Tình huống liên quan đến trách nhiệm và rủi ro của ngân hàng trong tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 56 - 63)

1.3. .6 Đối với nhà xuất khẩu

2.3 Tình huống liên quan đến trách nhiệm và rủi ro của ngân hàng trong tranh

tranh chấp thanh toán bằng TDCT

Centrimex (Việt Nam) và Helm Corp (Đức) ký hợp đồng mua bán 10.000 tấn

phân urea trị giá 1.450.000 USD.

- Ngày 19/7/2000, Centrimex đã mở LC số LN/SGD I-00/071, NHPH: SGD I- Agribank, NHTB là BHF của Đức.

- Ngày 2/10/2000 nhận được chứng từ do Ngân hàng BHF xuất trình, SGD I-

Agribank tiến hành kiểm tra và phát hiện một số sai sót: hối phiếu ghi sai số tiền bằng chữ và không ghi tên của người thụ trái, vận đơn không ghi chú ngày xếp hàng lên tàu.

- Ngày 3/10/2000 SGD I- Agribank thơng báo sai sót cho Centrimex.

Cùng ngày Centrimex gửi xác nhận từ chối thanh tốn LC, trong đó nêu thêm một số sai sót nữa: ngày và số hợp đồng ghi trên chứng từ không đúng, điều kiện

giao hàng CNF FO không phù hợp với Incoterm 2000, lịch trình tàu chạy khơng

đúng như Cơng ty Helm thơng báo trước đó cho Centrimex.

- Ngày 4/10/2000 SGD I- Agribank thông báo cho Ngân hàng BHF biết rằng Centrimex từ chối thanh tốn LC do bộ chứng từ xuất trình có sai sót (vận đơn và hối phiếu). Tuy nhiên, Ngân hàng BHF khơng chấp nhận những sai sót chứng từ do SGD I- Agribank nêu ra và yêu cầu SGD I- Agribank thực hiện thanh toán.

- Ngày 13/10/2000 Bộ Thương mại có cơng văn về việc tạm ngưng thanh tốn

- Ngày 18/10/2000 Ngân hàng BHF thông báo cho SGD I- Agribank rằng họ đã phong toả tài khoản của SGD I- Agribank.

- Ngày 2/11/2000 Ngân hàng BHF tự động trích tài khoản của SGD I- Agribank với số tiền 1.451.935,75USD để thu hồi tiền hàng theo LC. Ngoài ra, Ngân hàng

BHF còn phạt SGD I - Agribank 10.162USD vì lỗi chậm thanh tốn. SGD I – Agribank chấp nhận thanh toán cho Ngân hàng BHF và ghi nợ tài khoản vay bắt buộc đối với Centrimex.

- Tuy nhiên, trong khi các bên tranh cãi về việc thanh tốn thì từ ngày 19/10/2000 do hơn một tháng lưu tại cảng Sài gòn nhưng không ai đứng ra nhận

hàng, tàu Dewan I rời khỏi cảng Việt Nam về Pakistan cùng với 10.000 tấn phân urea và yêu cầu tồ án Pakistan cho phép thanh lý lơ hàng để thu hồi chi phí.

- Ngày 26/1/2001 toà án Pakistan ra quyết định ra lệnh trả lại con tàu cùng với hàng hoá để các bên giải quyết tiếp. Tuy nhiên, Đoàn đại diện Việt Nam (SGD I –

Agribank và Centrimex) đã không đạt được thoả thuận với chủ tàu trong việc đưa

tàu Dewan I quay trở lại Việt Nam vì Centrimex ngại chi phí tốn kém, vì thế, tồ án Pakistan cho phép chủ tàu thanh lý lô hàng để trang trải chi phí. Vụ việc dừng lại

với việc phía người mua Việt Nam mất tồn bộ lơ hàng, mà NHPH vẫn phải thanh toán cho ngân hàng đối tác.

