Bộ máy tổ chức hoạt động thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng TMCP á châu (Trang 45)

2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA

2.2.2 Bộ máy tổ chức hoạt động thanh toán quốc tế

Hiện nay, tổ chức hoạt động TTQT trong hệ thống ACB được triển khai theo mơ hình tập trung hóa trong đó Trung tâm Thanh tốn quốc tế là trung tâm xử lý toàn bộ hồ sơ TTQT do kênh phân phối chuyển lên. Trước đây, kênh phân phối được phân chia hạn mức giao dịch cụ thể, nếu hồ sơ TTQT nằm trong hạn mức thì kênh phân phối quyết định về sự phù hợp của hồ sơ và chỉ đẩy bức điện lên Hội sở để chuyển đi nước ngoài. Từ cuối năm 2008, toàn bộ hồ sơ TTQT trong hệ thống ACB được xử lý tập trung tại Trung tâm TTQT trực thuộc Hội sở chính. Kênh phân phối sau khi nhận và kiểm tra hồ sơ TTQT của khách hàng sẽ chuyển lên Trung tâm TTQT kiểm tra, hạch tốn và chuyển điện đi nước ngồi. Mơ hình này sẽ giúp thống nhất cách thực hiện nghiệp vụ TTQT, quản lý rủi ro tập trung và nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát trong toàn hệ thống ACB.

Kênh phân phối bao gồm sở giao dịch, các chi nhánh được phép thực hiện nghiệp vụ TTQT và các phòng giao dịch được phép tiếp nhận hồ sơ TTQT thay cho Trung tâm TTQT. Tính đến 30/06/2012, ACB có tổng cộng 232 đơn vị (bao gồm sở

giao dịch, chi nhánh và phịng giao dịch) có hoạt động TTQT. Mỗi bộ phận TTQT tại kênh phân phối đều có nhân viên TTQT và kiểm soát viên TTQT kiểm soát lại hồ sơ của nhân viên trước khi chuyển lên Trung tâm TTQT.

Trung tâm TTQT được chun mơn hóa theo từng mảng nghiệp vụ, bao gồm 6 bộ phận: Bộ phận Chuyển tiền, Bộ phận Kiểm tra chứng từ, Bộ phận Mở và Thanh toán L/C, Bộ phận Tư vấn và hỗ trợ, Bộ phận tiếp nhận và xử lý thông tin và Bộ phận hạch toán kế toán. Mỗi bộ phận đều có nhân viên, kiểm sốt viên kiểm sốt lại hồ sơ của nhân viên và trưởng bộ phận quản lý bộ phận đó.

2.2.3 Quy trình, quy định, văn bản nghiệp vụ TTQT

Các quy trình, quy định, văn bản triển khai về hoạt động TTQT của ACB đã bao gồm tất cả các nghiệp vụ hiện có và được áp dụng nhanh chóng, kịp thời. Trong đó, quy trình TTQT là một trong những quy trình nghiệp vụ chính đã được xây dựng dựa trên hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 từ năm 2003. Chính điều này làm cho quy trình TTQT được tiêu chuẩn hóa khơng những hướng tới mục đích thỏa mãn nhu cầu cao nhất của khách hàng mà cịn đảm bảo an tồn trong hoạt động cho NH và khách hàng. Ngoài ra, ACB cịn ban hành các quy định và các cơng văn chỉ đạo điều hành cụ thể về hoạt động TTQT phù hợp với thực tiễn từng giai đoạn.

Các quy trình, quy định, văn bản liên quan nghiệp vụ TTQT của ACB luôn được ban hành dựa trên các quy định của NH Nhà nước liên quan TTQT như Quy định quản lý ngoại hối, Quy định phát hành L/C, Quy định vay và trả nợ nước ngồi,… và phù hợp với thơng lệ quốc tế. Chính những điều này góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động TTQT của ACB. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại nhiều bất cập trong quy trình TTQT như yêu cầu khách hàng xuất trình nhiều chứng từ, thủ tục phức tạp, thời gian xử lý chậm.

