TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng TMCP á châu (Trang 39 - 43)

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngày thành lập:

Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (tên giao dịch quốc tế là Asia Commercial Joint Stock Bank – gọi tắt là ACB) được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNN Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.

Vốn điều lệ:

Từ khi bắt đầu hoạt động ngày 04/06/1993 với vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, ACB đang phát triển thành một trong những định chế tài chính hàng đầu Việt Nam, tính đến ngày 30/06/2012 vốn điều lệ của ACB khoảng 9.377 tỷ đồng.

Sản phẩm dịch vụ chính:

ACB cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ sau:

Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng.

Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng.

Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh tốn trong và ngồi nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua NH).

Kinh doanh ngoại tệ và vàng.

Phát hành và thanh tốn thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.

Hội sở chính 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh và tính đến ngày 30/06/2012 có 339 chi nhánh và phịng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc.

Nhân sự:

Tính đến ngày 30/06/2012 tổng số nhân viên của ACB là 9.337 người. Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB.

Quá trình phát triển:

- Giai đoạn 1993 - 1995: Đây là giai đoạn hình thành ACB. Xuất phát từ vị thế cạnh

tranh, ACB hướng về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực tư nhân, với quan điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng, đi vào sản phẩm dịch vụ mới mà thị trường chưa có (cho vay tiêu dùng, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, thẻ tín dụng).

- Giai đoạn 1996 - 2000: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt

Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa. Năm 1997, ACB bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ NH hiện đại theo một chương trình nước ngồi trong lĩnh vực NH và nghiên cứu ứng dụng trong điều kiện Việt Nam. Năm 1999, ACB triển khai chương trình hiện đại hóa cơng nghệ thơng tin NH, xây dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động giao dịch. Năm 2000, ACB đã thực hiện tái cấu trúc như là một bộ phận của chiến lược phát triển trong nửa đầu thập niên 20. Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ. Các khối kinh doanh gồm có: Khối Khách hàng cá nhân, Khối Khách hàng doanh nghiệp và Khối Ngân quỹ. Các đơn vị hỗ trợ gồm có: Trung tâm Công nghệ thông tin, Khối Giám sát điều hành, Khối Phát triển kinh doanh, Khối Quản trị nguồn lực và một số phòng ban do Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo. Hoạt động kinh doanh của Hội sở được chuyển giao cho Sở giao dịch. Việc tái cấu trúc nhằm đảm bảo sự chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống; sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng phân đoạn khách hàng; quan tâm đúng mức việc phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro.

- Giai đoạn 2001 – 2005: Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng

theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong các lĩnh vực huy động vốn, cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, thanh toán quốc tế và cung ứng nguồn lực tại Hội sở. Năm 2005, ACB và Ngân hàng Standard Chartered (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện; và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB.

- Giai đoạn 2006 - 2010: ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà

Nội vào tháng 10/2006. Trong giai đoạn này, ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động, đã thành lập mới và đưa vào hoạt động 223 chi nhánh và phòng giao dịch, tăng từ 58 đơn vị vào cuối năm 2005 lên 281 đơn vị vào cuối năm 2010. ACB phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng với số tiền thu được là hơn 1.800 tỷ đồng (2007); và tăng vốn điều lệ lên 6.355 tỷ đồng (2008). Năm 2009, ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực; xây dựng mơ hình chi nhánh theo định hướng bán hàng; áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Năm 2010, ACB tăng cường cơng tác dự báo tình hình để có các quyết sách phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động. Phát triển hệ thống kênh phân phối phi truyền thống như ngân hàng điện tử và bán hàng qua điện thoại (telesales).

- Năm 2011, Định hướng Chiến lược phát triển của ACB giai đoạn 2011- 2015 và

tầm nhìn 2020 được ban hành. Trong đó nhấn mạnh đến chương trình chuyển đổi hệ thống quản trị điều hành phù hợp với các quy định pháp luật Việt Nam và hướng đến áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất. Trong năm, ACB đưa vào hoạt động thêm 45 chi nhánh và phòng giao dịch.

Thành tựu:

Với tầm nhìn và chiến lược đúng đắn, ACB đã có những bước phát triển nhanh, ổn định, an toàn và hiệu quả. Với sứ mệnh là “Ngân hàng của mọi nhà”, ACB luôn hướng tới là nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính hồn hảo, tối ưu cho khách hàng và cho xã hội. ACB luôn xứng đáng là một trong những NHTMCP tốt nhất Việt Nam, được sự công nhận của xã hội và của các tổ chức tài chính quốc tế (xem phụ lục 1).

