàng nhận thấy rằng ở Việt Nam tư duy kinh doanh, nghiệp vụ và phương thức kinh doanh của các NHTM Việt Nam vẫn cịn thấp, có khoảng cách xa so với trình độ thế giới và rủi ro trong q trình thanh tốn bắt nguồn từ những con người cụ thể với những nghiệp vụ cụ thể. Do trình độ chun mơn và hiểu biết pháp luật cịn nhiều bất cập, ý thức nghề nghiệp, đạo đức chưa cao,...dẫn đến vi phạm quy trình nghiệp vụ cơ chế, chính sách pháp luật. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin trong ngành chưa

đủ mạnh, nhất là việc thiết kế, vận hành các hệ thống lớn, có tính phức tạp, tích hợp

cao nên việc triển khai và phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới cịn bị hạn chế. 2.2.2.3 Cơng tác quản trị, điều hành

- Công tác quản lý các NHTM Việt Nam cịn ở trong tình trang yếu kém, nhất là quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ - có, kiểm sốt nội bộ và hệ thống kế tốn. Vấn đề quản trị chiến lược của các ngân hàng vẫn còn hạn chế. Sự hạn chế về khả năng phân tích và dự báo ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, sự yếu kém trong quản lý

gây thất thoát lớn trong hoạt động TDCT tại các NHTM Việt Nam. Các ngân hàng thiếu chiến lược phát triển hoạt động TDCT một cách lâu dài, bền vững trên cơ sở

đánh giá nguồn lực hiện có, mơi trường kinh tế, mơi trường kinh doanh hiện tại và

tương lai. Chính sách khách hàng chưa được coi trọng. Khả năng phân tích tài chính,

đánh giá lợi nhuận, rủi ro của TDCT cịn yếu. Thiếu tầm nhìn dài hạn để nâng cao

uy tín thanh tốn trên thị trường tài chính quốc tế.

- Hệ thống thông tin theo dõi, quản lý rủi ro khơng kịp thời, chính xác. Đối với NHTM, rủi ro trong kỹ thuật thanh toán đã được đề cập rất nhiều, nhưng đến nay

vẫn hay xảy ra. Nhiều ngân hàng chưa có bộ phận quản lý hạn mức mở L/C, thiếu các biện pháp phòng ngừa rủi ro về cung ứng ngoại tệ tại thời điểm thanh tốn,

2.2.2.4 Năng lực quản trị rủi ro

Hầu hết các NHTM Việt Nam hiện nay vẫn chưa xây dựng được mơ hình quản lý, giám sát rủi ro hoạt động thanh toán TDCT theo đúng thơng lệ quốc tế, chưa có cơng cụ đo lường rủi ro để phục vụ công tác dự báo, cảnh báo rủi ro một cách có hệ thống, bài bản. Hệ thống thông tin quản lý rủi ro không được cập nhật đầy đủ, chính xác, làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến công tác quản trị rủi ro.

2.2.2.5 Năng lực cạnh tranh của ngân hàng

Các NHTM Việt Nam tương đối còn non trẻ, thời gian thâm nhập lĩnh vực

TTQT còn ngắn, sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng, uy tín đối với khách hàng chưa

cao, quan hệ hợp tác với các ngân hàng, tổ chức tài chính quốc tế chưa được quan

tâm đúng mức. Nhất là hệ thống các ngân hàng đại lý và chi nhánh ngân hàng ở

nước ngồi cịn khá mỏng, nên không thường xuyên cập nhật được những thay đổi, tình hình tài chính của đối tác.

2.2.2.6 Sự gian lận, lừa đảo của nhà xuất nhập khẩu

Gian lận không phải là điều gì mới mẻ, nó song hành, ra đời và tồn tại cùng với trao đổi buôn bán. Ở đâu có giao thương, ở đó có gian lận. Gian lận trong TDCT có nhiều hình thức, có thể do người thụ hưởng, người mở L/C, cả hai bên cùng thông

đồng hoặc bên thứ ba phát hành chứng từ gây ra. Tuy nhiên, gian lận xuất phát từ

người thụ hưởng chiếm đa số trong giao dịch ngoại thương.