2.2.4 Thực trạng ứng dụng công nghệ thơng tin trong hoạt động thanh tốn

quốc tế

Năm 1999, ACB triển khai chương trình hiện đại hóa cơng nghệ thông tin NH, xây dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động giao dịch. Dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, ACB đã xây dựng và phát

triển nhiều sản phẩm dịch vụ cùng với các tiện ích gia tăng nhằm phục vụ khách hàng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, mở rộng và tăng cường chất lượng công tác quản trị kinh doanh trong nội bộ NH.

Các ứng dụng chính của cơng nghệ thơng tin trong hoạt động TTQT tại ACB là hệ thống công nghệ NH lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện) cho phép tất cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung, chương trình workflow (chương trình giao dịch TTQT trực tuyến giữa Trung tâm TTQT và kênh phân phối) và hệ thống thanh toán SWIFT (the Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunications: Hiệp hội viễn thơng tài chính liên ngân hàng tồn cầu). Chính sự phát triển của các hệ thống trên đã giúp cho các giao dịch TTQT của ACB tăng lên cả về mặt chất lượng và mặt số lượng.

Hiện nay, tất cả các điện giao dịch TTQT của ACB đều được thực hiện thông qua mạng SWIFT đã đáp ứng được các nghiệp vụ khác nhau như: thanh toán XNK, chuyển tiền cho công ty, cá nhân, chuyển tiền cho các tổ chức tín dụng, nhờ thu, L/C, giao dịch ngoại hối, thanh toán séc, tra soát,…

Chất lượng giao dịch qua mạng SWIFT của ACB đạt độ chính xác cao, nhanh chóng, an tồn hiệu quả cho cả NH và khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và uy tín của ACB.

2.2.5 Thực trạng sử dụng các phƣơng thức thanh toán quốc tế

Hiện nay, ACB đang áp dụng chủ yếu ba phương thức TTQT phổ biến là phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu và phương thức tín dụng chứng từ.

Bảng 2.4: Tỷ trọng doanh số của các phƣơng thức TTQT trong tổng doanh số TTQT giai đoạn 2007-2011 Đơn vị: % Phƣơng thức TTQT Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Chuyển tiền 66,94 66,55 74,28 69,03 67,24 Nhờ thu 5,14 5,13 4,07 5,21 5,54 L/C 27,92 28,32 21,65 25,76 27,22

(Nguồn: tính tốn của tác giả dựa trên các Báo cáo tình hình hoạt động TTQT của NH TMCP Á Châu)

Qua bảng số liệu trên cho thấy doanh số của phương thức chuyển tiền luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 60%) và tỷ trọng về doanh số phương thức nhờ thu là ít nhất (chỉ chiếm dưới 6%) trong tổng doanh số TTQT của ACB trong giai đoạn từ năm 2007-2011.

Các mặt hàng NK chính được thanh tốn qua ACB là sắt thép, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu cho ngành may mặc, hạt nhựa, hóa chất… Các mặt hàng XK chủ lực được thanh toán qua ACB là gạo, thủy sản, dệt may, cao su, đồ gỗ…

2.2.5.1 Phƣơng thức chuyển tiền

Đây là phương thức thanh tốn có doanh số chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số TTQT của ACB.