Từ sự việc trên, ta có thể phân tích 3 vấn đề chính sau đây:

Đánh giá bộ chứng từ theo quy định trong UCP600:

Sai sót trên hối phiếu: các ngân hàng ngày nay thiên về xu hướng không xem hối phiếu là một chứng từ giống như các chứng từ khác, cũng như khơng xem sai sót liên quan đến hối phiếu là lý do để từ chối thanh tốn. Vì rằng hối phiếu xuất hiện ở trường 42C, 41C, 42A chứ không được thể hiện ở trường 46A (Chứng từ yêu cầu xuất trình để thanh tốn). Như vậy, hối phiếu trong trường hợp này khơng đóng vai trị như một chứng từ liên quan đến hàng hóa.

Sai sót trên vận đơn: Vận đơn không ghi chú ngày xếp hàng lên tàu.

bốc lên một con tàu đích danh hoặc xếp lên một con tàu đích danh, trong trường

hợp này, ngày phát hành vận đơn sẽ được xem như là ngày bốc hàng lên tàu và xếp hàng”. Như vậy, nếu vận đơn xuất trình có in sẵn nội dung “Shipped on board the

vessel named above in good order and condition …” ở gần ô nơi ngày phát hành

của vận đơn, thì có thể xem vận đơn là hợp lệ, trong trường hợp này, ngày phát

hành được xem như là ngày xếp hàng lên tàu. Vận đơn xuất trình có in sẵn nội dung trên nên Ngân hàng BHF mới có cơ sở bác bỏ sai sót do SGD I – Agribank nêu trong điện từ chối.

Như vậy, BHF đã có cơ sở khi xem bộ chứng từ là hợp lệ và bác bỏ lý do thiếu tính thuyết phục của SGD I – Agribank. Do đó, SGD I – Agribank có trách nhiệm thanh tốn cho Ngân hàng BHF, khơng thể gửi trả lại bộ chứng từ cho Ngân hàng BHF mà sẽ chuyển giao bộ chứng từ đã ký hậu vận đơn cho Centrimex để

Centrimex làm thủ tục nhận hàng.

Về việc kiểm tra chứng từ và thông báo từ chối, qua vụ việc của SGD I – Agribank chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau đây:

- Cán bộ nhân viên nghiệp vụ thực hành kiểm tra chứng từ theo LC phải đọc và hiểu đúng tinh thần của UCP, tham khảo các tài liệu, ý kiến của Uỷ ban Ngân hàng ICC, nghiên cứu các sách hướng dẫn thực hành kiểm tra chứng từ, Tập quán Ngân hàng Tiêu chuẩn Quốc tế - ISBP,....là những cuốn cẩm nang được nhiều ngân hàng sử dụng để có thể giúp khách hàng lập chứng từ phù hợp cũng như giúp phát hiện

đúng, chính xác những sai sót chứng từ … tránh những tranh chấp đáng tiếc tương

tự xảy ra.

- Đừng quá vị nể khách hàng của mình mà cố tình tìm những “cái bị cho là sai sót” của chứng từ nhằm mục đích trì hỗn thanh tốn cho đến khi hàng về đến cảng hoặc cho đến khi biết chắc được chất lượng của hàng hố … Vì có thể khách hàng nhập khẩu lợi dụng những sai sót này mà từ chối thanh toán chứng từ giống như Centrimex, trong khi đó những sai sót này lại bị ngân hàng xuất trình/người thụ

Bộ Thương mại có thể ra lệnh cho ngân hàng tạm ngừng thanh toán? Bộ Thương mại không đủ cơ sở pháp lý để buộc SGD I – Agribank ngưng việc

thanh tốn. Có một thực tế cần lưu ý là luật của nước sở tại luôn chiếm ưu thế đối với UCP. Điều này đúng ở mọi quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, trong trường hợp này chỉ có lệnh của tịa án, chứ khơng phải của Bộ Thương mại, mới đủ cơ sở pháp lý cho ngân hàng thực hiện tạm ngừng thanh toán. Việc Bộ Thương mại khi chưa xem xét kỹ vấn đề đã vội vã gửi công văn đề nghị ngân hàng tạm ngừng thanh tốn cũng có thể là ngun nhân khiến Centrimex tin rằng họ đã hành động đúng cho nên họ đã một mực từ chối không nhận hàng.

