Kinh nghiệm của một số nƣớc trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng TMCP á châu (Trang 34 - 39)

TTQT

1.3.1 Kinh nghiệm của NH ngoại hối Hàn Quốc

NH ngoại hối Hàn Quốc (Korea Exchange Bank – KEB) là một trong các NH uy tín nhất trong hệ thống NH Hàn Quốc, với hơn 3500 đại lý tại 182 nước, trong đó có Việt Nam.

* KEB có chính sách quản lý rủi ro hoạt động TTQT hiệu quả bao gồm các cơng việc như sau:

- Tối đa hóa danh tiếng KEB và tăng lợi nhuận có cân nhắc đặc biệt đến các rủi ro có liên quan đến hoạt động TTQT trên cơ sở tìm kiếm cơ hội và các phương án kinh doanh mới.

- Quản lý rủi ro bao quát toàn bộ hoạt động TTQT của KEB trên cơ sở ứng dụng các phương pháp quản lý rủi ro định tính và định lượng.

- Quản trị các rủi ro định lượng thông qua các hạn mức và bản danh sách kiểm tra. Định kỳ xem xét lại các hạn mức và các bản danh sách kiểm tra.

- Các phương pháp, công cụ và dữ liệu quản lý rủi ro được chia sẻ trong toàn hệ thống NH.

- Đa dạng hoá rủi ro hoạt động TTQT một cách hợp lý phù hợp với chiến lược rủi ro của KEB.

- Xây dựng, quản lý, đào tạo đội ngũ chuyên gia quản lý rủi ro và đội ngũ cán bộ tác nghiệp.

* Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro hoạt động TTQT của KEB được bố trí từ trụ sở chính đến các đơn vị phụ thuộc như sau:

- Hội đồng quản trị tín dụng KEB có trách nhiệm xây dựng mục tiêu, chiến lược, nhiệm vụ kinh doanh, rủi ro trong đó xác định rõ, trước những rủi ro và lợi nhuận của NH nhằm thiết lập một hệ thống kiểm soát và quản trị rủi ro hiệu quả.

- Hội đồng thẩm định rủi ro tín dụng, hội đồng điều hành, hội đồng tín dụng tổ chức giám sát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh theo quy trình, quy chế tín dụng, đánh giá thường xuyên mức độ rủi ro của hoạt động kinh doanh, đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu, hạn chế tối đa rủi ro, tổn thất dự đoán trước. Đồng thời xem xét, giải quyết và quyết định xử lý rủi ro hệ thống.

- Hội đồng chun viên có chức năng phân tích, thẩm định, dự báo, đo lường, đánh giá định kỳ rủi ro và các bộ phận rủi ro ngoại tệ, tín thác, tín dụng tác nghiệp theo từng mảng nghiệp vụ chuyên biệt qua các hồ sơ, báo cáo, các bản danh sách kiểm tra của các phòng ban, tổ tác nghiệp lập báo cáo.

Với cơ cấu tổ chức chặt chẽ, tách bạch khỏi hoạt động kinh doanh nên hệ thống quản trị rủi ro hoạt động TTQT của KEB thực sự phát huy hiệu quả và giảm thiểu rủi ro, do việc cảnh báo tổn thất dự đoán trước được thực hiện trước khi đưa ra các phán quyết tín dụng.

1.3.2 Kinh nghiệm của NH Bangkok Thái Lan

Ngân hàng Bangkok là một trong số những NHTM lớn nhất của Thái Lan hiện nay. Do có phương hướng hoạt động đúng đắn và nắm bắt được thời cơ nên NH Bangkok đã có những bước phát triển vượt bậc và trở thành một trong những NH lớn có tầm cỡ của Thái Lan, cũng như của thế giới.

Để thúc đẩy hoạt động TTQT phát triển, NH Bangkok đã rất tích cực trong việc thực hiện tài trợ hoạt động XK (chủ yếu là tài trợ vốn), từ đó góp phần mở rộng thị trường XK của Thái Lan. Hoạt động XK của Thái Lan phát triển đã kéo theo các hoạt động khác của NH cùng phát triển, như hoạt động cho vay, bảo lãnh, TTQT và các hoạt động khác.

Ngân hàng Bangkok còn rất chú trọng tới việc huy động các nguồn vốn ngoại tệ thông qua các chi nhánh của NH ở trong và ngoài nước bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu... Cùng với việc gia tăng của các nguồn vốn ngoại tệ là việc mở rộng của các hoạt động cho vay. NH Bangkok đã thực hiện việc cho vay đối với các khách hàng có quan hệ tín dụng, đồng thời tăng cường các khoản đầu tư chứng khoán quốc tế.

