3.3 Các kiến nghị
3.3.2.1 Hoàn thiện khung pháp lý
- Do là lĩnh vực mới, còn đang trong quá trình phát triển nên hoạt động NHBL vẫn chưa có một văn bản pháp luật cụ thể điều chỉnh. NHNN cần xúc tiến ngay việc đưa ra các chính sách, cơ chế hoạt động cụ thể để các NHTM thực hiện. Các pháp lệnh đưa ra về dịch vụ NHBL phải đảm bảo được sự chặt chẽ, thống nhất với những văn bản luật đã có trước đây cũng như phải phù hợp với các chuẩn mực quốc tế để tránh tình trạng lách luật của các ngân hàng nhỏ, đảm bảo môi trường hoạt động lành mạnh, an toàn, hiệu quả cao cho một lĩnh vực mới nổi như NHBL. Bên cạnh
Trang 80
đó các văn bản này cần hạn chế các u cầu, thủ tục mang tính thủ cơng với nhiều loại giấy tờ và quy trình xử lý nghiệp vụ phức tạp.Văn bản chế độ cần đi trước công nghệ một bước, tạo định hướng cho phát triển công nghệ, hoặc ít nhất phải được sửa đổi kịp thời cho phù hợp với tốc độ phát triển cơng nghệ, đảm bảo an tồn cho việc triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại.
- Xây dựng hệ thống pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử, thương mại điện tử phát triển; thành lập hệ thống cổng thông tin tài chính hiện đại, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả; Đẩy nhanh q trình thực hiện đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt thơng qua việc hồn thiện các văn bản liên quan đến vấn đề này. Phát triển thị trường thẻ, phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí để tuyên truyền quảng bá sâu rộng cho đến nhiều tầng lớp dân cư. Phối hợp với bộ cơng an để phịng chống tội phạm, tăng cường tính bảo mật cho các sản phẩm – dịch vụ ngân hàng điện tử , có chính sách khuyến khích các cá nhân, công ty sử dụng dịch vụ thanh tốn qua thẻ (giảm thuế, chính sách giá ưu đãi); có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngân hàng và hệ thống các cơ quan thuộc ngành tài chính: Kho bạc, Thuế, Hải quan...
3.3.2.2 ây dựng danh mục sản phẩm dịch vụ NHBL
NHNN và các NHTM cần phối hợp với Tổng cục Thống kê trong việc xây dựng danh mục sản phẩm dịch vụ NHBL theo chuẩn mực quốc tế, làm cơ sở để xây dựng hệ thống báo cáo định kỳ về các loại hình dịch vụ cụ thể, góp phần nâng cao chất lượng quản trị, điều hành. Hiện nay, các NHTM cịn có những điểm không nhất quán về cách phân loại cũng như quan niệm về sản phẩm dịch vụ NHBL đối với khách hàng cá nhân, hay doanh nghiệp. Nếu có một danh mục sản phẩm NHBL được xây dựng một cách thống nhất và mang tính chính thống, các NHTM sẽ dễ dàng hơn trong việc xây dựng sản phẩm dịch vụ mới, quảng bá sản phẩm, đặc biệt là bố trí nguồn nhân lực cho phát triển hoạt động và quản lý hoạt động bán lẻ.
Danh mục các sản phẩm dịch vụ NHBL cần dựa trên thực tế hiện nay của các NHTM, cũng như những dự báo có cơ sở về việc phát triển dịch vụ ngân hàng trong
Trang 81
thời gian tới. Sự phân định dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân, dịch vụ dành cho các doanh nghiệp, trong đó chú ý cách phân chia hay phân định quy mô doanh nghiệp, là các doanh nghiệp lớn, DNVVN trong các lĩnh vực ngành nghề hoạt động kinh doanh, để ngân hàng có căn cứ chính thống trong hoạch định chính sách và thực hiện mục tiêu phát triển dịch vụ NHBL.