Mặc dù các ngân hàng thực hành thanh toán bằng LC sẽ căn cứ vào UCP để

thực hiện nhưng một khi nhận được lệnh của toà án, họ không thể không tuân theo. Do vậy, bài học kinh nghiệm ở đây là nếu khách hàng muốn ngân hàng ngừng thanh tốn cho nước ngồi, chỉ có một cách duy nhất là phải có lệnh của tồ án gửi cho ngân hàng trước khi việc thanh toán được thực hiện.

SGD I Agribank hay Centrimex chịu trách nhiệm về việc mất trắng 1.451.935,75USD ?

Trong trường hợp cụ thể của SGD I – Agribank và Centrimex, câu trả lời là cả hai nhưng trước hết là trách nhiệm của Centrimex.

Ngân hàng cầm giữ chứng từ, do vậy, ngân hàng là chủ sở hữu lô hàng và ngân hàng phải có trách nhiệm nhận hàng? Đây là cách hiểu sai lầm của đa số các doanh nghiệp Việt nam. Vận đơn có thể được lập theo lệnh của NHPH L/C nhưng điều đó khơng có nghĩa NHPH L/C là chủ sở hữu lô hàng. Đây chỉ là kỹ thuật được NHPH L/C áp dụng trong trường hợp L/C thanh toán bằng vốn vay hoặc bằng vốn tự có miễn ký quỹ một phần hoặc tồn bộ nhằm mục đích quản lý lơ hàng cho đến khi các thủ tục về nguồn vốn thanh toán được giải quyết xong. Khi nhận được bộ chứng từ phù hợp hoặc chứng từ có sai sót nhưng được người yêu cầu mở LC chấp nhận

thanh toán, ngân hàng phát hành sẽ giao bộ chứng từ, trong đó có vận đơn được

trong trường hợp này phải hiểu chính nhà nhập khẩu Centrimex là chủ sở hữu đích thực của lơ hàng.

Như phân tích ở trên, bộ chứng từ xuất trình xem như là phù hợp với các điều

khoản và điều kiện của LC, do vậy, SGD I – Agribank là NHPH L/C có trách nhiệm thanh tốn cho người thụ hưởng L/C như đã cam kết. Centrimex không phải là một bên tham gia trực tiếp vào L/C nhưng Centrimex có quan hệ hợp đồng với SGD I – Agribank liên quan đến việc mở L/C. Căn cứ cam kết của Centrimex trong đơn yêu cầu mở LC nhập khẩu urea bằng vốn vay và căn cứ hợp đồng giữa SGD I –

Agribank và Centrimex thì Centrimex có nghĩa vụ phải nhận nợ vay với SGD I – Agribank để thanh toán cho nước ngoài và nhận chứng từ làm thủ tục nhận hàng.

Tuy nhiên, điều này thực tế đã không xảy ra.

Khi nhìn lại thị trường phân bón lúc đó, nếu Centrimex chấp nhận thanh toán

chứng từ và tiếp nhận lơ hàng thì khả năng có thể bị lỗ lớn vì tại thời điểm đó phân urea trong nước liên tục rớt giá trong khi thị trường đầu ra chính là đồng bằng sơng Cửu Long lại đang bị ngập lụt. Chính vì vậy, Centrimex trước sau như một vẫn bám vào những “cái bị cho là sai sót” khơng chịu nhận nợ vay để thanh tốn nước ngồi và tiếp nhận hàng. Việc Centrimex dựa vào những “cái bị cho là sai sót” khơng

được ngân hàng nước ngồi chấp nhận và dựa vào những sai sót (do chính mình đặt

ra) ngoài các điều khoản và điều kiện LC để từ chối không nhận chứng từ, không

nhận hàng là hành động cố ý làm trái, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của

Nhà nước, Centrimex là bên phải chịu trách nhiệm chính trước pháp luật về vấn đề này.

