Thực trạng sử dụng các phƣơng thức thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng TMCP á châu (Trang 47 - 52)

2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA

2.2.5 Thực trạng sử dụng các phƣơng thức thanh toán quốc tế

Hiện nay, ACB đang áp dụng chủ yếu ba phương thức TTQT phổ biến là phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu và phương thức tín dụng chứng từ.

Bảng 2.4: Tỷ trọng doanh số của các phƣơng thức TTQT trong tổng doanh số TTQT giai đoạn 2007-2011 Đơn vị: % Phƣơng thức TTQT Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Chuyển tiền 66,94 66,55 74,28 69,03 67,24 Nhờ thu 5,14 5,13 4,07 5,21 5,54 L/C 27,92 28,32 21,65 25,76 27,22

(Nguồn: tính tốn của tác giả dựa trên các Báo cáo tình hình hoạt động TTQT của NH TMCP Á Châu)

Qua bảng số liệu trên cho thấy doanh số của phương thức chuyển tiền luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 60%) và tỷ trọng về doanh số phương thức nhờ thu là ít nhất (chỉ chiếm dưới 6%) trong tổng doanh số TTQT của ACB trong giai đoạn từ năm 2007-2011.

Các mặt hàng NK chính được thanh tốn qua ACB là sắt thép, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu cho ngành may mặc, hạt nhựa, hóa chất… Các mặt hàng XK chủ lực được thanh toán qua ACB là gạo, thủy sản, dệt may, cao su, đồ gỗ…

2.2.5.1 Phƣơng thức chuyển tiền

Đây là phương thức thanh tốn có doanh số chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số TTQT của ACB.

Qua bảng số liệu dưới đây cho thấy doanh số và số lượng giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài tại ACB liên tục tăng qua các năm. Năm 2011 với 84.236 số món giao dịch đạt 1.920 triệu USD, doanh số tăng 55,2% so với năm 2007 và 15,6% so với năm 2010. Điều này thể hiện sự cố gắng của ACB trong việc thu hút khách hàng thực hiện giao dịch TTQT với sự phục vụ chuyên nghiệp và nhiệt tình của đội ngũ cán bộ TTQT cùng công nghệ hiện đại đảm bảo độ an tồn, nhanh chóng và chính xác. Tương tự doanh số chuyển tiền từ nước ngoài về ACB cũng tăng cả về số món giao dịch và doanh số. Năm 2011 đạt 1.623 triệu USD, gấp hơn 2,5 lần doanh số

năm 2007; số món giao dịch đạt 46.924 món, tăng gần 2 lần so với năm 2007. Hoạt động chuyển tiền đến làm tăng nguồn thu nhập cho ACB, là hoạt động không thể thiếu được trong quá trình thu hút nguồn vốn ngoại tệ phục vụ hoạt động thanh toán chuyển tiền đi của ACB. Vì vậy, ACB đã và đang không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm dịch vụ, marketing… để thu hút ngày càng nhiều nguồn ngoại tệ gửi về ACB.

Bảng 2.5: Doanh số và số món giao dịch của nghiệp vụ chuyển tiền tại ACB giai đoạn 2007-2011

Năm

Chuyển tiền đi Chuyển tiền đến

Số giao dịch Doanh số

(triệu USD) Số giao dịch

Doanh số (triệu USD) 2007 50.149 1.237 24.242 644 2008 60.488 1.415 27.131 884 2009 69.517 1.425 27.800 856 2010 76.542 1.661 39.611 1.332 2011 84.236 1.920 46.924 1.623

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động TTQT của NH TMCP Á Châu)

2.2.5.2 Phƣơng thức nhờ thu

Phương thức nhờ thu chiếm tỷ trọng về doanh số thấp nhất trong tổng doanh số TTQT của ACB. Tuy nhiên, ACB luôn quan tâm phát triển nghiệp vụ này nhằm đa dạng hóa dịch vụ TTQT, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Bảng 2.6: Doanh số và số món giao dịch của nghiệp vụ nhờ thu tại ACB giai đoạn 2007-2011

Năm

Nhờ thu nhập Nhờ thu xuất

Số giao dịch Doanh số

(triệu USD) Số giao dịch

Doanh số (triệu USD) 2007 3.896 116,2 556 28,1 2008 3.847 140,8 786 36,2 2009 2.931 94,9 718 30 2010 2.867 136,4 1.478 89,6 2011 3.271 156,9 1.567 135

