2.1 Quá trình hình thành của Ngân hàng TMCP Sài Gịn sau hợp nhất
2.1.1.2 Nguyên nhân hợp nhất
Lý do để SCB, Ficombank và TinNghiaBank tiến đến hợp nhất là trong thời gian hoạt động vừa qua cả ba ngân hàng này đều mất khả năng thanh khoản tạm thời. Nguyên nhân chủ yếu là đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Khi thị trường có biến động, nguồn vốn khó khăn khiến ba ngân hàng này mất khả năng thanh khoản tạm thời. Sự tự nguyện hợp nhất cùng với sự hỗ trợ thanh khoản và tham gia tồn diện vào q trình hợp nhất của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) sẽ đảm bảo các ngân hàng hợp nhất không bị phá sản, bảo vệ lợi ích của người gửi tiền và giữ nguyên quyền lợi của các cổ đông hiện hữu.
Việc hợp nhất của ba ngân hàng là phù hợp với chủ trương, chính sách của NHNN về việc chấn chỉnh, sắp xếp và lành mạnh hóa các TCTD cổ phần, giảm bớt một số các TCTD hiện hữu yếu kém. Chính sự tiên phong tự nguyện hợp nhất của SCB, Ficombank và TinNghiaBank đã được NHNN tạo điều kiện cho ngân hàng hợp nhất có những chính sách khuyến khích và hỗ trợ mọi mặt từ NHNN. Một yếu tố khác không kém phần quan trọng dẫn đến việc hợp nhất diễn ra nhanh chóng là do các nhóm cổ đơng chính của SCB, Ficombank và TinNghiaBank đều có mối quan hệ với nhau và có quan điểm đồng thuận rất cao về việc hợp nhất. Hội đồng
quản trị của 3 ngân hàng tự nguyện hợp nhất là để phát huy thế mạnh lẫn nhau của các ngân hàng, hỗ trợ cho nhau, đồng thời tiết giảm đươc chi phí vận hành nhằm tạo ra một ngân hàng mới vững mạnh hơn, với khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn và mạng lưới hoạt động rộng hơn.
Hơn nữa ba ngân hàng thành viên đã thấy được lợi ích của việc hợp nhất. Hợp nhất ngân hàng đem lại giá trị gia tăng lớn hơn so với các ngân hàng đứng riêng lẻ nhờ phát huy lợi thế kinh tế về quy mô, giảm cạnh tranh nội bộ, tiết kiệm chi phí, gia tăng thị phần và nâng cao năng lực quản trị.
2.1.1.3 Sơ lược quá trình hình thành của Ngân hàng TMCP Sài Gòn sau hợp nhất
Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn với tên tiếng Anh là Saigon Commercial Bank được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chính thức cấp Giấy phép số 238/GP-NHNN ngày 26 tháng 12 năm 2011 về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn trên cơ sở hợp nhất tự nguyện của ba ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank) và Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Ngân hàng TMCP Sài Gịn (ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 2012. Đây là bước ngoặt trong lịch sử phát triển của cả ba ngân hàng, đánh dấu sự thay đổi về quy mô tổng tài sản lớn hơn, phát triển vượt bậc về công nghệ, mạng lưới chi nhánh phát triển rộng khắp cả nước và trình độ chun mơn vượt bậc của tập thể cán bộ công nhân viên.
Ngân hàng được thành lập nhằm thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của ngân hàng; thực hiện các giao dịch ngoại tệ; các dịch vụ tài trợ thưong mại quốc tế; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; và các dịch vụ ngân hàng được NHNN cho phép.
Trên cơ sở thừa kế những thế mạnh vốn có của 3 ngân hàng, Ngân hàng hợp nhất đã có những lợi thế mạnh trong lĩnh vực ngân hàng và nằm trong nhóm 5 ngân
hàng cổ phần lớn nhất tại Việt Nam. Cụ thể: Vốn điều lệ đạt 10.584 tỷ đồng, tổng tài sản ngân hàng đã đạt khoảng 154.000 tỷ đồng, nguồn vốn huy động từ tổ chức tín dụng, kinh tế và dân cư đạt hơn 110.000 tỷ đồng. Hiện hệ thống mạng lưới giao dịch của ngân hàng ước khoảng có 230 đơn vị trên cả nước sẽ giúp khách hàng giao dịch một cách thuận lợi và tiết kiệm nhất.
Trong thời gian đầu sau hợp nhất, mặc dù có nhiều điểm thuận lợi nhưng những tồn tại trước đây của ba ngân hàng cũ để lại là một trong những thách thức không nhỏ đối với SCB. Tuy nhiên, với những thế mạnh sẵn có cùng sự quyết tâm của Hội đồng Quản trị, Ban điều hành và toàn thể cán bộ nhân viên, sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là sự tin tưởng, ủng hộ của khách hàng, cổ đông, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (ngân hàng hợp nhất) chắc chắn sẽ phát huy được thế mạnh về năng lực tài chính, quy mơ hoạt động và khả năng quản lý điều hành để nhanh chóng trở thành một trong những tập đồn tài chính ngân hàng hàng đầu Việt Nam và mang tầm vóc quốc tế, đủ sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường trong và ngồi nước. Qua đó, cung cấp giải pháp tài chính linh hoạt, chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng cũng như nâng cao giá trị và quyền lợi cho cổ đông.
2.1.2 Mạng lưới hoạt động của SCB sau hợp nhất
Ngân hàng có trụ sở chính đặt tại số 927 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh. Tính đến cuối năm 2012, SCB bao gồm 230 đơn vị giao dịch trong đó có 01 sở giao dịch, 49 chi nhánh, 121 phòng giao dịch, 57 quỹ tiết kiệm và 02 điểm giao dịch. Hệ thống mạng lưới hoạt động của ngân hàng được phân bổ rộng khắp trên toàn quốc, tập trung tại các khu vực trọng điểm như: Thành phố Hồ Chí Minh; khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (Long An, Tiền Giang, An Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp…); khu vực miền Đơng Nam Bộ (Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu); khu vực miền Trung - Tây Nguyên (Đà Nẵng, Bình Định, Nghệ An, Khánh Hịa, Bình Thuận, Gia Lai, Đắc Lắc) và khu vực miền Bắc (Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phịng, Hải Dương, Bắc Ninh).
Tại ngày 01/01/2012, SCB có ba cơng ty con là Cơng Ty TNHH MTV quản lý nợ và khai thác tài sản - Ngân hàng TMCP Sài Gịn, Cơng Ty TNHH MTV quản lý nợ và khai thác tài sản – Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa và Cơng Ty TNHH MTV quản lý nợ và khai thác tài sản – Ngân hàng TMCP Đệ Nhất. Vào ngày 17 tháng 10 năm 2012, được sự chấp thuận của NHNN theo công văn số 6758/NHNN- TTGSNH, SCB đã thực hiện hợp nhất ba cơng ty con nói trên thành Cơng ty TNHH MTV quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Sài Gịn. Cơng ty này chính thức hoạt động kể từ ngày 11 tháng 12 năm 2012 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0312083851 với hoạt động chính là quản lý nợ, mua bán nợ, xác định giá trị tài sản, khai thác và quản lý tài sản.