Trong chừng mực nào đó, dưới góc độ là ngân hàng tài trợ nhập khẩu, SGD I – Agribank cũng phải chịu một phần trách nhiệm trong việc để tàu Dewan I rời cảng Việt Nam mang theo toàn bộ 10.000 tấn phân urea và đã thanh lý lơ hàng để trang

trải chi phí phát sinh từ việc phía Việt Nam khơng nhận hàng. Với tư cách là ngân hàng cho vay, theo nguyên tắc món vay phải có vật tư, hàng hố bảo đảm, SGD I – Agribank lẽ ra phải có biện pháp quản lý lơ hàng để có thể thu nợ. Tuy nhiên, SGD I – Agribank đã quên mất điều đó và không chịu hiểu rằng việc mất trắng lô hàng trị

giá 1.451.935,75USD chắc chắn sẽ dẫn đến việc Centrimex sẽ không bao giờ trả được nợ dù tồ án có phán quyết thế nào đi nữa. Cách làm giảm thiệt hại nhất là

SGD I – Agribank nên đứng ra nhận hàng thay cho Centrimex để bảo đảm rằng

món vay ít ra cũng có vật tư, hàng hố bảo đảm cho việc thu hồi vốn cho vay, còn Centrimex sẽ phải chịu trách nhiệm tài chính đối với SGD I – Agribank nếu như giá trị lô hàng tại thời điểm không đủ trả nợ vay và các chi phí phát sinh.

Về sau dường như SGD I – Agribank đã nhận thức được hậu quả và tìm cách

khắc phục bằng cách cùng với Centrimex sang Pakistan để thương lượng đưa hàng về Việt Nam nhưng tiếc thay một lần nữa Centrimex từ chối phương án đưa hàng về vì sợ tốn thêm chi phí.

Việc để tàu Dewan I rời cảng Việt Nam mang theo toàn bộ lô hàng là trách

nhiệm của cả doanh nghiệp lẫn ngân hàng. Nếu cả hai biết kiềm chế, biết lắng nghe và biết hợp tác thay vì đùn đẩy trách nhiệm cho nhau thì sẽ khơng có sai lầm ngô

nghê như thế này trong mua bán ngoại thương. Bài học này cần được phổ biến rộng

rãi đến các doanh nghiệp và các ngân hàng để cùng rút kinh nghiệm, tránh những

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

NHTM Việt Nam khi thanh toán TDCT đã phải trải qua những rủi ro vốn có của cơng cụ được cho là an toàn nhất này, ngoài ra, do đặc thù của hệ thống tài chính

nói chung, hệ thống NHTM nói riêng, thanh tốn TDCT tại Việt nam vẫn cịn bộc lộ nhiều sai sót, yếu kém. Chương 2, tác giả đã đi sâu vào phân tích:

1- Kim ngạch thanh toán TDCT và vai trị của cơng cụ này đối với ngoại

thương Việt Nam

2- Bên cạnh những thành tựu đạt được, đi sâu phân tích những sai sót, rủi ro mà NHTM Việt Nam thường gặp phải.

3- Tìm ra nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan của những rủi ro trên 4- Bài học kinh nghiệm từ một vụ việc mà cả ngân hàng cũng như người mua Việt nam chịu thiệt hại nặng nề do không nắm rõ bản chất, những quy định của

thanh tốn TDCT.

Trên cơ sở phân tích những ngun nhân khiến cho ngân hàng gặp nhiều rủi ro khi tham gia vào TDCT, Chương 3 tác giả sẽ trình bày những giải pháp và kiến nghị

để các bên liên quan có thể cùng nhau xây dựng để TDCT trở về đúng bản chất của

ban đầu của nó, là một phương pháp thanh tốn an tồn cho cả người mua, người

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM.

3.1 Định hướng hoạt động TTQT theo phương thức TDCT đối với các

NHTM trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)