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động TTQT của NH TMCP Á Châu)

Doanh số và số món giao dịch nhờ thu những năm gần đây có xu hướng tăng. Doanh số nhờ thu NK năm 2011 đã tăng 35% so với năm 2007 và tăng 15% so với năm 2010 trong khi số món giao dịch thì giảm. Trong khi đó, doanh số và số món giao dịch nhờ thu XK tăng trưởng mạnh, đặc biệt là từ năm 2010 đến năm 2011. Đây là kết quả của chính sách đẩy mạnh tài trợ XK của ACB nhằm thu hút lượng lớn ngoại tệ phục vụ NK. Tuy nhiên, năm 2009 có sự sụt giảm mạnh trong doanh số cả nhờ thu NK và nhờ thu XK. Nguyên do cũng là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu và vấn đề căng thẳng ngoại tệ trong giai đoạn này.

2.2.5.3 Phƣơng thức tín dụng chứng từ

Mặc dù doanh số của nghiệp vụ L/C chỉ chiếm khoảng gần 30% trong tổng doanh số TTQT của ACB nhưng ACB rất chú trọng phát triển nghiệp vụ này bởi vì nghiệp vụ L/C phát triển sẽ góp phần tăng cường và hỗ trợ nghiệp vụ tín dụng tài trợ XNK – một nghiệp vụ then chốt của NH – hoạt động một cách hiệu quả.

Nhờ sự phát triển của tín dụng doanh nghiệp và chính sách chú trọng tài trợ XNK làm cho số món giao dịch và doanh số thanh tốn bằng phương thức tín dụng

chứng từ đều tăng qua các năm.

Bảng 2.7: Doanh số và số món giao dịch của nghiệp vụ L/C tại ACB giai đoạn 2007-2011

Năm

L/C nhập L/C xuất

Số giao dịch Doanh số

(triệu USD) Số giao dịch

Doanh số (triệu USD) 2007 7.419 636,6 3.382 147,8 2008 7.016 756,9 3.664 221,3 2009 5.972 461,5 4.244 203,1 2010 7.134 737,2 5.826 379,4 2011 8.604 938,7 6.035 495,8

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động TTQT của NH TMCP Á Châu)

Số món giao dịch và doanh số thanh toán L/C xuất khẩu tăng đều qua các năm. Năm 2011 doanh số đạt 495,8 triệu USD, tăng 31% so với năm 2010, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2009, tăng gấp 2,2 lần so với năm 2008 và tăng gấp 3,4 lần so với năm 2007. Đạt được sự tăng trưởng cao như trên là nhờ vào những chính sách hỗ trợ, chú trọng phát triển nghiệp vụ L/C xuất như giảm phí dịch vụ, nâng cao chất lượng kiểm tra chứng từ, phát triển các sản phẩm hỗ trợ L/C xuất nhằm thu hút nguồn ngoại tệ về ACB.

Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu trong năm 2008 đạt 756,9 triệu USD, tăng 18,9% so với năm 2007 nhưng với số món giao dịch thấp hơn năm 2007, chỉ đạt 7.016 giao dịch. Năm 2009 có sự sụt giảm mạnh về số món giao dịch cũng như doanh số thanh toán L/C nhập khẩu, chỉ đạt 5.972 giao dịch và doanh số là 461,5 triệu USD, giảm gần 40% so với năm 2008. Nguyên nhân là do tình hình căng thẳng ngoại tệ trong giai đoạn này, tỷ giá tăng cao trong khi ACB không cung cấp đủ nguồn ngoại tệ cho khách hàng nhập khẩu. Nhưng bước sang giai đoạn 2010-

2011, doanh số thanh toán L/C nhập khẩu tăng mạnh, năm 2011 đạt 938,7 triệu USD, tăng 27,33% so với năm 2010 và tăng gấp 2 lần so với năm 2009.

Doanh số L/C nhập khẩu luôn cao gấp đôi so với doanh số L/C xuất khẩu thể hiện phần nào cán cân thương mại ln ở trong tình trạng thâm hụt của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng TMCP á châu (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)