Hiệu quả hoạt động thanh tốn quốc tế thơng qua một số chỉ tiêu định lƣợng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng TMCP á châu (Trang 52 - 54)

2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA

2.2.6 Hiệu quả hoạt động thanh tốn quốc tế thơng qua một số chỉ tiêu định lƣợng

lƣợng

Hiệu quả hoạt động TTQT của ACB được đánh giá thông qua các chỉ tiêu định lượng. Các chỉ tiêu này cho thấy chất lượng, quy mô và hiệu quả hoạt động TTQT của ACB từng bước được nâng lên, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.

Bảng 2.8: Đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ACB thông qua một số chỉ tiêu định lƣợng Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 2008 2009 2010 2011 1.Tổng doanh thu tỷ VNĐ 4972 11216 10790 16104 26803 2.Doanh thu TTQT tỷ VNĐ 73 88 102 273 375 3.Chi phí TTQT tỷ VNĐ 14 15 20 46 62 4.Lợi nhuận TTQT tỷ VNĐ 59 73 82 227 313 5.Tổng cán bộ TTQT người 221 368 402 570 731 6.LNTTQT/DTTTQT % 80,82 82,95 80,39 83,15 83,47 7.DTTTQT/Tổng DT % 1,47 0,78 0,95 1,69 1,40 8.CFTTQT/DTTTQT % 19,18 17,05 19,61 16,85 16,53 9.LNTTQT/Tổng cán bộ TTQT tỷ VNĐ 0,2670 0,1984 0,2040 0,3982 0,4282 10.DTTTQT/Tổng cán bộ TTQT tỷ VNĐ 0,3303 0,2391 0,2537 0,4789 0,5130

(Nguồn: tính tốn của tác giả dựa trên các Báo cáo thường niên và Báo cáo tình hình hoạt động TTQT của ACB giai đoạn 2007-2011)

Qua bảng số liệu trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng:

- Doanh thu TTQT tăng trưởng hàng năm với tốc độ tăng cụ thể năm 2008 tăng

20,55%, năm 2009 tăng 15,91%, năm 2010 tăng 167,65% và năm 2011 tăng 37,36%. Đây là một mức tăng trưởng cao, đóng góp vào sự tăng trưởng doanh

thu phí dịch vụ và tổng doanh thu của ACB.

- Chi phí TTQT có chiều hướng gia tăng, với tốc độ tăng lần lượt năm 2008 là

7,14%, năm 2009 là 33,33%, năm 2010 là 130% và năm 2011 là 34,78%. Chi phí TTQT tăng là do ACB khơng ngừng mở rộng quy mô hoạt động TTQT qua các năm. Chi phí cho hoạt động TTQT là một trong những nhân tố làm ảnh hưởng đến lợi nhuận TTQT, chi phí TTQT tăng thì lợi nhuận sẽ giảm và ngược lại. Do đó, để tăng lợi nhuận TTQT thì ACB cần phải có biện pháp cắt giảm và sử dụng chi phí cho hoạt động TTQT một cách tối ưu nhất.

- Tốc độ tăng của doanh thu TTQT ln cao hơn tốc độ tăng của chi phí cho hoạt

động TTQT, do vậy lợi nhuận TTQT ln có chiều hướng tăng lên. Năm 2008 tăng 23,73%, năm 2009 tăng 12,33%, năm 2010 đạt 227 tỷ VNĐ tăng gấp 2,7 lần so với năm 2009 và năm 2011 tăng 37,89% so với năm 2010. Điều này chứng tỏ hiệu quả hoạt động TTQT của ACB đã được nâng cao đáng kể. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận TTQT không đồng đều.

- Tỷ trọng giữa lợi nhuận TTQT và doanh thu TTQT khá cao và có chiều hướng

gia tăng qua các năm, điều này chứng tỏ rằng hoạt động TTQT của ACB đã từng bước phát triển và mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của NH. Tỷ trọng lợi nhuận TTQT trên doanh thu TTQT ln duy trì ở mức trên 80%, cho thấy cứ 1đ doanh thu TTQT mang lại cho NH hơn 0,8đ lợi nhuận TTQT. Ngược lại, tỷ trọng giữa chi phí TTQT và doanh thu TTQT thấp và có xu hướng giảm qua các năm.

- Xét về năng suất lao động của cán bộ làm cơng tác TTQT tại ACB trên góc độ

doanh thu TTQT và lợi nhuận TTQT cho thấy hiệu quả do cán bộ TTQT tạo ra cho hoạt động TTQT hàng năm cũng khá cao và có xu hướng ngày càng gia tăng.

- Tỷ trọng giữa doanh thu do hoạt động TTQT mang lại trên tổng doanh thu của

ACB tuy không cao, song nó cũng đóng góp một phần khơng nhỏ vào tổng doanh thu của ACB. Doanh thu chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh thu của ACB do những nguyên nhân sau:

+ Hầu hết các NHTM chú trọng nhiều đến công tác tín dụng và ACB cũng khơng phải là ngoại lệ. Do đó, doanh thu tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng các nguồn thu của NH.

+ NH thực hiện miễn giảm phí dịch vụ TTQT nhằm thu hút khách hàng có quan hệ tín dụng hoặc mua bán ngoại tệ.

+ Đầu tư cho phát triển hoạt động TTQT còn hạn chế.

Tóm lại, với quan điểm sử dụng dịch vụ TTQT là một công cụ hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh khác tại NH phát triển, các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động TTQT tại ACB ở trên chưa phản ánh đúng hiệu quả do hoạt động này mang lại. Tuy nhiên, nó cũng mang lại hiệu quả thiết thực cho quá trình kinh doanh của ACB. Thông qua hoạt động này, ACB không chỉ phục vụ tốt cho nhu cầu thanh tốn XNK của các DN mà cịn góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế đối ngoại của đất nước, cải thiện cán cân TTQT cũng như đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng TMCP á châu (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)