Hạn chế đối với các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP sài gòn sau hợp nhất (Trang 77 - 79)

2.4 Những thành công và hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

2.4.2.8 Hạn chế đối với các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.17. Vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, ROA, ROE của các NHTM năm

2012

ĐVT: Tỷ đồng

Tên ngân hàng Vốn chủ sở hữu

Tổng tài sản ROA ROE

Eximbank 15.812 170.156 1,20% 13,3% Sacombank 13.414 151.282 0,68% 7,15% Techcombank 13.290 179.934 0,42% 5,58% MB 12.864 175.610 1,97% 27,46% ACB 12.624 176.308 0,50% 8,50% SCB 11.370 149.206 0,04% 0,56% SHB 9.506 116.537 0,03% 0,34%

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên năm 2012 của các NHTM)

- Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản còn thấp: Bảng 2.17 cho thấy ROA, ROE của SCB năm 2012 rất thấp so với các NHTM ngồi quốc doanh có vốn chủ sở hữu và tổng tài sản tương đương hoặc nhỏ hơn SCB. Như vậy, sau hợp nhất SCB đã chưa phát huy được lợi thế kinh tế theo quy mô, lợi nhuận mang lợi không tương xứng với quy mô vốn chủ sở hữu và tổng tài sản. Nguyên nhân là trong năm 2012, SCB đã sử dụng vốn không hiệu quả, bên cạnh đó cơng tác quản lý tài sản chưa thực tốt, cơ cấu danh mục đầu tư chưa hợp lý.

- Chưa đa dạng hóa danh mục đầu tư: Trong danh mục tài sản có của SCB, tỷ trọng đầu tư tín dụng chiếm khoảng 58%, trong khi đó hoạt động đầu tư chứng khốn, góp vốn liên doanh chiếm tỷ trọng khơng đáng kể. Với danh mục đầu tư như vậy, SCB sẽ không phân tán được rủi ro, không tối ưu được thu nhập cho ngân hàng.

- Cơ cấu nguồn thu cịn phụ thuộc q nhiều vào hoạt động tín dụng: thu nhập chủ yếu của SCB là thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm 90% trên tổng thu nhập, tỷ trọng thu ngoài lãi rất thấp, việc nguồn thu quá phụ thuộc vào hoạt động tín dụng khiến cho hoạt động kinh doanh của SCB luôn chứa đựng nhiều rủi ro. Trong năm 2012, SCB đã đẩy mạnh các hoạt động khác ngồi lãi như thanh tốn quốc tế, ngoại hối, đa dạng các sản phẩm dịch vụ nhưng các hoạt động, sản phẩm này chưa thực sự vượt trội, kém cạnh tranh so với các NHTMCP khác.

- Chưa kiểm soát tốt các khoản chi phí: Trong cơ cấu chi phí của SCB thì chi phí lãi chiếm tỷ trọng cao nhất, tuy nhiên nguồn chi này trong năm 2012 có giảm so với năm 2011 nguyên nhân là lãi suất huy động có phần hạ nhiệt, mặt khác SCB phải chấp hành theo quy định trần lãi suất huy động của NHNN. Trong khi đó chi phí ngồi lãi chưa được SCB kiểm soát tốt, tốc độ tăng 13,19% so với năm 2011 chủ yếu là do tăng chi phí kinh doanh ngoại hối và chi phí hoạt động như : chi phí lương, chí phí quản lý điện, nước, giấy tờ in, chi mua sắm, sửa chữa tài sản… Điều này đã góp phần gia tăng chi phí của ngân hàng, làm giảm lợi nhuận ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của SCB.

Kết luận chương 2

Trong chương này, luận văn đã khái quát sơ lược quá trình hình thành của NHTMCP SCB sau hợp nhất. Đồng thời luận văn đã tập trung phân tích thực trạng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của SCB sau hợp nhất, từ đó đưa ra những đánh giá xác thực về kết quả đạt được cũng như những hạn chế của SCB sau một năm hợp nhất. Những phân tích trên sẽ là cơ sở để đề tài đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của SCB trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN

SAU HỢP NHẤT

3.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn sau hợp nhất đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP sài gòn sau hợp nhất (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)