2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn sau hợp nhất
2.2.1.2 Vốn huy động
Kết quả tổng nguồn vốn huy động của SCB tính đến 31/12/2012 đạt 134.735 tỷ đồng, tăng 4.094 tỷ đồng (3,13%), trong đó đóng góp chủ yếu vào sự tăng trưởng nguồn vốn trong năm 2012 chủ yếu là từ nguồn huy động thị trường 1 với mức tăng là 28.104 tỷ đồng. Nguồn vay NHNN và huy động từ TCTD đã từng bước giảm dần theo lộ trình hợp nhất của SCB. Trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động của SCB từ năm 2010 đến năm 2012, nguồn vốn huy động thị trường 1 luôn chiếm tỷ lệ
cao, năm 2012 chiếm 79,2%, đây là nguồn vốn huy động quan trọng nhất, nguồn chủ yếu và mang tính lâu dài , điều này cho thấy cơ cấu nguồn vốn của SCB đang tiếp tục cải thiện theo hướng ổn định và bền vững .
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động của SCB
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm tốn của các ngân hàng thành viên trước hợp nhất năm 2010 - 2011 và của SCB sau hợp nhất năm 2012)
a. Các khoản vay tái cấp vốn NHNN và các khoản vay liên ngân hàng
Cuối năm 2011- đầu năm 2012, SCB phải đối mặt với rủi ro về vấn đề thanh khoản do khách hàng rút tiền hàng loạt ở cả ba ngân hàng thành viên. Trước tình hình đó, SCB phải thực hiện vay tái cấp vốn từ NHNN và nhận vốn vay từ BIDV. Tính đến 31/12/2012, tổng doanh số nợ gốc mà SCB đã thanh toán cho NHNN là 9.478 tỷ đồng và lãi là 1.377 tỷ đồng , số dư tái cấp vốn cuối năm 2012 là 9.772 tỷ đồng. Đến cuối năm 2012, các khoản vay đã quá hạn. Tuy nhiên, NHNN đã có văn bản chấp thuận cho SCB gia hạn các khoản vay với thời hạn tối đa 24 tháng, khơng tính lãi phạt q hạn và áp dụng lãi suất tái cấp vốn phù hợp với từng thời kỳ.
Tính đến 31/12/2012, số dư các khoản huy động thị trường 2 của SCB ở mức 18.251 tỷ đồng (chiếm 13,5% trên tổng nguồn vốn huy động), giảm 15.648 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 46,16% so với đầu năm. SCB đã hoàn trả toàn bộ khoản vay hỗ trợ từ BIDV bao gồm 2.464 tỷ đồng nợ gốc và gần 179 tỷ đồng lãi. Các khoản vay thị trường 2 giảm trong năm 2012 chủ yếu do SCB thực hiện cân đối sử dụng nguồn vốn huy động thị trường 1, thu nợ, thu lãi từ hoạt động tín dụng để trả dần nợ liên ngân hàng. Bên cạnh đó, SCB đã tiến hành đàm phán thương lượng thành công với TCTD về việc cho gia hạn và giảm lãi suất đối với các vay quá hạn của SCB.
Năm 2010 Huy động TT2 22.4% Huy động TT1 76.8% Vay NHNN 0.8% Năm 2011 Huy động TT2 25.9% Huy động TT1 60.2% Vay NHNN 13.9% Năm 2012 Huy động TT2 13.5% Vay NHNN 7.3% Huy động TT1 79.2%
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động thị trường 1 cũng như để đáp ứng nhu cầu thanh khoản và nhu cầu hoạt động, trong năm 2012 SCB đã linh hoạt và chủ động trong việc triển khai các sản phẩm tiền gửi, chính sách khách hàng phù hợp với biến động thị trường và nhu cầu của khách hàng. Với mục đích đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, trong năm 2012 bên cạnh những chính sách nổi bật như: “Chính sách ưu đãi khách hàng VIP”, “Chính sách ưu đãi dành cho khách hàng trung niên cao tuổi”, SCB đã đưa ra các sản phẩm tiền gửi mới với chất lượng vượt trội, tiêu biểu như: đối với khách hàng cá nhân có “ Hợp nhất triệu lộc xuân”, “Tiền gửi linh hoạt - Lãi suất tối đa”, “Gửi tiết kiệm - Nhận quà vàng”, “Ưu đãi nhân đơi” ; và đối với khách hàng doanh nghiệp có: “Tài khoản thanh toán đa lợi”, “Đầu tư linh hoạt”, “Tài khoản SCB 100+”. Với danh mục sản phẩm đa dạng cùng với các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng, tính đến cuối năm 2012, tổng số dư huy động thị trường 1 của SCB đạt 106.712 tỷ đồng tăng 28.104 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 35,75% so với năm 2011. Nhờ đó, SCB đã giải quyết được vấn đề thanh khoản, đáp ứng nhu cầu hoạt động và nhu cầu chi trả của khách hàng tạo lại niềm tin cho khách hàng gửi tiền.