Những kẻ hở nào khiến cho phương thức thanh toán tin cậy như L/C có thể bị lợi dụng, lừa đảo? Câu trả lời nằm ở:

- Sự tuyệt đối hóa bộ chứng từ trong thanh tốn

UCP600 chỉ ra rất rõ ràng rằng việc thanh toán của một TDCT hoàn toàn dựa trên bề mặt chứng từ. Chỉ cần người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ thể hiện nội dung phù hợp với quy định của L/C, ngân hàng có trách nhiệm thanh tốn/ chiết

khấu bộ chứng từ mà không quan tâm đến thực tế hàng được giao có đúng như cam kết hay không. Ngay cả khi bề mặt chứng từ thể hiện giống như quy định trong L/C, nhưng lại không đúng với thực tế diễn ra hoặc đã bị làm giả, ngân hàng cũng khơng

ngoại trừ trường hợp có sự can thiệp khẩn cấp của toà án, theo yêu cầu của người mua. Điều này được làm rõ trong điều 34 của UCP600, quy định sự miễn trách về

tính hợp lệ của chứng từ. Theo ICC (2007, trang 42):

“Ngân hàng chịu trách nhiệm đối với hình thức, sự đầy đủ, tính chính xác, tính chân thực, sự giả mạo hoặc hiệu lực pháp lý của bất kỳ chứng từ nào hoặc đối với

các điều kiện chung, điều kiện cụ thể quy định trong một chứng từ hoặc ghi thêm

trong chứng từ đó; cũng khơng chịu trách nhiệm với mô tả hàng hóa số lượng,

trọng lượng, chất lượng, điều kiện, bao gói, giao hàng, giá trị hoặc sự kiện hiện

hữu của hàng hóa, dịch vụ hoặc các nội dung khác mà các chứng từ thể hiện. Ngân hàng cũng không chịu trách nhiệm về thiện chí hoặc các hành vi hoặc thiếu sót, khả năng thanh toán, thực hiện nghĩa vụ hoặc địa vị của người gửi hàng, người chuyên chở, người giao nhận, người nhận hàng hoặc người bảo hiểm hàng hóa hoặc bất cứ người nào khác”.

- Khoảng cách địa lý

Giao dịch quốc tế thường được ký kết bởi những đối tác có vị trí địa lý cách xa

nhau, dẫn đến việc thanh toán diễn ra trước khi hàng đến tay người mua. Điều này

tạo cơ hội cho những kẻ lừa đảo nhận tiền và biến mất trước khi bị phát hiện. Việc phát hiện hành vi gian lận thường chỉ diễn ra khi người mua nhận và kiểm tra hàng, lúc này thì kẻ lừa đảo đã kịp tẩu thốt đến nơi mà luật pháp khơng thể truy tố.

- Thiếu bàn tay pháp luật

Mặc dù thiệt hại do gian lận, lừa đảo trong thanh toán TDCT ngày càng gia tăng nhưng vẫn chưa có điều luật quốc tế nào hỗ trợ việc phát hiện và truy tố kẻ lừa đảo. Ngay cả khi phát hiện, người bị hại đôi khi cũng miễn cưỡng nhờ sự hỗ trợ của luật pháp do chi phí phát sinh đơi khi cịn lớn hơn thiệt hại, và cịn ảnh hưởng đến danh tiếng trên thương trường.

Thêm nữa, hệ thống pháp lý mỗi nước có cách nhìn rất khác nhau. Như tại Anh, tòa án rất miễn cưỡng can thiệp vào việc thanh toán, trong trường hợp ngân hàng phát hiện gian lận, nhưng không thể hay chưa thể cung cấp bằng chứng rõ ràng thì tịa án khơng bao giờ can thiệp hay tham gia chứng minh sự tồn tại của gian lận,

ngân hàng khơng cịn cách nào khác là phải thanh toán đúng như quy định. Khó

khăn trong việc chứng minh “gian lận được thành lập” tạo điều kiện cho tội phạm trong lĩnh vực này ngày càng gia tăng.