1.3.3 Kinh nghiệm của NHTM Trung Quốc

Cơ chế hoạt động của hệ thống NH Việt Nam có một số nét tương đồng với các NH Trung Quốc. Các NH Trung Quốc hiện nay đang đứng trước sức ép cạnh tranh rất lớn bởi các cam kết hội nhập quốc tế. Để có thể nâng cao năng lực hoạt động TTQT của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế, các NHTM Trung Quốc đã thực hiện một số giải pháp như:

- Tập trung xử lý dứt điểm nợ xấu.

- Yêu cầu các NHTM Nhà nước tự hoạch định ra kế hoạch tăng vốn điều lệ để đạt tỷ lệ an tồn vốn theo thơng lệ quốc tế.

- Thực hiện xác định giá trị DN, thực hiện cổ phần hóa và niêm yết cổ phiếu của NHTM trên thị trường chứng khoán.

- Đẩy mạnh văn hóa kinh doanh trong NH kết hợp với tăng lương hợp lý cho cán bộ nhân viên NH. Văn hóa NH được thể hiện thơng qua hoạt động NH theo tiêu chuẩn

quốc tế, phong cách làm việc, khả năng giao tiếp với khách hàng và các nội dung khác thuộc về văn hóa trong kinh doanh.

- Hoàn thiện các quy chế quản trị điều hành, cơ cấu tổ chức theo các tiêu chuẩn quốc tế, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ NH dựa trên công nghệ cao.

1.3.4 Bài học thực tế vận dụng vào Việt Nam

Qua phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT, có thể tổng hợp và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như:

- Xây dựng, đào tạo đội ngũ chuyên gia về quản trị rủi ro hoạt động TTQT, tăng cường quản lý rủi ro đạo đức, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm, tính tự giác và đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ trực tiếp làm cơng tác TTQT vì theo kinh nghiệm của KEB thì khơng có phương pháp phân tích phức tạp, hiện đại nào có thể thay thế được kinh nghiệm và đánh giá của chuyên môn trong quản trị rủi ro.

- Xây dựng hệ thống kiểm soát và quản trị rủi ro hoạt động TTQT riêng biệt với hệ thống quản trị tín dụng trực thuộc Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng tín dụng khơng được là thành viên Hội đồng quản lý rủi ro.

- Tăng vốn điều lệ và xử lý dứt điểm nợ tồn đọng của các NHTM nhằm lành mạnh hóa tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh và chống chịu rủi ro hoạt động TTQT. - Xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh mới, nhất là chú trọng việc mở rộng quy mô hoạt động, hiện đại hóa cơng nghệ, hoạt động marketing, đa dạng hóa và nâng cao tiện ích các sản phẩm, dịch vụ NH hiện đại dựa trên công nghệ kỹ thuật tiên tiến; cải cách bộ máy quản lý và điều hành theo tư duy kinh doanh mới; xây dựng, chuẩn hóa và văn bản hóa tồn bộ các quy trình nghiệp vụ của các hoạt động chủ yếu của NHTM.

- Xây dựng các quy chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế như quản trị rủi ro, kiểm tra, kiểm toán nội bộ, xây dựng quy trình hoạt động TTQT hiện đại theo chuẩn mực quốc tế, xây dựng và hoàn thành hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động TTQT của NH phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam.

- Đẩy mạnh cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động TTQT để ngăn ngừa rủi ro.

- Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng, nhất là hệ thống thông tin quản lý cho tồn bộ hệ thống NH phục vụ cơng tác điều hành kinh doanh, kiểm soát hoạt động NH. Chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro hoạt động TTQT. Hiện đại hóa cơng nghệ NH để bắt kịp với trình độ cơng nghệ của các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Tăng cường hợp tác quốc tế, tích cực tham gia các chương trình và thể chế hợp tác, giám sát, trao đổi thông tin với các NH trên thế giới, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về vốn và công nghệ của các tổ chức tài chính quốc tế, phát triển các mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương với các đối tác trên thế giới.

- Đẩy mạnh các hoạt động tài trợ xuất khẩu. Tăng cường thu hút các nguồn vốn ngoại tệ trong và ngoài nước nhằm phục vụ tốt hơn cho các hoạt động TTQT.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Hoạt động TTQT của NHTM là hoạt động có vai trị rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh chung của NH. Việc nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT là một yêu cầu tất yếu, tăng khả năng cạnh tranh và uy tín của NHTM trên thị trường. Trên cơ sở làm rõ các vấn đề cơ bản về TTQT, hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM, các chỉ tiêu định tính và định lượng đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM, các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM, nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM và rút ra bài học thực tế vận dụng vào Việt Nam, chúng ta sẽ xem xét thực trạng hiệu quả hoạt động TTQT của NHTMCP Á Châu, từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng TMCP á châu (Trang 34 - 39)