Kiến nghị với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng TMCP á châu (Trang 92 - 103)

3.3 Một số kiến nghị

3.3.3 Kiến nghị với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam

Như đã phân tích ở trên, thực trạng các tồn tại, rủi ro trong TTQT có nguyên nhân phát sinh từ khách hàng là các DN hoạt động kinh doanh XNK chủ thể tham gia trực tiếp vào hoạt động TTQT. Do vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT tại NH, các DN XNK cần phải giải quyết các vấn đề sau:

- Nâng cao trình độ chun mơn, trình độ ngoại ngữ về buôn bán ngoại thương cho cả chủ DN và nhân viên làm công tác TTQT.

- Am hiểu một cách thấu đáo việc áp dụng luật pháp và thông lệ quốc tế. Rủi ro

luật pháp và chính sách của Việt Nam, thơng lệ quốc tế áp dụng trong thương mại quốc tế và trong TTQT, rủi ro liên quan đến việc lựa chọn luật áp dụng và cơ quan giải quyết tranh chấp,...

- Tìm hiểu kỹ những thơng tin về đối tác nước ngồi, về phong tục tập quán và văn

hóa của nước đối tác trước khi đặt quan hệ thương mại nhằm tránh lừa đảo trong kinh doanh. Khơng vì chạy theo lợi nhuận mà chấp nhận những điều kiện bất lợi cho bản thân mình, có thể dẫn đến tranh chấp, kiện tụng kéo dài gây thua lỗ, mất vốn kinh doanh.

- Nắm bắt thông tin giá cả, thị trường, tỷ giá và các quy định pháp luật của Việt Nam để có chiến lược kinh doanh phù hợp từng thời kỳ. Nắm bắt các nước, tổ chức, cá nhân mà Mỹ và EU cấm vận để thận trọng trong quan hệ kinh doanh với đối tác nước ngồi.

- Cần tìm kiếm và mở rộng thị trường mới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo thương hiệu trên thị trường trong nước và nước ngoài, đồng thời phân tán bớt rủi ro TTQT.

- Nghiên cứu xem xét kỹ các yêu cầu, tư vấn của NH đối với DN trong quá trình

mở L/C hoặc thơng báo L/C để có những tu chỉnh kịp thời, hạn chế thấp nhất những rủi ro và giảm được những khoản chi phí bất hợp lý phát sinh trong quá trình hoạt động.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về TTQT ở chương 1 và những vấn đề về thực trạng hiệu quả hoạt động TTQT của ACB ở chương 2, chương 3 đã đưa ra một số giải pháp cho ACB và một số kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN và DN XNK Việt Nam. Đây là những giải pháp và kiến nghị mang tính thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của ACB.

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, TTQT đóng một vai trị rất quan trọng – là cầu nối nền kinh tế Việt Nam và nền kinh tế thế giới, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước phát triển, góp phần tạo ra nguồn thu cho NH, nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của NH. Tuy nhiên, trong thời gian qua hoạt động TTQT của ACB vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Việc nghiên cứu những vấn đề còn tồn tại, những hạn chế để từ đó tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT là một yêu cầu cần thiết.

Trong luận văn, tác giả đã tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau:

- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về TTQT như: khái niệm TTQT, đặc điểm cơ bản

của hoạt động TTQT, vai trò của TTQT, các phương thức TTQT, đồng thời đưa ra khái niệm hiệu quả hoạt động TTQT, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM.

- Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động TTQT của ACB trong thời gian

qua thông qua các chỉ tiêu định lượng và định tính, chỉ ra những thành cơng cũng như những hạn chế cịn tồn tại trong hoạt động TTQT của ACB thời gian qua. Đồng thời, luận văn đã chỉ ra được những nguyên nhân khách quan, chủ quan giải thích cho những hạn chế cịn tồn tại.

- Trên cơ sở những nguyên nhân, hạn chế còn tồn tại trong thực trạng hiệu quả hoạt

động TTQT của ACB, luận văn đã đưa ra các giải pháp đối với bản thân ACB, các kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và các DN XNK Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của ACB.

Những giải pháp và kiến nghị được đưa ra trong luận văn dựa trên thực tiễn hoạt động TTQT của ACB nên có tính khả thi cao. Tuy nhiên, đây là những đánh giá, nghiên cứu chủ quan của tác giả nên luận văn khó tránh khỏi những hạn chế và khiếm khuyết. Do vậy, tác giả rất mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa của các nhà khoa học, quý thầy

TIẾNG VIỆT

1. Đinh Xuân Trình, 2006. Giáo trình thanh tốn quốc tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao

động – Xã hội.

2. Lê Thị Phương Liên, 2008. Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của các

Ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội.

3. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu. Báo cáo thường niên các năm 2007, 2008,

2009, 2010, 2011.

4. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu. Báo cáo tài chính quý II/2012.

5. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu. Báo cáo tình hình hoạt động TTQT các

năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, quý II/2012.

6. Nguyễn Đăng Dờn, 2007. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Thành phố Hồ Chí

Minh: Nhà xuất bản Thống kê.

7. Nguyễn Trọng Thùy, 2009. Hướng dẫn áp dụng quy tắc và thực hành thống nhất tín

dụng chứng từ. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.

8. Nguyễn Văn Tiến, 2006. Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương. Hà Nội:

Nhà xuất bản Thống kê.

9. Tô Xuân Dân và Vũ Chí Lộc, 1997. Quan hệ kinh tế Quốc Tế. Hà Nội: Nhà xuất bản

Hà Nội.

10. Trần Hoàng Ngân, 2003. Thanh tốn quốc tế. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản

Thống kê. 11. Các website:

http://www.acb.com.vn/gthieu/gthieu.htm

http://www.acb.com.vn/gthieu/gthieu-thanhtich.htm

TIẾNG ANH

1. International Chamber of Commerce, 2010. Incoterms 2010.

2. International Chamber of Commerce, 2007. ISBP681.

3. International Chamber of Commerce, 2007. eUCP, Version 1.1.

4. International Chamber of Commerce, 2007. UCP600.

5. International Chamber of Commerce, 1996. URC522.

6. International Chamber of Commerce, 2008. URR725.

TẾ VÀ XÃ HỘI ĐỐI VỚI ACB

Năm Hình thức Nội dung Cơ quan ra quyết định

1997 Chứng nhận NH tốt nhất Việt Nam Tạp chí Euromoney

1998 Chứng nhận NH mạnh tại Việt Nam Tờ báo The Asian Wall

Street Journal

1999 Chứng nhận NH tốt nhất Việt Nam Tạp chí Global Finance

Magazine (USA)

2001 Danh sách Là một trong 500 NH hàng đầu

Châu Á

Tạp chí Asiaweek

2002 Bằng khen Thành tích kinh doanh ổn định,

nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng sản phẩm dịch vụ trong nhiều năm, đạt Giải thưởng Chất lượng Việt Nam năm 2002

Thủ tướng Chính phủ

2003 Giải thưởng Giải thưởng chất lượng Châu Á

Thái Bình Dương, hạng xuất sắc

Tổ chức Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương (APQO)

2004 Bằng khen Xuất sắc trong hoạt động TTQT

năm 2004

NH Wachovia

Tỷ lệ thanh toán chuyển tiền chuẩn mực được xử lý hoàn toàn qua vi tính cao

NH Citibank

2005 Giải thưởng NH tốt nhất Việt Nam năm 2005 Tạp chí The banker, thuộc

tập đồn Financial Times, Anh quốc

Chứng nhận Chứng nhận thương hiệu NHTMCP Á Châu (ACB) là Thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam do người tiêu dùng bình chọn năm 2006

Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam

2007 Giải thưởng Chất lượng TTQT xuất sắc Tập đoàn NH JP Morgan

Chase

2008 Cúp thủy tinh NH tốt nhất Việt Nam Tạp chí Euromoney

2009 Cúp thủy tinh NH tốt nhất Việt Nam Tạp chí Asiamoney

Tạp chí The Banker Tạp chí Euromoney

2010 Cúp thủy tinh NH vững mạnh nhất Việt Nam

2010

Tạp chí The Asian Banker

2011 Bằng khen NH tốt nhất Việt Nam Tạp chí Global Finance

Tạp chí World Finance Tạp chí Euromoney (Nguồn: website của NHTMCP Á Châu: http://www.acb.com.vn)

HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ

1. Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (The Uniform Customs

and Practice for Documentary Credits – UCP)

Bản quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ do Phịng thương mại quốc tế (International Chamber of Commerce – ICC) ban hành được sử dụng phổ biến trong TTQT trên phạm vi toàn cầu, đã phát huy tác dụng thúc đẩy thương mại quốc tế ngày càng phát triển. UCP được ban hành lần đầu tiên vào năm 1933 và sau một thời gian thực hiện, bản quy tắc này đã được sửa đổi và bổ sung vào các năm 1951, 1962, 1974, 1983, 1993 và 2007 nhằm tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy giao lưu, thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ được ICC ban hành năm 2007, ấn phẩm số 600 có giá trị hiệu lực từ ngày 01/07/2007 là văn bản hiện hành đang được hầu hết các quốc gia trên thế giới áp dụng.

UCP là văn bản tập hợp toàn bộ những quy tắc và định nghĩa thống nhất quốc tế trong đó phân định rõ ràng và cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch tín dụng chứng từ. Bản quy tắc này mang tính chất pháp lý tùy ý, nghĩa là khi các bên tham gia muốn áp dụng nó thì phải dẫn chiếu và thể hiện trong thư tín dụng.