ĐVT: Tỷ đồng 77,788 78,608 106,712 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Biểu đồ 2.2. Số dư huy động thị trường 1 của SCB qua các năm
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm tốn của các ngân hàng thành viên trước hợp nhất năm 2010 - 2011 và của SCB sau hợp nhất năm 2012)
Phân loại theo kỳ hạn gửi
Trong cơ cấu nguồn vốn huy động từ năm 2010 đến năm 2012 thì tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng của SCB luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Nguyên nhân là trong thời gian qua, thị trường và lãi suất luôn biến động diễn biến khá phức tạp cho nên xu hướng gửi tiền chủ yếu tập trung ở kỳ hạn ngắn. Điều này cho thấy tính khơng ổn định trong cơ cấu huy động của SCB vẫn còn rất cao.
Trong năm 2012 để cải thiện dần sự mất cân đối giữa kỳ hạn nguồn và sử dụng nguồn, SCB đã tích cực triển khai các sản phẩm huy động vốn kỳ hạn dài như: “Tiết kiệm linh hoạt”, “ Ưu đãi nhân đôi”, “ Gửi tiền nhận lãi ngay”. Theo đó, kỳ hạn huy động của SCB đã dần được cải thiện theo hướng tăng đối với các khoản tiền gửi từ 12 tháng trở lên. Tính đến 31/12/2012, huy động kỳ hạn trên 12 tháng của SCB chiếm 21,9% trong tổng nguồn vốn huy động thị trường 1, tỷ lệ này vào thời điểm cuối năm 2011 là 19%. 16.4% 49.3% 34.3% 3.6% 77.4% 19.0% 1.7% 76.4% 21.9% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0% 90.0% 100.0%
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Từ 12 tháng trở lên Dưới 12 tháng Không kỳ hạn
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động của SCB theo kỳ hạn
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm tốn của các ngân hàng thành viên trước hợp nhất năm 2010 - 2011 và của SCB sau hợp nhất năm 2012)
Phân theo loại tiền huy động
Trước thực tế thiếu hụt thanh khoản VNĐ vào thời điểm đầu năm 2012, SCB đã tích cực đưa ra các sản phẩm, chương trình huy động đa dạng trên quy mô lớn, đặc biệt tập trung tăng trưởng số dư huy động tiền gửi VNĐ. Với nổ lực đó, nguồn
vốn huy động VNĐ đã tăng mạnh góp phần cải thiện đáng kể thanh khoản VNĐ, đảm bảo khả năng chi trả cho khách hàng. Đến cuối năm 2012, huy động bằng VNĐ của SCB chiếm 79,3% tổng huy động thị trường 1, tỷ lệ này vào cuối năm 2011 là 72,5% và là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu huy động vốn của ngân hàng. Trong khi đó, huy động vàng và ngoại tệ có khuynh hướng giảm về tỷ trọng do SCB thực hiện chủ trương dừng huy động vàng của NHNN, cụ thể: huy động vàng chỉ chiếm 14,8% tổng huy động thị trường 1 (cuối năm 2011 là 19,8%) và huy động ngoại tệ chiếm 5,9% tổng huy động thị trường 1 (cuối năm 2011 là 7,7%). 78.7% 9.1% 12.3% 72.5% 7.7% 19.8% 79.3% 5.9% 14.8% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0% 90.0% 100.0%
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Vàng Ngoại tệ VNĐ
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu nguồn vốn huy động của SCB theo loại tiền
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của các ngân hàng thành viên trước hợp nhất năm 2010 - 2011 và của SCB sau hợp nhất năm 2012)