2.3 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn sau hợp
2.3.1 Lợi nhuận của SCB
Bảng 2.8. Lợi nhuận của SCB qua các năm
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 9.653 16.817 17.317 Chi phí lãi và các chi phí tương tự (8.063) (15.673) (14.121)
Thu nhập lãi thuần 1.590 1.144 3.196
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 1.100 133 28 Chi phí hoạt động dịch vụ (47) (50) (37)
Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 1.053 83 (9)
Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối (81) 306 (1.104)
Lãi/lỗ thuần từ mua bán CK kinh doanh+ đầu tư 139 (124) (41)
Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác (29) 108 1.259
Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 22 4 9
Chi phí hoạt động (938) (1.656) (2.353)
Lợi nhuận thuần từ HĐKD trước chi phí dự phịng rủi ro tín dụng 1.756 (135) 957
Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng (654) (871) (880)
Tổng lợi nhuận trước thuế 1.102 (1.006) 77
Chi phí thuế TNDN (328) (52) (13)
Lợi nhuận sau thuế 774 (1.058) 64
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm tốn của các ngân hàng thành viên trước hợp nhất năm 2010 - 2011 và của SCB sau hợp nhất năm 2012)
Bảng 2.8 cho thấy lợi nhuận của SCB tăng giảm mạnh qua các năm. Trước thời điểm hợp nhất cuối năm 2011, lợi nhuận của các ngân hàng thành viên đều giảm mạnh dẫn đến tổng lợi nhuận sau thuế năm 2011 sụt giảm một cách đáng kể so với năm 2010, tốc độ giảm là 236,69% , nguyên nhân là do trong năm 2011 chi phí mua bán chứng khốn, chi phí hoạt động, chi phí dự phịng rủi ro tín dụng tăng mạnh. Điều này cho thấy trước hợp nhất các ngân hàng SCB cũ, TinNghiaBank và Ficombank hoạt động khơng hiệu quả, khơng kiểm sốt được các khoản chi phí hoạt động như lương nhân viên, chi phí điện nước, giấy tờ in, quảng cáo…; thẩm định và quản lý các khoản khơng chặt chẽ, khơng đúng quy trình làm cho nợ xấu tăng dẫn đến chi phí dự phịng tăng cao.
Năm 2012, mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức trong giai đoạn đầu hợp nhất nhưng tình hình hoạt động của SCB đã dần được cải thiện, lợi nhuận của SCB
có sự chuyển biến tích cực đã chấm dứt tình trạng lỗ và chuyển sang có lãi là 64 tỷ đồng. Có được kết quả này là do năm 2012 SCB có sự tăng trưởng đáng kể về thu nhập lãi thuần tăng cao hơn so với năm 2011 là 2.052 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng là 179,37%. Bên cạnh đó, lãi thuần từ hoạt động khác cũng tăng đáng kể tăng 1.151 tỷ đồng so với năm 2011 do SCB thu được từ phạt chậm thanh toán các hợp đồng mua bán của khách hàng và các khoản hồn nhập dự phịng rủi ro khác. Với mức lợi nhuận đạt được trong năm 2012 mặc dù chưa cao nhưng đây là sẽ là một bước chuyển biến quan trọng để SCB tăng trưởng cao hơn trong những năm tiếp theo.
2.3.2 Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Bảng 2.9. Chỉ tiêu ROE của SCB từ năm 2010 – 2012
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Lợi nhuận sau thuế (Tỷ đồng) 774 (1.058) 64
Vốn chủ sở hữu bình quân (Tỷ đồng)
9.969 11.044 11.352
ROE (%) 7,76 -9,58 0,56
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm tốn của các ngân hàng thành viên trước hợp nhất năm 2010 - 2011 và của SCB sau hợp nhất năm 2012)
Bảng 2.9 cho thấy tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE của SCB từ năm 2010 đến năm 2012 là rất thấp, ROE năm 2011 sụt giảm một cách đáng kể so với năm 2010 do lợi nhuận sau thuế âm, đến năm 2012 ROE có sự cải thiện nhưng vẫn cịn ở mức rất thấp là 0,56%. Giai đoạn 2010 – 2012, vốn chủ sở hữu của SCB có tăng trưởng theo đúng tiến trình phát triển của ngành ngân hàng nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế không tương đồng với tốc độ tăng trưởng của vốn chủ sở hữu nên ROE giảm. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn của SCB không hiệu quả, gia tăng vốn nhưng chưa có chiến lược kinh doanh phù hợp dẫn đến mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu quá thấp. Vì vậy, trong những năm tiếp theo SCB cần đưa ra những giải pháp tích cực nhằm tăng lợi nhuận sau thuế để cải thiện chỉ tiêu sinh lời ROE đảm bảo quyền lợi của cổ đông đã bỏ vốn đầu tư vào ngân hàng.