Qua bảng số liệu dưới đây cho thấy doanh số và số lượng giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài tại ACB liên tục tăng qua các năm. Năm 2011 với 84.236 số món giao dịch đạt 1.920 triệu USD, doanh số tăng 55,2% so với năm 2007 và 15,6% so với năm 2010. Điều này thể hiện sự cố gắng của ACB trong việc thu hút khách hàng thực hiện giao dịch TTQT với sự phục vụ chuyên nghiệp và nhiệt tình của đội ngũ cán bộ TTQT cùng công nghệ hiện đại đảm bảo độ an tồn, nhanh chóng và chính xác. Tương tự doanh số chuyển tiền từ nước ngoài về ACB cũng tăng cả về số món giao dịch và doanh số. Năm 2011 đạt 1.623 triệu USD, gấp hơn 2,5 lần doanh số

năm 2007; số món giao dịch đạt 46.924 món, tăng gần 2 lần so với năm 2007. Hoạt động chuyển tiền đến làm tăng nguồn thu nhập cho ACB, là hoạt động không thể thiếu được trong quá trình thu hút nguồn vốn ngoại tệ phục vụ hoạt động thanh toán chuyển tiền đi của ACB. Vì vậy, ACB đã và đang không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm dịch vụ, marketing… để thu hút ngày càng nhiều nguồn ngoại tệ gửi về ACB.

Bảng 2.5: Doanh số và số món giao dịch của nghiệp vụ chuyển tiền tại ACB giai đoạn 2007-2011

Năm

Chuyển tiền đi Chuyển tiền đến

Số giao dịch Doanh số

(triệu USD) Số giao dịch

Doanh số (triệu USD) 2007 50.149 1.237 24.242 644 2008 60.488 1.415 27.131 884 2009 69.517 1.425 27.800 856 2010 76.542 1.661 39.611 1.332 2011 84.236 1.920 46.924 1.623

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động TTQT của NH TMCP Á Châu)

2.2.5.2 Phƣơng thức nhờ thu

Phương thức nhờ thu chiếm tỷ trọng về doanh số thấp nhất trong tổng doanh số TTQT của ACB. Tuy nhiên, ACB luôn quan tâm phát triển nghiệp vụ này nhằm đa dạng hóa dịch vụ TTQT, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Bảng 2.6: Doanh số và số món giao dịch của nghiệp vụ nhờ thu tại ACB giai đoạn 2007-2011

Năm

Nhờ thu nhập Nhờ thu xuất

Số giao dịch Doanh số

(triệu USD) Số giao dịch

Doanh số (triệu USD) 2007 3.896 116,2 556 28,1 2008 3.847 140,8 786 36,2 2009 2.931 94,9 718 30 2010 2.867 136,4 1.478 89,6 2011 3.271 156,9 1.567 135

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động TTQT của NH TMCP Á Châu)

Doanh số và số món giao dịch nhờ thu những năm gần đây có xu hướng tăng. Doanh số nhờ thu NK năm 2011 đã tăng 35% so với năm 2007 và tăng 15% so với năm 2010 trong khi số món giao dịch thì giảm. Trong khi đó, doanh số và số món giao dịch nhờ thu XK tăng trưởng mạnh, đặc biệt là từ năm 2010 đến năm 2011. Đây là kết quả của chính sách đẩy mạnh tài trợ XK của ACB nhằm thu hút lượng lớn ngoại tệ phục vụ NK. Tuy nhiên, năm 2009 có sự sụt giảm mạnh trong doanh số cả nhờ thu NK và nhờ thu XK. Nguyên do cũng là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế tồn cầu và vấn đề căng thẳng ngoại tệ trong giai đoạn này.

2.2.5.3 Phƣơng thức tín dụng chứng từ

Mặc dù doanh số của nghiệp vụ L/C chỉ chiếm khoảng gần 30% trong tổng doanh số TTQT của ACB nhưng ACB rất chú trọng phát triển nghiệp vụ này bởi vì nghiệp vụ L/C phát triển sẽ góp phần tăng cường và hỗ trợ nghiệp vụ tín dụng tài trợ XNK – một nghiệp vụ then chốt của NH – hoạt động một cách hiệu quả.

Nhờ sự phát triển của tín dụng doanh nghiệp và chính sách chú trọng tài trợ XNK làm cho số món giao dịch và doanh số thanh tốn bằng phương thức tín dụng

chứng từ đều tăng qua các năm.

