Chất lượng các khoản cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP sài gòn sau hợp nhất (Trang 52 - 54)

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn sau hợp nhất

2.2.2.3 Chất lượng các khoản cho vay

 Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ và tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ

Bảng 2.6. Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ và tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ của SCB

qua các năm

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Nợ quá hạn 5.009 8.480 7.764

Nợ xấu 4.085 4.790 6.373

Tổng dư nợ 62.160 66.070 88.155

Nợ quá hạn/Tổng dư nợ 8,1% 12,8% 8,8%

Nợ xấu/Tổng dư nợ 6,6% 7,2% 7,2%

(Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm tốn của các ngân hàng thành viên trước hợp nhất năm 2010 - 2011 và của SCB sau hợp nhất năm 2012)

Chất lượng tín dụng của ngân hàng thơng qua tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ và tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ, tỷ lệ này càng lớn thì chất lượng tín dụng càng suy giảm, cho thấy khả năng quản lý tín dụng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng càng kém. Trong năm 2012, SCB đã nổ lực xử lý, thu hồi, rà soát các khoản cho vay, đồng thời cơ cấu, gia hạn nợ theo chỉ đạo của NHNN. Theo bảng 2.6, tổng nợ quá hạn của SCB đến 31/12/2012 ở mức 7.764 tỷ đồng, giảm 716 tỷ đồng tương đương tỷ lệ giảm là 8,4% so với cuối năm 2011; tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ là 8,8% thấp hơn tỷ lệ này cuối năm 2011 là 12,8%. Để có được kết quả tích

cực này, SCB đã thực hiện phương án cơ cấu nợ theo hướng khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo có giá trị cao, đầy đủ tính pháp lý làm tài sản đảm bảo thay thế cho các tài sản đảm bảo rủi ro là chứng khoán và bất động sản.

Trong năm 2102, tình hình kinh tế cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng tiếp tục gặp khó khăn đã khiến cho các nợ xấu của SCB có chiều hướng gia tăng. Nợ xấu của SCB cuối năm 2102 ở mức 6.373 tỷ đồng, tăng 1.583 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 33,04% so với cuối năm 2011; tỷ lệ xấu chiếm 7,2 % trong tổng dư nợ vẫn còn cao so với mức quy định 3% của NHNN.

 Tỷ lệ dư nợ cho vay/ nguồn vốn huy động

61.38% 73.97% 50.82% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00%

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tỷ lệ Dư nợ cho vay/ Nguồn vốn huy động

Biểu đồ 2.7. Tỷ lệ dư nợ tín dụng/ Nguồn vốn huy động của SCB qua các năm

(Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm tốn của các ngân hàng thành viên trước hợp nhất năm 2010 - 2011 và của SCB sau hợp nhất năm 2012)

Tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động của SCB dao động qua các năm, đến cuối năm 2012 tỷ lệ này đạt cao nhất ở mức 73,97% nhưng vẫn nằm trong mức quy định tỷ lệ tối đa 80% của NHNN. Như vậy khả năng cho vay của SCB đã dần được cải thiện: cứ 100 đồng vốn huy động năm 2011 ngân hàng chỉ cho vay được 50,82 đồng, sang năm 2012 SCB cho vay được 73,97 đồng. Số liệu này còn cho thấy hiệu quả sử dụng vốn huy động đã được nâng lên, tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, các hoạt động khác vẫn cịn đơn điệu. Tuy nhiên, tín dụng là hoạt động có mức độ rủi ro rất cao, do vậy SCB cần

phải xem xét, phân tán rủi ro bằng cách đầu tư vào các lĩnh vực khác như đầu tư chứng khốn, góp vốn liên doanh, kinh doanh ngoại tệ…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP sài gòn sau hợp nhất (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)