2.3.3 Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Bảng 2.10. Chỉ tiêu ROA của SCB từ năm 2010 đến năm 2012
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Lợi nhuận sau thuế (Tỷ đồng) 774 (1.058) 64
Tài sản có bình qn (Tỷ đồng) 93.159 129.530 147.010
ROA (%) 0,83 -0,81 0,04
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm tốn của các ngân hàng thành viên trước hợp nhất năm 2010 - 2011 và của SCB sau hợp nhất năm 2012)
Cũng như ROE, tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản ROA của SCB từ năm 2010 đến năm 2012 là rất thấp. Năm 2011 trước thời điểm hợp nhất ROA giảm mạnh đạt -0,81%. Đến năm 2012, ROA đạt 0,04% , mặc dù ROA vẫn còn rất thấp nhưng cho thấy: trong năm 2012 chất lượng của cơng tác quản lý tài sản có của SCB đã được cải thiện, sử dụng tài sản hợp lý hơn để tạo ra lợi nhuận.
Tương tự như vốn chủ sở hữu, tổng tài sản của SCB cũng có xu hướng tăng qua các năm nhưng do tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận không tương xứng với tốc độ tăng của tổng tài sản nên ROA giảm. Qua đó cho thấy cơng tác quản lý tài sản của SCB thực sự chưa tốt, quy mô tài sản chưa tương xứng lợi lợi nhuận mang lại. Do vậy, SCB cần cơ cấu lại danh mục đầu tư sao cho hợp lý, chú trọng hơn nữa trong việc phân bổ tài sản để có được ROA cao hơn.
2.3.4 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)
Bảng 2.11. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của SCB từ năm 2010 đến năm 2012
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Thu từ lãi (Tỷ đồng) 9.653 16.817 17.317
Chi từ lãi (Tỷ đồng) 8.063 15.673 14.121
Thu nhập từ lãi (Tỷ đồng) 1.590 1.144 3.196
Tài sản có sinh lời (Tỷ đồng) 84.850 86.955 100.483
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (%) 1,87 1,32 3,18
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm tốn của các ngân hàng thành viên trước hợp nhất năm 2010 - 2011 và của SCB sau hợp nhất năm 2012)
Bảng 2.11 cho thấy các khoản thu từ lãi của SCB có xu hướng tăng, tăng mạnh trong năm 2011 với tốc độ tăng là 74,21% . Đóng góp vào khoản thu này bao gồm thu nhập từ hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng hơn 70% tổng thu nhập lãi, thu lãi từ tiền gửi và đầu tư chứng khoán nợ cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ khoảng 18% so với tổng thu từ lãi. Chi phí lãi của SCB cũng tăng mạnh qua các năm, tăng mạnh nhất trong năm 2011 với tốc độ tăng là 94,38% , chi phí trả lãi tăng chủ yếu do tăng chi phí trả lãi huy động cho cá nhân, tổ chức kinh tế và trả lãi tiền vay trên thị trường 2. Chi phí tăng cao nguyên nhân là do trong thời gian qua việc huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn vì phải cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn về lãi suất cũng như hạn mức huy động. Nên để bảo đảm được nguồn vốn huy động phục vụ cho hoạt động tín dụng, bảo lãnh thanh toán…ngân hàng phải huy động với lãi suất cao hơn bình thường để thu hút khách hàng nên khoản chi trả lãi cũng tăng theo dẫn đến tổng chi phí lãi tăng.
Do tốc độ tăng của thu nhập từ lãi và tốc độ tăng của tổng tài sản có sinh lời khơng tương ứng nên tỷ lệ thu nhập lãi cận biên cũng thay đổi qua các năm. Nhìn chung, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của SCB giai đoạn 2010- 2012 còn thấp, giảm mạnh trong năm 2011 đạt 1,32% và đã có sự tăng tích cực trong năm 2012 đạt 3,18%, nếu như cứ 100 đồng tài sản có sinh lời trong năm 2011 tạo ra được 1,32 đồng thu từ lãi thì đến năm 2012 đã tạo ra được 3,18 đồng là thu nhập lãi. Với kết quả trên đã chứng tỏ việc sử dụng tài sản có sinh lời của SCB chưa thực sự hiệu quả, tuy nhiên trong năm 2012 sau một năm hợp nhất SCB đã phân bổ tài sản hợp lý hơn, kiểm sốt tài sản có sinh lời chặt chẽ hơn nên tỷ lệ thu từ lãi/ tài sản có sinh lời đã tăng so với năm 2011. Trong những năm tới, SCB cần đẩy nhanh tốc độ sử dụng vốn có hiệu quả hơn nhằm nâng cao hiệu quả của chỉ tiêu này.