Bảng 2.7: Doanh số và số món giao dịch của nghiệp vụ L/C tại ACB giai đoạn 2007-2011

Năm

L/C nhập L/C xuất

Số giao dịch Doanh số

(triệu USD) Số giao dịch

Doanh số (triệu USD) 2007 7.419 636,6 3.382 147,8 2008 7.016 756,9 3.664 221,3 2009 5.972 461,5 4.244 203,1 2010 7.134 737,2 5.826 379,4 2011 8.604 938,7 6.035 495,8

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động TTQT của NH TMCP Á Châu)

Số món giao dịch và doanh số thanh toán L/C xuất khẩu tăng đều qua các năm. Năm 2011 doanh số đạt 495,8 triệu USD, tăng 31% so với năm 2010, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2009, tăng gấp 2,2 lần so với năm 2008 và tăng gấp 3,4 lần so với năm 2007. Đạt được sự tăng trưởng cao như trên là nhờ vào những chính sách hỗ trợ, chú trọng phát triển nghiệp vụ L/C xuất như giảm phí dịch vụ, nâng cao chất lượng kiểm tra chứng từ, phát triển các sản phẩm hỗ trợ L/C xuất nhằm thu hút nguồn ngoại tệ về ACB.

Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu trong năm 2008 đạt 756,9 triệu USD, tăng 18,9% so với năm 2007 nhưng với số món giao dịch thấp hơn năm 2007, chỉ đạt 7.016 giao dịch. Năm 2009 có sự sụt giảm mạnh về số món giao dịch cũng như doanh số thanh toán L/C nhập khẩu, chỉ đạt 5.972 giao dịch và doanh số là 461,5 triệu USD, giảm gần 40% so với năm 2008. Nguyên nhân là do tình hình căng thẳng ngoại tệ trong giai đoạn này, tỷ giá tăng cao trong khi ACB không cung cấp đủ nguồn ngoại tệ cho khách hàng nhập khẩu. Nhưng bước sang giai đoạn 2010-

2011, doanh số thanh toán L/C nhập khẩu tăng mạnh, năm 2011 đạt 938,7 triệu USD, tăng 27,33% so với năm 2010 và tăng gấp 2 lần so với năm 2009.

Doanh số L/C nhập khẩu luôn cao gấp đôi so với doanh số L/C xuất khẩu thể hiện phần nào cán cân thương mại ln ở trong tình trạng thâm hụt của Việt Nam.

2.2.6 Hiệu quả hoạt động thanh tốn quốc tế thơng qua một số chỉ tiêu định

lƣợng

Hiệu quả hoạt động TTQT của ACB được đánh giá thông qua các chỉ tiêu định lượng. Các chỉ tiêu này cho thấy chất lượng, quy mô và hiệu quả hoạt động TTQT của ACB từng bước được nâng lên, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.

Bảng 2.8: Đánh giá hiệu quả hoạt động thanh tốn quốc tế của ACB thơng qua một số chỉ tiêu định lƣợng Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 2008 2009 2010 2011 1.Tổng doanh thu tỷ VNĐ 4972 11216 10790 16104 26803 2.Doanh thu TTQT tỷ VNĐ 73 88 102 273 375 3.Chi phí TTQT tỷ VNĐ 14 15 20 46 62 4.Lợi nhuận TTQT tỷ VNĐ 59 73 82 227 313 5.Tổng cán bộ TTQT người 221 368 402 570 731 6.LNTTQT/DTTTQT % 80,82 82,95 80,39 83,15 83,47 7.DTTTQT/Tổng DT % 1,47 0,78 0,95 1,69 1,40 8.CFTTQT/DTTTQT % 19,18 17,05 19,61 16,85 16,53 9.LNTTQT/Tổng cán bộ TTQT tỷ VNĐ 0,2670 0,1984 0,2040 0,3982 0,4282 10.DTTTQT/Tổng cán bộ TTQT tỷ VNĐ 0,3303 0,2391 0,2537 0,4789 0,5130