2.2.2.7 Năng lực kinh doanh của khách hàng

Ngoài những yếu tố nêu trên thì năng lực cạnh tranh của khách hàng cũng là một trong những nhân tố làm tăng rủi ro cho ngân hàng. Do kinh nghiệm về kinh doanh ngoại thương, sự am hiểu về thông lệ, tập quán quốc tế còn hạn chế, dẫn đến sơ hở như chọn nhầm đối tác, khi ký kết hợp đồng thường dễ dàng chấp nhận các điều

kiện thanh toán bất lợi cho mình. Khi mở L/C thì sơ sài, thiếu chặt chẽ, nhiều trường hợp mặc dù được ngân hàng nêu những điểm bất lợi khi mở L/C nhưng đơn vị vẫn không chịu sửa với lý do khách hàng rất đáng tin cậy. Khi có sai sót, thiệt hại xảy ra thì lại yêu cầu ngân hàng từ chối thanh toán. Trong nhiều trường hợp, để bảo vệ khách hàng trong nước, ngân hàng phải tìm ra những lỗi dù là không đáng kể để từ chối thanh tốn, điều này có thể ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng trong mắt

đối tác nước ngồi.

2.2.2.8 Điều kiện kinh tế, môi trường bên ngoài

Tập quán kinh doanh của các nước trên thế giới rất đa dạng và tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu như khơng am tường và có những hiểu biết cặn kẽ, rất dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Chẳng hạn như đối với LC xuất khẩu thủy sản qua thị trường Mỹ và EU, nhà xuất khẩu VN phải chấp nhận điều kiện cho phép NHPH giao chứng từ cho người mua nhận hàng và chỉ thanh toán khi nhận được từ người mua xác nhận chấp nhận hàng hóa của Cục quản lý thực phẩm & Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) hoặc cơ quan kiểm tra thực phẩm EU. Do đó, phải tìm hiểu kỹ và lập biện pháp phịng ngừa khi có rủi ro xảy ra.

2.2.2.9 Môi trường pháp lý chưa đầy đủ, đồng bộ và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. lệ quốc tế.

Hệ thống pháp luật Việt nam tuy đã được khẩn trương xây dựng để đáp ứng yêu cầu mới nhưng hiện vẫn còn nhiều bất cập, chưa thật sự quan tâm đến quy luật thị

NHTM không thể tự tháo gỡ. Cùng với việc mở của thị trường tài chính nội địa sẽ làm tăng rủi ro thị trường do tác động từ bên ngoài, từ thị trường tài chính khu vực và thế giới, trong khi đó, năng lực điều hành cũng như giám sát của ngân hàng nhà nước còn hạn chế, bên cạnh đó, cơ chế quản lý vĩ mơ chưa đồng bộ, gây khó khăn cho NHTM trong q trình hoạt động TTQT

Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát vẫn chưa phát hiện, ngăn chặn kịp thời các rủi ro, và cũng chưa có văn bản nào của nhà nước điều chỉnh quyền hạn và trách

nhiệm các bên tham gia hoạt động thanh tốn xuất nhập khẩu.

2.3 Tình huống liên quan đến trách nhiệm và rủi ro của ngân hàng trong

tranh chấp thanh toán bằng TDCT

Centrimex (Việt Nam) và Helm Corp (Đức) ký hợp đồng mua bán 10.000 tấn

phân urea trị giá 1.450.000 USD.

- Ngày 19/7/2000, Centrimex đã mở LC số LN/SGD I-00/071, NHPH: SGD I- Agribank, NHTB là BHF của Đức.

