Chất lƣợng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 25)

1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tín dụng

1.2.5. Chất lƣợng nguồn nhân lực

Có thể nói, yếu tố chất lƣợng nguồn nhân lực luôn đƣợc hầu hết các ngân hàng xem là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng nhƣ công tác quản trị. Chất lƣợng nguồn nhân lực quyết định đến sự thành công hay thất bại của một ngân hàng. Do đó, dù ngân hàng có xây dựng đƣợc chính sách tín dụng hợp lý, quy trình tín dụng chặt chẽ và đầu tƣ hệ thống công nghệ thông tin tốt đến đâu thì nếu khơng có đội ngũ nguồn nhân lực chất lƣợng thì sẽ khó đạt những mục tiêu kinh doanh của mình.

Hai vấn đề chính cần quan tâm ở vấn đề chất lƣợng nguồn nhân lực của ngân hàng trong quản trị rủi ro tín dụng đó là: phẩm chất đạo đức của nhân viên tín dụng và năng lực, trình độ của nhân viên tín dụng.

Phẩm chất đạo đức là tiêu chuẩn quan trọng đối với rủi ro tín dụng, quyết định đến rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng. Khách hàng quyết định lựa chọn dịch vụ của ngân hàng ngoài yếu tố chất lƣợng dịch vụ khác hàng còn quan tấm chú ý đến uy tín của ngân hàng và sự tin tƣởng đến đạo đức của nhân viên phục vụ, nhất là vấn đề thông tin tài khoản của khách hàng. Trong hoạt động tín dụng, đạo đức nghề nghiệp là điều rất quan trọng trọng việc cấp đúng đối tƣợng khách hàng. Thực tế nhiều trƣờng hợp, nhân viên tín dụng bị ảnh hƣởng về mặt vật chất nên đã cấp tín dụng sai cho những đối tƣợng khách hàng không đủ năng lực pháp lý hoặc không đủ năng lực tài chính dẫn đến khơng thu hồi đƣợc tiền vay, gây thất thốt vốn cho ngân hàng.

Về năng lực và trình độ, nhân viên tín dụng phải đƣợc sàn lọc ngay từ q trình tuyền dụng ban đầu. Chun mơn phải là ngành tài chính ngân hàng đƣợc đào tạo ở các trƣờng đại học có uy tín, chất lƣợng. Tiếp theo trình độ phải đƣợc đánh giá thơng qua kết quả học tập, bằng cấp. Ngồi ra, nhân viên tín dụng cần phải có những kỹ năng cần thiết phục vụ cho cơng tác tín dụng của mình nhƣ: kỹ năng ngoại ngữ và tin học, kỹ

thập thông tin và xử lý thơng tin trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng (Vũ Thu Hà, 2010).

Ngoài hai vấn đề trên, việc thƣờng xun nâng cao trình độ chun mơn và năng lực thông qua các lớp đào tạo ngắn hạn với các chuyên gia nhằm cập nhật kiến thức mới và lĩnh ngộ đƣợc kinh nghiệm từ đó nâng cao năng lực nghiệp vụ là điều ngân hàng cần quan tâm. Chính sách đãi ngộ, khuyến khích vật chất, tiền lƣơng, tiền thƣởng là góp phần thúc đẩy động cơ làm việc có trách nhiệm và hiểu quả hơn. Vì thế, quản trị rủi ro tín dụng của NHTM cần chú trọng đến quản trị chất lƣợng nguồn nhân lực phục vụ trong hoạt động này.

Tác giả Bùi Nguyên Ngọc (2010) đánh giá khái niệm chất lƣợng nguồn nhân lực thông qua 4 biến đo lƣờng: tính cách của nhân viên, chính sách đào tạo, hệ thống giám

sát nhân viên, tầm quan trọng của các cấp lãnh đạo.