(Nguồn: tính tốn của tác giả dựa trên các Báo cáo thường niên và Báo cáo tình hình hoạt động TTQT của ACB giai đoạn 2007-2011)

Qua bảng số liệu trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng:

- Doanh thu TTQT tăng trưởng hàng năm với tốc độ tăng cụ thể năm 2008 tăng

20,55%, năm 2009 tăng 15,91%, năm 2010 tăng 167,65% và năm 2011 tăng 37,36%. Đây là một mức tăng trưởng cao, đóng góp vào sự tăng trưởng doanh

thu phí dịch vụ và tổng doanh thu của ACB.

- Chi phí TTQT có chiều hướng gia tăng, với tốc độ tăng lần lượt năm 2008 là

7,14%, năm 2009 là 33,33%, năm 2010 là 130% và năm 2011 là 34,78%. Chi phí TTQT tăng là do ACB khơng ngừng mở rộng quy mô hoạt động TTQT qua các năm. Chi phí cho hoạt động TTQT là một trong những nhân tố làm ảnh hưởng đến lợi nhuận TTQT, chi phí TTQT tăng thì lợi nhuận sẽ giảm và ngược lại. Do đó, để tăng lợi nhuận TTQT thì ACB cần phải có biện pháp cắt giảm và sử dụng chi phí cho hoạt động TTQT một cách tối ưu nhất.

- Tốc độ tăng của doanh thu TTQT luôn cao hơn tốc độ tăng của chi phí cho hoạt

động TTQT, do vậy lợi nhuận TTQT ln có chiều hướng tăng lên. Năm 2008 tăng 23,73%, năm 2009 tăng 12,33%, năm 2010 đạt 227 tỷ VNĐ tăng gấp 2,7 lần so với năm 2009 và năm 2011 tăng 37,89% so với năm 2010. Điều này chứng tỏ hiệu quả hoạt động TTQT của ACB đã được nâng cao đáng kể. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận TTQT không đồng đều.

- Tỷ trọng giữa lợi nhuận TTQT và doanh thu TTQT khá cao và có chiều hướng

gia tăng qua các năm, điều này chứng tỏ rằng hoạt động TTQT của ACB đã từng bước phát triển và mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của NH. Tỷ trọng lợi nhuận TTQT trên doanh thu TTQT ln duy trì ở mức trên 80%, cho thấy cứ 1đ doanh thu TTQT mang lại cho NH hơn 0,8đ lợi nhuận TTQT. Ngược lại, tỷ trọng giữa chi phí TTQT và doanh thu TTQT thấp và có xu hướng giảm qua các năm.

- Xét về năng suất lao động của cán bộ làm cơng tác TTQT tại ACB trên góc độ

doanh thu TTQT và lợi nhuận TTQT cho thấy hiệu quả do cán bộ TTQT tạo ra cho hoạt động TTQT hàng năm cũng khá cao và có xu hướng ngày càng gia tăng.

- Tỷ trọng giữa doanh thu do hoạt động TTQT mang lại trên tổng doanh thu của

ACB tuy không cao, song nó cũng đóng góp một phần không nhỏ vào tổng doanh thu của ACB. Doanh thu chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh thu của ACB do những nguyên nhân sau:

+ Hầu hết các NHTM chú trọng nhiều đến cơng tác tín dụng và ACB cũng không phải là ngoại lệ. Do đó, doanh thu tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng các nguồn thu của NH.

+ NH thực hiện miễn giảm phí dịch vụ TTQT nhằm thu hút khách hàng có quan hệ tín dụng hoặc mua bán ngoại tệ.

+ Đầu tư cho phát triển hoạt động TTQT cịn hạn chế.

Tóm lại, với quan điểm sử dụng dịch vụ TTQT là một công cụ hỗ trợ cho các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng TMCP á châu (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)