Bảng 2.12. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên của SCB từ năm 2010 đến năm
2012
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Thu từ ngoài lãi (Tỷ đồng) 2.366 2.246 1.857
Chi từ ngoài lãi (Tỷ đồng) 2.854 4.396 4.976
Thu nhập ngoài lãi (Tỷ đồng) (488) (2.150) (3.119)
Tài sản có sinh lời (Tỷ đồng) 84.850 86.955 100.483
Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (%) -0,58 -2,47 -3,10
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm tốn của các ngân hàng thành viên trước hợp nhất năm 2010 - 2011 và của SCB sau hợp nhất năm 2012)
Nhìn vào bảng 2.12 cho thấy thu từ ngồi lãi của SCB có xu hướng giảm dần, năm 2011 giảm 120 tỷ đồng với tốc độ giảm là 5,07%, năm 2012 giảm 389 tỷ đồng với tốc độ giảm là 17,31%. Trong các khoản thu ngoài lãi thì thu từ dịch vụ và từ hoạt động kinh doanh ngoại hối giữ vai trò quan trọng. Trong năm 2012, mặc dù đã đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, cung ứng nhiều tiện ích cho khách hàng nhưng so với các NHTM khác sản phẩm của SCB vẫn khơng nổi trội kém cạnh tranh; bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh ngoại hối của SCB cũng chưa hiệu quả do thị trường ngoại hối và tỷ giá vẫn còn biến động, điều này đã làm thu nhập ngoài lãi của SCB năm 2012 giảm nhiều so với năm 2011.
Ngược lại, các khoản chi ngồi lãi thì có xu hướng tăng dần qua các năm, năm 2012 tăng 580 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 13,19% so với năm 2011, điều này cho thấy SCB chưa kiểm sốt tốt các khoản chi phí ngồi lãi. Chi phí ngồi lãi tăng chủ yếu là do tăng chi phí kinh doanh ngoại hối và chi phí hoạt động. Trong năm 2012, chi phí hoạt động tăng mạnh là do sự gia tăng chi phí lương cho nhân viên, chi phí cơng vụ như điện, nước, giấy tờ in. Bên cạnh đó, sau hợp nhất SCB phải tốn rất nhiều chi phí cho sửa chữa, nâng cấp và mua sắm tài sản cho công tác di dời trụ sở, sửa chữa mặt tiền ngân hàng. Ngoài ra SCB cũng đầu tư chi phí rất lớn cho phần mềm hệ thống Corebanking Flexcube đổi mới cơng nghệ trên tồn hệ thống và hệ thống thẻ tín dụng SCB Mastercard.
Với thực trạng chi ngoài lãi vượt quá thu ngoài lãi làm cho thu nhập ngồi lãi giảm, trong khi đó tài sản có sinh lời lại tăng mạnh dẫn đến tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên của SCB giảm dần qua các năm 2010 - 2012. Trong năm 2012, tỷ lệ này đạt thấp nhất -3,1%. Từ con số này cho thấy hoạt động kinh doanh các sản phẩm phi tín dụng của SCB chưa mang lại hiệu quả cao cho hoạt động của ngân hàng, nguồn thu nhập ngồi lãi khơng bù đắp được các chi phí ngoài lãi. Do vậy, SCB cần tăng cường các giải pháp để kiểm sốt được các khoản chi phí ngồi lãi, đồng thời phát triển các sản phẩm dịch vụ ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng nguồn thu từ dịch vụ, có như vậy thì mới cải thiện được tỷ lệ này.