Tóm lại, qua chặng đường hơn 19 năm xây dựng và phát triển, đến nay ACB đã trở thành một trong những NH TMCP hàng đầu Việt Nam, có năng lực tài chính vững mạnh, có mạng lưới hoạt động khắp cả nước, thương hiệu ACB được đánh giá cao cả trong và ngoài nước. ACB đã cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ và được đánh giá là NH bán lẻ xuất sắc nhất. Điều này sẽ giúp ACB mở rộng và phát triển dịch vụ TTQT.

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2007 đến 2011

Sau hơn 19 năm hoạt động, ACB luôn giữ vững sự tăng trưởng cao và ổn định. Và điều này được thể hiện bằng các chỉ số tài chính qua các năm.

Bảng 2.1: Tình hình tăng trƣởng của ACB giai đoạn 2007 đến 2011

Đơn vị: tỷ VNĐ

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng tài sản 85.392 105.306 167.724 205.103 281.019

Vốn huy động 74.943 91.174 134.988 183.132 234.503

Dư nợ cho vay 31.974 34.833 62.358 87.271 104.094

Lợi nhuận trước thuế 2.127 2.561 2.838 3.102 4.203

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NH TMCP Á Châu)

Qua bảng số liệu trên, chúng ta có thể nhận thấy tình hình kinh doanh của ACB khá hiệu quả và ổn định qua các năm.

Một NHTM hoạt động hiệu quả là một NH huy động được nguồn vốn cần thiết cho hoạt động của mình. Trong tình hình cạnh tranh về lãi suất và thị trường có nhiều kênh thu hút vốn như hiện nay thì việc huy động vốn gặp khơng ít khó khăn nhưng qua bảng số liệu trên cho thấy khả năng huy động vốn của ACB vẫn tăng đều qua các năm: cuối năm 2011 đạt 234.503 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2010 và tăng 73,7% so với năm 2009, đến cuối quý II/2012 đạt 265.546 tỷ đồng, tăng 13,24% so với năm 2011, trong đó huy động tiền gửi thanh tốn và tiết kiệm từ dân cư tăng đáng kể. Điều này đã chứng tỏ sự tin tưởng của khách hàng vào ACB ngày càng cao. Nguyên nhân là do NH đã duy trì nhiều hình thức huy động đa dạng, áp

dụng các chương trình khuyến mại hấp dẫn và tăng cường cơng tác quảng bá hình ảnh.

Sau khi đã huy động được nguồn vốn cần thiết, đòi hỏi các NHTM phải sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả nhằm tạo ra lợi nhuận. ACB thực hiện chính sách tín dụng thận trọng và phân tán rủi ro. Năm 2011, tổng dư nợ cho vay chiếm khoảng 45%. Phần nguồn vốn còn lại được gửi tại các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, đầu tư vào các loại chứng khoán của các NHTM Nhà nước, các loại chứng khốn của Chính phủ, một phần nguồn vốn khác được sử dụng đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp.

Dư nợ cho vay tăng đều qua các năm, trong năm 2011, dư nợ cho vay là 104.094 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2010 và đến cuối quý II/2012 đạt 102.772 tỷ đồng, tăng hơn 54% so với cùng kỳ năm 2011. Đây là thành quả của sự năng động trong tìm kiếm khách hàng, chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ và liên tục đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng của ACB.

Tổng tài sản của ACB tăng cả về số tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng. Cụ thể, tổng tài sản năm 2011 đạt 281.019 tỷ đồng, tăng 75.916 tỷ đồng tương đương tỷ lệ tăng 37% so với năm 2010. Quy mô tổng tài sản hiện nay đang mang lại lợi thế cạnh tranh về vốn hoạt động cho ACB so với các NH TMCP khác.

Với định hướng chiến lược tăng trưởng cao và bền vững, quản lý chi phí tốt và duy trì nợ quá hạn ở mức thấp đã giúp ACB nâng cao lợi nhuận. Lợi nhuận trước thuế năm 2011 đạt 4.203 tỷ đồng, vượt kế hoạch đã công bố đầu năm là 4.100 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2010. Vào quý II/2012 lợi nhuận trước thuế đạt 1.393 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng TMCP á châu (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)