- Ngày 2/10/2000 nhận được chứng từ do Ngân hàng BHF xuất trình, SGD I-

Agribank tiến hành kiểm tra và phát hiện một số sai sót: hối phiếu ghi sai số tiền bằng chữ và không ghi tên của người thụ trái, vận đơn không ghi chú ngày xếp hàng lên tàu.

- Ngày 3/10/2000 SGD I- Agribank thơng báo sai sót cho Centrimex.

Cùng ngày Centrimex gửi xác nhận từ chối thanh tốn LC, trong đó nêu thêm một số sai sót nữa: ngày và số hợp đồng ghi trên chứng từ không đúng, điều kiện

giao hàng CNF FO không phù hợp với Incoterm 2000, lịch trình tàu chạy không

đúng như Công ty Helm thơng báo trước đó cho Centrimex.

- Ngày 4/10/2000 SGD I- Agribank thông báo cho Ngân hàng BHF biết rằng Centrimex từ chối thanh toán LC do bộ chứng từ xuất trình có sai sót (vận đơn và hối phiếu). Tuy nhiên, Ngân hàng BHF không chấp nhận những sai sót chứng từ do SGD I- Agribank nêu ra và yêu cầu SGD I- Agribank thực hiện thanh tốn.

- Ngày 13/10/2000 Bộ Thương mại có cơng văn về việc tạm ngưng thanh toán

- Ngày 18/10/2000 Ngân hàng BHF thông báo cho SGD I- Agribank rằng họ đã phong toả tài khoản của SGD I- Agribank.

- Ngày 2/11/2000 Ngân hàng BHF tự động trích tài khoản của SGD I- Agribank với số tiền 1.451.935,75USD để thu hồi tiền hàng theo LC. Ngoài ra, Ngân hàng

BHF còn phạt SGD I - Agribank 10.162USD vì lỗi chậm thanh toán. SGD I – Agribank chấp nhận thanh toán cho Ngân hàng BHF và ghi nợ tài khoản vay bắt buộc đối với Centrimex.

- Tuy nhiên, trong khi các bên tranh cãi về việc thanh tốn thì từ ngày 19/10/2000 do hơn một tháng lưu tại cảng Sài gòn nhưng không ai đứng ra nhận

hàng, tàu Dewan I rời khỏi cảng Việt Nam về Pakistan cùng với 10.000 tấn phân urea và yêu cầu tồ án Pakistan cho phép thanh lý lơ hàng để thu hồi chi phí.

- Ngày 26/1/2001 toà án Pakistan ra quyết định ra lệnh trả lại con tàu cùng với hàng hoá để các bên giải quyết tiếp. Tuy nhiên, Đoàn đại diện Việt Nam (SGD I –

Agribank và Centrimex) đã không đạt được thoả thuận với chủ tàu trong việc đưa

tàu Dewan I quay trở lại Việt Nam vì Centrimex ngại chi phí tốn kém, vì thế, tồ án Pakistan cho phép chủ tàu thanh lý lô hàng để trang trải chi phí. Vụ việc dừng lại

với việc phía người mua Việt Nam mất tồn bộ lơ hàng, mà NHPH vẫn phải thanh toán cho ngân hàng đối tác.

Từ sự việc trên, ta có thể phân tích 3 vấn đề chính sau đây:

Đánh giá bộ chứng từ theo quy định trong UCP600:

Sai sót trên hối phiếu: các ngân hàng ngày nay thiên về xu hướng không xem hối phiếu là một chứng từ giống như các chứng từ khác, cũng như khơng xem sai sót liên quan đến hối phiếu là lý do để từ chối thanh tốn. Vì rằng hối phiếu xuất hiện ở trường 42C, 41C, 42A chứ không được thể hiện ở trường 46A (Chứng từ u cầu xuất trình để thanh tốn). Như vậy, hối phiếu trong trường hợp này khơng đóng vai trị như một chứng từ liên quan đến hàng hóa.

Sai sót trên vận đơn: Vận đơn không ghi chú ngày xếp hàng lên tàu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)