2.3.6 Tỷ lệ sinh lời hoạt động (NPM)
Bảng 2.13. Tỷ lệ sinh lời hoạt động của SCB từ năm 2010 đến năm 2012
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Lãi ròng (Tỷ đồng) 774 (1.058) 64
Tổng thu nhập (Tỷ đồng) 12.019 19.063 19.174
Lãi ròng/Tổng thu nhập (%) 6,44 -5,55 0,33
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm tốn của các ngân hàng thành viên trước hợp nhất năm 2010 - 2011 và của SCB sau hợp nhất năm 2012)
Bảng 2.13 cho thấy tỷ lệ sinh lời hoạt động của SCB giai đoạn 2010 – 2012 là rất thấp, năm 2010 đạt 6,44%, năm 2011 tỷ lệ này giảm đáng kể -5,55%, đến năm 2012 tỷ lệ sinh lời của SCB đã cải thiện đạt được 0,33% lớn hơn số âm của năm 2011. Tỷ lệ sinh lời của SCB đạt thấp trong những năm qua là do lợi nhuận giảm hoặc nếu tăng chỉ với tốc độ chậm, trong khi đó thu nhập tăng với tốc độ cao hơn. Tỷ lệ sinh lời hoạt động cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập trong việc tạo ra lợi nhuận, nếu cứ 100 đồng thu nhập năm 2011 không tạo ra được đồng lợi nhuận nào do chi phí lớn hơn thu nhập, thì đến năm 2012 tạo ra được 0,33 đồng lợi nhuận. Điều này cho thấy hiệu quả quản lý thu nhập của SCB chưa tốt. Để cải thiện chỉ tiêu này, SCB phải đưa ra chính sách định giá các sản phẩm dịch vụ hợp lý, nâng cao kiểm sốt các khoản chi phí nhằm tối đa hố các nguồn thu, có như vậy mới mang lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.
2.3.7 Tỷ lệ hiệu quả sử dụng tài sản
Bảng 2.14. Tỷ lệ hiệu quả sử dụng tài sản của SCB từ năm 2010- 2012
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng thu nhập (Tỷ đồng) 12.019 19.063 19.174
Tổng tài sản có (Tỷ đồng) 93.159 129.530 147.010
Tổng thu nhập/Tổng tài sản có (%) 12,90 14,72 13,04
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của các ngân hàng thành viên trước hợp nhất năm 2010 - 2011 và của SCB sau hợp nhất năm 2012)
Nhìn chung, tỷ lệ hiệu quả sử dụng tài sản của SCB từ 2010 – 2012 tăng giảm không ổn định, năm 2011 tỷ lệ hiệu quả sử dụng tài sản đạt 14,72% tăng 14,11% so với năm 2010, năm 2012 đạt 13,04% giảm 11,41% so với năm 2011(nhưng vẫn cao hơn năm 2010) nguyên nhân là do tốc độ tăng của thu nhập thấp hơn tốc độ tăng của tổng tài sản có. Chỉ số này phản ánh cứ 100 đồng tài sản có của SCB đem đi đầu tư sẽ thu được 12,90 đồng thu nhập năm 2010; 14,72 đồng thu nhập năm 2011 và 13,04 đồng thu nhập trong năm 2012. Điều này cho thấy SCB đã có sự cố gắng điều động linh hoạt giữa các khoản mục sinh lợi ngày càng hợp lý để tạo ra thu nhập nhiều hơn.
Như đã biết tài sản có của ngân hàng là kết quả của việc sử dụng vốn của ngân hàng, chất lượng tài sản có nói lên khả năng bền vững về mặt tài chính, khả năng sinh lời và năng lực quản lý của ngân hàng đó. Khoản dự trữ tiền mặt và tiền gửi tại NHNN khơng có khả năng sinh lời nhưng nó duy trì khả năng thánh tốn của ngân hàng. Thực tế hiện nay, trong danh mục tài sản có của SCB, hoạt động tín dụng chiếm khoảng 58% trên tổng tài sản, tạo ra khoảng hơn 90% thu nhập lãi trong tổng thu nhập, trong khi đó hoạt động kinh doanh chứng khoán, gửi cho vay TCTD khác và góp vốn đầu tư chiếm tỷ trọng nhỏ chưa được quan tâm một cách đúng mức, đem lại nguồn thu nhập lại không nhiều. Là nguồn thu quan trọng và chủ yếu cho SCB nhưng hoạt động tín dụng chứa rất nhiều rủi ro tiềm ẩn nếu khơng được kiểm sốt chặt chẽ. Do vậy để hiệu quả sử dụng tài sản tăng trong những năm tiếp theo của quá trình hợp nhất SCB cần có chính sách quản lý phân bổ danh mục đầu tư ngày
càng hợp lý hơn nhằm tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn về tài sản cho ngân hàng.
2.3.8 Tỷ lệ tài sản sinh lời
Bảng 2.15. Tỷ lệ tài sản sinh lời của SCB từ năm 2010 – 2012
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng tài sản sinh lời (Tỷ đồng) 84.850 86.955 100.483
Tổng tài sản (Tỷ đồng) 114.246 144.814 149.206
Tổng tài sản sinh lời/Tổng tài sản (%) 74,27 60,05 67,35
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm tốn của các ngân hàng thành viên trước hợp nhất năm 2010 - 2011 và của SCB sau hợp nhất năm 2012)
Nhìn chung, trong giai đoạn 2010 – 2012 tỷ lệ tài sản sinh lời của SCB đạt