ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ HOẠT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng TMCP á châu (Trang 71 - 73)

ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

3.1.1 Định hƣớng phát triển hoạt động kinh doanh

Qua gần 20 năm hoạt động ACB đã có những bước phát triển thành công ngoạn mục, trở thành một NH lớn có uy tín ở Việt Nam, tuy nhiên, bên cạnh những thành công, thời gian gần đây ACB đã bắt đầu bộc lộ những điểm yếu, những bất cập, đòi hỏi ACB phải tự đổi mới mạnh mẽ, sâu rộng, toàn diện để đáp ứng các yêu cầu của giai đoạn phát triển tiếp theo.

Định hướng Chiến lược Phát triển của ACB giai đoạn 2013-2020 bao gồm nội dung chính là: ACB cần tận dụng các thời cơ trong giai đoạn phát triển mới của Việt Nam để tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế và xây dựng ACB trở thành một định chế tài chính ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam; Thực hiện thành công sứ mệnh là Ngân hàng của mọi nhà, là địa chỉ đầu tư hiệu quả của các cổ đông, là NH tận tụy phục vụ khách hàng, cung cấp cho khách hàng sản phẩm dịch vụ chất lượng hàng đầu, là nơi thuận lợi phát triển sự nghiệp và cuộc sống của tập thể cán bộ nhân viên, là đối tác đáng tin cậy trong cộng đồng tài chính ngân hàng và là thành viên có nhiều đóng góp cho cộng đồng xã hội; Với phương châm hành động “Tăng trưởng nhanh – Quản lý tốt – Hiệu quả cao”, ACB quyết tâm và nỗ lực phấn đấu để đến năm 2015 trở thành một trong bốn NH có quy mơ lớn nhất, hoạt động an toàn và hiệu quả ở Việt Nam.

Để thực hiện mục tiêu trên, ACB lựa chọn chiến lược phát triển là NH hoạt động đa năng, khai thác sâu hơn và đa dạng hơn thị trường hoạt động:

- Về mạng lưới hoạt động, ACB tiếp tục kiên trì nguyên tắc phát triển ở khu vực

Minh và Hà Nội, đồng thời ACB sẽ từng bước tiếp tục tăng sự hiện diện ra các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong tương lai, ACB có thể xem xét mở rộng hoạt động ra một số nước trong khu vực.

- Về khách hàng, bên cạnh việc tiếp tục duy trì ưu tiên cho các phân đoạn khách

hàng truyền thống, ACB sẽ nâng cao năng lực, hoạt động với các phân đoạn khách hàng rộng hơn, cả doanh nghiệp cũng như cá nhân.

- Về sản phẩm, bên cạnh các sản phẩm truyền thống, ACB sẽ từng bước nghiên

cứu áp dụng sản phẩm mới và các sản phẩm trọn gói nhằm đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu về sản phẩm dịch vụ NH của các khách hàng đa dạng hơn.

- Về chuyển đổi hệ thống kênh phân phối, ACB sẽ thực hiện chuyển đổi hệ thống

phân phối hiện nay sang mơ hình hệ thống hiện đại, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế, được quy hoạch theo nhu cầu thị trường và khách hàng. Chuyển đổi hệ thống kênh phân phối được thực hiện kết hợp với các kế hoạch chuyển đổi hệ thống vận hành theo hướng tiếp tục tập trung hóa để nâng cao năng suất và chất lượng.

- Tăng cường năng lực về công nghệ thông tin, về nguồn nhân lực, về vận hành và

kiểm soát, quản lý rủi ro là những lĩnh vực quan trọng mà ACB có kế hoạch phát triển trong giai đoạn 2013-2020 nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu chiến lược.

- Về quản trị điều hành, ACB thực hiện mục tiêu chuyển đổi hệ thống quản trị điều hành hướng theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế, phù hợp với pháp luật Việt Nam và thực tiễn của ACB, hướng theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất, nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững.

3.1.2 Định hƣớng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế

Trên cơ sở định hướng phát triển hoạt động kinh doanh, ACB đã đưa ra định hướng phát triển hoạt động TTQT giai đoạn 2013-2020 với nội dung như sau:

Thứ nhất, mở rộng thị trường hoạt động TTQT, đa dạng hóa các dịch vụ

doanh số và chất lượng hoạt động, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận của hoạt động TTQT.

Thứ hai, nâng cao thị phần TTQT của ACB trong các năm tới, nâng cao uy

tín của ACB trên thị trường trong nước và quốc tế.

Thứ ba, nâng cao trình độ chun mơn của cán bộ TTQT bằng việc thường

xuyên tổ chức đào tạo chuyên đề, tổ chức các buổi hội thảo về TTQT cho các cán bộ TTQT.

Thứ tư, xây dựng biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động

TTQT. Đây là vấn đề then chốt trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT.

Thứ năm, triển khai công tác tiếp thị khách hàng, tiến hành phân loại khách hàng, chăm sóc, duy trì các khách hàng truyền thống, nhất là các khách hàng lớn; tìm kiếm các khách hàng mới, chú trọng đến các DN có doanh số XNK lớn.

Thứ sáu, áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào hoạt động TTQT. Cung cấp các dịch vụ tiện ích cho khách hàng, phát triển dịch vụ NH điện tử.

Thứ bảy, xây dựng chính sách ưu đãi cho các khách hàng có nguồn ngoại tệ

lớn bán cho NH như về lãi suất, phí dịch vụ,... nhằm thu hút nguồn ngoại tệ phục vụ nhu cầu thanh toán của khách hàng NK.

Thứ tám, đẩy mạnh phát triển hoạt động TTQT làm tiền đề cho các hoạt động kinh doanh khác của NH phát triển như: tín dụng tài trợ XNK, kinh doanh ngoại tệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng TMCP á châu (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)