Đối với hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP sài gòn sau hợp nhất (Trang 73 - 74)

2.4 Những thành công và hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

2.4.2.2 Đối với hoạt động tín dụng

Trong năm 2012, mặc dù SCB đã tập trung nổ lực tìm các giải pháp để xử lý nợ xấu nhưng trước bối cảnh không mấy thuận lợi như: lãi suất chưa hồn tồn hạ nhiệt, mơi trường kinh tế trong và ngoài nước tiềm ẩn nhiều rủi ro, hàng tồn kho nhiều, các doanh nghiệp tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong q trình sản xuất kinh doanh nên nợ quá hạn, nợ xấu của SCB chưa giảm đáng kể, vẫn cao hơn mức 3% do NHNN quy định. Tính đến cuối năm 2012, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của SCB lần lượt là 8,8% và 7,2%.

Cơ cấu dư nợ tín dụng chỉ tập trung vào một số lĩnh vực nên SCB chưa phân tán được rủi ro. Với dư nợ cho vay vào lĩnh vực bất động sản khá cao (chiếm tỷ trọng 9,38%) là chưa hiệu quả do hiện tại thì trường bất động sản đang đóng băng, diễn ra trầm lắng, hàng tồn kho cao và tính thanh khoản kém sẽ gây khó khăn đối với q trình xử lý nợ đọng của SCB.

Dư nợ tín dụng của SCB tập trung vào trung và dài hạn, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ đến cuối năm 2012 chiếm 22,5%, điều này sẽ làm cho vòng quay vốn của SCB diễn ra chậm, gây khó khăn trong việc ngân hàng đầu tư vào lĩnh vực khác.

Việc chấm điểm, xếp loại khách hàng chưa được thực hiện nghiêm túc, chưa triển khai áp dụng thống nhất trong tồn hàng. Bên cạnh đó, hệ thống thơng tin hỗ trợ tín dụng cịn hạn chế. Hiện nay, trung tâm tín dụng thuộc NHNN (CIC) là tổ chức duy nhất thực hiện công tác thu thập thơng tin của khách hàng có quan hệ tín dụng với tất cả các TCTD. Tuy nhiên, chất lượng và độ tin cậy của những thông tin này là không cao, điều này sẽ gây khó khăn cho cán bộ tín dụng SCB trong việc thẩm định hồ sơ vay của khách hàng.

Hệ thống quản lý rủi ro cịn yếu kém, kiểm sốt và kiểm toán nội bộ hoạt động khơng hiệu quả, chỉ mang tính hình thức khơng kiểm tra thường xuyên, chưa xây dựng được quy trình kiểm tốn hiệu quả để áp dụng đánh giá nghiệp vụ của ngân hàng.

Trình độ chun mơn của CBTD cịn hạn chế, khả năng thẩm định dự án kinh doanh và năng lực tài chính của khách hàng thiếu chính xác. Thêm vào đó, thiếu thơng tin, chính sách, định hướng phát triển các ngành nghề là một trở ngại cho CBTD, dẫn đến việc cho vay những dự án thiếu khả thi, từ chối những dự án tốt. Cán bộ ngân hàng không kiểm tra, theo dõi thường xuyên viêc sử dụng vốn của khách hàng dẫn đến khách hàng sử dụng sai mục đích vay. Một số cán bộ vì lợi ích vật chất trước mắt mà thể hiện sự tha hóa trong đạo đức, thiếu trách nhiệm, thiếu chuyên môn dễ dãi cho vay với khách hàng cũng làm ảnh hưởng chất lượng tín dụng của SCB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP sài gòn sau hợp nhất (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)