2. Bản phụ trương của UCP về việc xuất trình chứng từ điện tử (Supplement to the

Uniform Customs and Practice for Documentary Credits for electronic presentation - eUCP)

Để thích ứng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử đang diễn ra trên toàn cầu, nhu cầu giao dịch bằng chứng từ điện tử thay cho chứng từ giấy được đặt ra. Để đáp ứng được nhu cầu này, ICC đã nghiên cứu và soạn thảo một tài liệu bổ sung cho UCP

hành, eUCP cũng được sửa đổi cho phù hợp với UCP600 đó là Bản phụ trương UCP 600 về việc xuất trình chứng từ điện tử - bản diễn giải số 1.1 năm 2007 (eUCP-version 1.1 2007ICC).

3. Tập quán NH tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo tín dụng chứng từ

(International standard banking practice for examination of documents under Documentary Credit – ISBP)

Để góp phần hạn chế tranh chấp do sự bất đồng quan điểm về bất hợp lệ chứng từ giữa các NH phát sinh trong thực tiễn, ICC đã chính thức ban hành tài liệu: Tập quán NH tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo UCP 500 vào tháng 1 năm 2003, ấn phẩm số 645.

ISBP là một văn bản được cụ thể hóa các thơng lệ trong UCP và hệ thống hóa các ý kiến, quyết định của ICC trong những năm qua. Tập quán NH tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo tín dụng chứng từ, phát hành số 681, sửa đổi năm 2007 tuân thủ theo UCP 600 2007 của ICC (International standard banking practice for examination of documents under Documentary Credit subject UCP 600 2007 ICC) là văn bản hiện hành đang được áp dụng phổ biến hiện nay khi thư tín dụng dẫn chiếu UCP600.

4. Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các NH theo tín dụng chứng từ (the

Uniform Rules for Bank-to-Bank Reimbursements under Documentary Credits – URR)

Trong quá trình xử lý các khoản thanh toán phát sinh trong giao dịch tín dụng chứng từ, chức năng của NH thức ban, NH hoàn trả được phát triển và bổ sung trong UCP400 và hoàn thiện dần trong UCP500. Để đáp ứng được sự cần thiết về tiêu chuẩn quốc tế và hỗ trợ nền thương mại toàn cầu, ICC đã ban hành “Quy tắc thống nhất về hoàn

5. Quy tắc thống nhất về nhờ thu (Uniform Rules for Collections – URC)

Với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện thống nhất về nghiệp vụ nhờ thu trong thương mại quốc tế, ICC đã soạn thảo và ban hành “Quy tắc thống nhất về nhờ thu - URC”. Bản quy tắc này ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/01/1979 với tên gọi URC322 và sau một thời gian áp dụng, một số nội dung của URC322 khơng cịn phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế và thực tiễn hoạt động của các bên liên quan. Vì thế, sau một thời gian nghiên cứu, chỉnh sửa, cập nhật, ICC đã ban hành quy tắc thống nhất về nhờ thu ấn phẩm số 522 (URC522) có hiệu lực từ ngày 01/01/1996 thay thế URC322 .

Quy tắc thống nhất về nhờ thu quy định những vấn đề có tính ngun tắc về khái niệm, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, thủ tục nhờ thu, chi phí nhờ thu và chứng từ nhờ thu.

6. Các điều kiện thương mại quốc tế (International Commercials Terms –

Incoterms)

Incoterms là văn bản tập hợp toàn bộ những quy tắc thống nhất quốc tế dùng để giải thích những điều kiện thương mại được sử dụng phổ biến trong hợp đồng ngoại thương. Nó phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên mua bán trong việc phân chia chi phí và rủi ro vận chuyển, bốc dỡ, bảo hiểm hàng hóa.

Incoterms được Phịng Thương mại quốc tế ban hành lần đầu tiên vào năm 1936 nhằm có cơ sở giải quyết các tranh chấp phát sinh trong thương mại quốc tế. Ngay khi ra đời, Incoterms được nhiều DN ở các quốc gia trên thế giới áp dụng. Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế tồn cầu, Incoterms cũng ln được hồn thiện và thay

Incoterms khơng phải là một văn bản luật mà chỉ là tập quán thương mại nếu áp dụng phải được dẫn chiếu trong hợp đồng ngoại thương. Việc dẫn chiếu này sẽ trở thành cơ sở pháp lý buộc các bên phải thực hiện như các nghĩa vụ khác được quy định trong hợp đồng ngoại thương và là cơ sở để giải quyết tranh chấp giữa các bên liên quan.

.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng TMCP á châu (Trang 92 - 103)