3.3.2.3 Tăng cƣờng chức năng, vai trò định hƣớng, quản lý
- Nâng cao vai trị của mình trong hoạt động ngân hàng, bởi vai trò của NHNN hiện nay còn rất mờ nhạt, khơng rõ ràng, chưa thực sự có tầm ảnh hưởng sâu rộng.
- NHNN cần kiểm soát chiến lược phát triển dịch vụ NHBL chung của các NHTM ở tầm vĩ mô, đảm bảo kiến trúc tổng thể hài hịa trong tồn ngành, đảm bảo mục đích chung về lợi nhuận cho mỗi ngân hàng và tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh. Sự định hướng chung của NHNN sẽ giúp các NHTM cập nhật những thơng tin tài chính nhanh nhất, cùng kết hợp với nhau trong một số lĩnh vực, tránh đầu tư trùng lặp, lãng phí.
- Cần có sự linh hoạt hơn trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, đưa ra các mức lãi suất cơ bản, lãi suất trần huy động hợp lý với tình hình kinh tế hiện tại để tránh gây khó khăn cho các NHTM trong hoạt động huy động vốn cũng như hoạt động tín dụng.
- Cần tham gia tích cực trong việc tiến hành quy hoạch và phân bổ các tổ chức tín dụng và chi nhánh, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội và đảm bảo cung cấp các dịch vụ NHBL có hiệu quả, ngồi việc mở rộng mạng lưới tại các thành phố lớn cần có những chính sách khuyến khích các dịch vụ hỗ trợ đối tượng chính sách, những đối tượng có khả năng tạo ra tăng trưởng cho nền kinh tế ở các vùng miền khác trên cả nước.
3.3.2.4 Hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng
- NHNN Việt Nam cần đi trước một bước trong việc hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng. Tập trung đầu tiên, mạnh mẽ vào công tác thanh tốn khơng dùng tiền mặt, nâng cao chất lượng các phương tiện và công cụ thanh tốn, khuyến khích mọi
Trang 82
thành phần kinh tế đều tham gia vào hoạt động này, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt. Như vậy cũng là góp phần giúp cho các NHTM mở rộng việc phát hành các loại thẻ thanh tốn hiện đại, nâng các khoản thu phí từ dịch vụ.
- Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các NHTM tự đầu tư, hợp tác liên kết và vay vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng. Trong lĩnh vực này, Cục Cơng nghệ tin học ngân hàng có vai trị quan trọng trong việc nghiên cứu và lựa chọn các công nghệ và sản phẩm phần mềm tiên tiến trên thị trường trong và ngoài nước để tư vấn, định hướng cho các NHTM.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ NHBL của ngân hàng ACB ở chương 2, đề tài đã đưa ra những giải pháp cụ thể để phát triển dịch vụ NHBL của ACB trong thời gian tới. Giải pháp tập trung chủ yếu vào xây dựng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ NHBL, kênh phân phối đa dạng trên nền công nghệ cao phù hợp với nhu cầu ngày càng cao và phức tạp của khách hàng, giải pháp về nguồn nhân lực.... Đồng thời cũng kiến nghị Chính phủ, NHNN một số vấn đề để tạo lập một môi trường pháp lý hồn thiện, mơi trường kinh doanh hiệu quả, mơi trường chính trị xã hội ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTMCP nói chung và ACB nói riêng phát triển hoạt động NHBL.
Trang 83
KẾT LUẬN
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đang là xu hướng tất yếu của ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời điểm hiện nay. Dịch vụ ngân hàng bán lẻ mang lại sự đa dạng về sản phẩm dịch vụ và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Thúc đẩy phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ là hướng đi phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới của ngân hàng thương mại Việt Nam.
Qua nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng sự phát triển dịch vụ NHBL của NHTMCP Á Châu trong thời gian qua đề tài đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản phẩm dịch vụ NHBL của NHTMCP Á Châu. Với những giải pháp đã trình bày, đề tài hi vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ trong việc phát triển dịch vụ NHBL để ngành ngân hàng Việt Nam phát triển cao hơn, có thể theo kịp các ngân hàng trên thế giới và tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế thành công.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Thị Hồng Anh. (2011), Đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương – Bài học kinh nghiệm từ một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế, Trường
đại học Ngoại thương Hà Nội, Hà Nội.
2. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2009, 2010, 2011 và báo cáo thường niên 2009, 2010, 2011, báo cáo bạch 2010 của NHTMCP Á Châu
3. Vũ Thị Ngọc Dung. (25/05/2007), “ Phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ - một xu hướng phát triển tất yếu của các ngân hàng”, Tạp chí ngân hàng (7), tr. 16-
17.
4. Nguyễn Đăng Dờn. (2009), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Đăng Dờn. (2009), Tiền tệ ngân hàng , Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
6. Phạm Thùy Giang. (2012), Nghiên cứu so sánh chất lượng dịch vụ ngân
hàng bán lẻ giữa ngân hàng 100% vốn nước ngoài và ngân hàng thương mại cổ
phần của Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh doanh và quản lý, Đại học quốc dân Hà
Nội, Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Ngọc Hà. (2008), Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ
tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Ninh Thuận, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học
kinh tế TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
8. Trần Huy Hồng. (2010), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao động – xã hội, Hà Nội.
9. Nguyễn Hương. (2001), “Citibank thay đổi bộ mặt hệ thống ngân hàng bán lẻ Nhật Bản như thế nào”, Thị trường tài chính tiền tệ 7/2001. Tr. 25-26.
10. Nguyễn Minh Kiều. (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
11. Nguyễn Minh Kiều. (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản
thống kê
12. Lê Hoàng Nga. (2011), Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ giai đoạn 2010-
2015, Ủy ban chứng khoán Nhà Nước.
13. Mai Văn Sắc. (2007), Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
14. Lưu Thanh Thảo. (2008), Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế
TP.Hồ Chí Minh. 15. Các Website
o Ngân hàng TMCP Á Châu:http:// www.acb.com.vn
o Ngân hàng nhà nước Việt Nam:http:// www.sbv.gov.vn
o Hiệp hội ngân hàng Việt Nam:http:// www.vnba.org.vn
o Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam:http:// www.vietinbank.vn
o http://www.saga.vn
PHỤ LỤC
Thành tích và sự ghi nhận đối với ngân hàng TMCP Á Châu
Nh n nhận và đánh giá của xã hội
Năm 2002, ACB được Giải thưởng chất lượng Việt Nam do Hội đồng xét duyệt Quốc gia xét cấp, nhận Bằng khen của Thủ tướng chính phủ về thành tích nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.
Năm 2006, ACB là NHTMCP duy nhất nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trong việc đẩy mạnh ứng dụng phát triển công nghệ thông tin và được Chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam trao tặng Huân chương lao động hạng III.
Năm 2007, ACB nhận Bằng khen của UBND TP.HCM về “Có thành tích hồn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao năm 2006” và “Có thành tích chấp hành tốt chính sách thuế năm 2006”.
Năm 2008, ACB được Chính phủ trao tặng cờ thi đua “Đã hoàn thành xuất sắc toàn diện nhiệm vụ công tác,dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước năm 2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” và được Báo Sài Gòn Tiếp Thị trao giấy chứng nhận “Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ hài lòng nhất Việt Nam năm 2008”.
Thương hiệu ACB năm 2009 được củng cố với việc ACB tiếp tục được 5 tạp chí tài chính ngân hàng uy tín quốc tế là finance Asia, Global Finance, Asiamoney, Euro Money và The Asset bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam
năm 2009”
Năm 2010, ACB được tạp chí The Asian Banker trao giải thưởng “Ngân hàng
vững mạnh nhất Việt Nam năm 2010”, một giải thưởng được bình chọn ba năm
một lần. Đây là lần đầu tiên The Asian Banker trao giải thưởng này cho ngân hàng Việt Nam.
Năm 2011, ACB tiếp tục được trao giải thưởng “ Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2011” do các tạp chí Global Finance, Euro Money, Asia Money, World Finance bình chọn.
