thương mại
1.3.1 Các nhân tố khách quan
- Các yếu tố kinh tế: có ảnh hưởng đến khả năng tạo lợi nhuận, khả năng ổn định và phát triển vững mạnh của các NHTM. Bất cứ sự biến động nào của lạm phát, tăng trưởng kinh tế, xã hội, chính sách tiền tệ,... cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM, thậm chí cịn tạo ra khủng hoảng do tác động lây lan của kinh tế thị trường.
- Các yếu tố xã hội, văn hóa: như trình độ dân trí, tập qn sử dụng tiền mặt và sự hiểu biết của người dân về hệ thống ngân hàng… đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn hoạt động kinh doanh đều tìm hiểu phong tục tập quán, các yếu tố văn hóa đặc trưng của dân tộc đó. Yếu tố này ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Các yếu tố chính trị, chính sách và pháp luật: hệ thống pháp luật như luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư, quy định… minh bạch, rõ ràng, kịp thời và đồng bộ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của các NHTM. Từ đó, các NHTM mới phát huy được quyền chủ động, linh hoạt trong hoạt động kinh doanh và yên tâm rằng mình đã thực hiện đúng pháp luật.
1.3.2 Các nhân tố chủ quan
- Năng lực tài chính: đây là yếu tố thể hiện quy mô hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng nào có vốn tự có lớn sẽ có khả năng huy động vốn, khả năng cung ứng tín dụng, khả năng đầu tư tài chính và khả năng ứng dụng cơng nghệ cao. Trong xu thế hội nhập và phát triển, tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngày càng gay gắt, việc tăng vốn tự có của bản thân mỗi ngân hàng là hết sức cần thiết, điều này sẽ giúp các NHTM mở rộng quy mô hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm để chiếm thị phần, nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ và tạo ra nhiều tiện ích cho khách hàng.
- Năng lực quản trị, điều hành: sự yếu kém trong việc quản trị và điều hành sẽ làm cho hoạt động của NHTM kém hiệu quả. Năng lực quản trị phản ánh khả năng đề ra và lựa chọn những chiến lược kinh doanh phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất như các chiến lược về huy động vốn, cấp tín dụng, hoạt động dịch vụ, tổ chức bộ máy…Năng lực quản trị, điều hành cũng có thể được phản ánh bằng khả năng giảm thiểu chi phí hoạt động, sử dụng hiệu quả các đầu vào để có thể tạo ra một tập hợp đầu ra cực đại.
- Khả năng ứng dụng tiến bộ cơng nghệ: chính là phản ánh năng lực cơng nghệ thông tin của một ngân hàng. Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, để duy trì khả năng cạnh tranh thì các NHTM phải không ngừng ứng dụng công
nghệ cao để phát triển các sản phẩm, dịch vụ hiện đại. Năng lực công nghệ của ngân hàng thể hiện khả năng trang bị công nghệ mới bao gồm thiết bị, con người và tính độc đáo về cơng nghệ của mỗi ngân hàng.
- Trình độ, chất lượng của người lao động: chất lượng của đội ngũ nhân sự là yếu tố có tính quyết định đến sự thành công hay thất bại của một tổ chức. Chất lượng của đội ngũ nhân sự thể hiện ở trình độ chun mơn, phẩm chất đạo đức và phong cách ứng xử phù hợp với cơng việc, với mọi tình huống. Việc sử dụng nhân lực có đạo đức nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn sẽ giúp cho ngân hàng tạo lập được những khách hàng trung thành và ngăn ngừa được những rủi ro có thể xảy ra trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Marketing: marketing trong hoạt động của các NHTM là một quá trình xác định, dự báo, thiết lập và đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ. Những nội dung cơ bản của marketing là nghiên cứu và phân tích khả năng của thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị thương hiệu, xây dựng thương hiệu và các hoạt động chăm sóc khách hàng. Q trình này thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.