Nh n nhận và đánh giá của khách hàng
Tốc độ tăng trưởng cao của ACB trong cả huy động và cho vay cũng như số lượng khách hàng suốt hơn 19 năm qua là một minh chứng rõ nét nhất về sự ghi nhận và tin cậy của khách hàng dành cho ACB. Đây chính là cơ sở và tiền đề cho sự phát triển của ACB trong tương lai. năm 2010 cũng là năm đánh dấu một số thành công trong công tác nâng cao chất lượng dịch vụ của ACB. Dịch vụ ngân hàng trực tuyến ACB Online triển khai từ tháng 05/2010 đã nhận được sự phản hồi tích cực từ khách hàng. Đến cuối năm 2010, sau 6 tháng triển khai số lượng giao dịch tại ACB Online đã chiếm 65% số lượng bút tốn giao dịch trên tồn ngân hàng.
Nh n nhận và đánh giá của Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam
Kể từ khi NHNN ban hành quy chế xếp hạng các tổ chức tín dụng cổ phần (1998), liên tục 8 năm qua ACB luôn luôn xếp hạng A. Hơn nữa, ACB ln duy trì tỷ lệ an tồn vốn trên 8 , tỷ lệ nợ quá hạn trong những năm qua ln dưới 1 , cho thấy tính an toàn và hiệu quả của ACB.
Năm 2007, ACB được NHNN Việt Nam trao tặng Bằng khen “Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua nhân dịp kỷ niệm 15 năm hoạt động thông tin tín dụng (1992-2007)”.
Nh n nhận và đánh giá của các định chế tài chính quốc tế và cơ quan thơng tấn về tài chính ngân hàng
Năm 1997, tạp chí Euromoney chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”. Trong bốn năm liền từ 1997 – 2000, ACB được tổ chức chuyển tiền nhanh Western Union chon là “Đại lý tốt nhất khu vực Châu Á”.
Năm 1998, ACB được chọn triển khai “Chương trình Tài trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDF)” do Liên minh Châu Âu tài trợ.
Năm 1999, ACB được tạp chí Global Finance (Hoa Kỳ) chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”
Năm 2001 và 2002, chỉ có ACB và NHTMCP hơi đủ điều kiện để cơ quan định mức tín nhiệm Fitch Rating đánh giá xếp hạng.
Năm 2002, ACB được chọn triển khai “Chương trình Tài trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDF)” do Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) tài trợ.
Năm 2003, ACB đoạt giải thưởng “Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương” hạng xuất sắc của tổ chức Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương (APQO).
Năm 2005, ACB được tạp chí The Banker thuộc tập đồn Financial Times (Anh Quốc) bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam (Bank of the Year)”
Năm 2005, ACB được tổ chức The Asian Banker chọn là “Ngân hàng bán lẻ xuất sắc nhất (Best Retail Bank) Việt Nam” và được Tạp chí Euromoney chọn là “Ngân hàng tốt nhất (Best Bank) Việt Nam”.
Năm 2007, ACB được tổ chức Asian Banker trao tặng cúp thủy tinh về “Thành tựu về lãnh đạo trong ngành ngân hàng Việt Nam năm 2006 (The leadership Achievement Award for the Financial Services Industry in Vietnam 2006)” và được tập đoàn JP Morgan Chase trao giải thưởng “Chất lượng Thanh toán quốc tế xuất sắc (Quality Recognition Award)”.
Năm 2008, ACB được tạp chí Euromoney chọn là “Ngân hàng tốt nhất (Best Bank) Việt Nam”.
Thương hiệu ACB năm 2010 được củng cố với việc ACB tiếp tục được 4 tạp chí tài chính ngân hàng uy tín quốc tế là financeAsia, Global Finance, Asiamoney và The Asset bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2010” và được tạp chí The Asian Banker trao giải thưởng “Ngân hàng vững mạnh nhất
Việt Nam năm 2010”, một giải thưởng được bình chọn ba năm một lần. Đây là lần