1.2.6. Các yếu tố môi trƣờng bên ngoài

Hệ thống pháp lý

Các quy định của pháp lý và chính sách điều hành quản lý của Chính phủ đƣợc ban hành nhằm điều chỉnh hành vi, đảm bảo lợi ích của tồn xã hội. Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, các quy định pháp lý và chính sách điều hành quản lý là rất cần thiết nhằm định hƣớng và đảm bảo an tồn cho hoạt động ngân hàng góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh của ngân hàng còn chịu ảnh hƣởng và hỗ trợ từ các quy định pháp luật ở các lĩnh vực khác nhƣ luật đất đai, luật dân sự, luật doanh nghiệp,… Do đó, một sự thay đổi pháp lý hay chính sách đều có ảnh hƣởng ở mức độ nhất định đến hoạt động của ngân hàng. Vì vậy, hệ thống pháp lý điều hành cần phải thống nhất, quy định một cách đầy đủ cụ thể, rõ ràng cho từng lĩnh vực. Có nhƣ vậy, thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ ổn định và hiệu quả, nhất là trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng.

Tuy nhiên, hệ thống pháp lý tại Việt Nam chƣa đồng bộ, chƣa ổn định, chồng chéo giữa các văn bản luật, và nhiều bất cập nên đã gây khó khăn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Hoạt động thanh tra, quản lý của Ngân hàng Nhà nƣớc

Về tổng quan về NHTW, NHTW đảm nhiểm 3 chức năng chính nhƣ sau: Một là, thi hành chính sách tiền tệ bằng cách tác động lên hoạt động của các ngân hàng từ đó tác động lên lƣợng cung của tiền; Hai là, thanh toác séc, nghĩa là chuyển tiền giữa các ngân hàng để thanh toán các yêu cầu phát sinh bởi một ngân hàng khác hay từ tài khoản khách hàng của một ngân hàng khác; Ba là, thực hiện các chức năng quản lý bằng cách đặt ra các quy định pháp quy về hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại (Trần Viết Hoàng và Cung Trần Việt, 2009).

Theo tài liệu Giảng dạy Kinh tế Fulbright của TS.Vũ Thành Tự Anh về “Xây dựng ngân hàng trung ƣơng hiện đại”, trong các chức năng của NHTW nhƣ điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá, quản lý dự trữ ngoại hối, là ngân hàng của các NHTM thì chức năng giám sát hệ thống tài chính đƣợc xem là chức năng tối quan trọng nhằm quản lý rủi ro trong hệ thống tài chính thơng qua cấp phép thành lập, yêu cầu sát nhập, giải thể, ban hành các quy định quản trị rủi ro và đảm bảo an tồn trong hoạt động vốn, các quy định về cơng bố thơng tin, …

Có thể nói, cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của NHTW đối với các NHTM trong việc đảm bảo thực thi chính sách tiền tệ, các quy định hoạt động ngành tài chính ngân hàng nhằm ổn định nền kinh tế và môi trƣờng hoạt động ngân hàng tránh bị đổ vỡ. Thực tế của Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2012 cho thấy trƣớc tình trạng lạm phát và lãi suất ngân hàng tăng cao, NHNN buộc phải thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm ổn định kinh tế vĩ mơ. Với việc kiểm sốt nghiêm ngặt của NHNN trong thời gian đó, hoạt động kinh tế trở về trạng thái ổn định, lạm phát giảm dần.

Sự biến động của nền kinh tế

Có rất nhiều tài liệu và các nghiên cứu nhận định rằng chu kỳ của nền kinh tế có sự tác động đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Nhƣ theo tác giả Vítor Castro (2012), ở giai đoạn mở rộng của chu kỳ kinh tế, tỷ lệ nợ xấu ở mức tƣơng đối thấp vì khả năng trả nợ của khách hàng đƣợc đảm bảo. Tuy nhiên đến giai đoạn bùng nổ hay tăng trƣởng nóng, nhu cầu vốn của nền kinh tế tăng cao, các ngân hàng thƣờng đẩy mạnh tăng trƣởng tín dụng bằng cách hạ chuẩn cho vay đối với một số ngành nghề có cơ hội đạt lợi nhuận cao mà những ngành nghề này đi kèm với rủi ro cao. Và đến khi nền kinh tế suy thoái và mất ổn định, nợ xấu gia tăng tạo ra rủi ro tín dụng lớn cho các ngân hàng. Điều này đã đƣợc nhận thấy từ cuộc khủng hoảng kinh tế của Mỹ năm 2008 do sự bùng nổ của bong bóng bất động sản và từ sự suy thoái của nền kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua.

Sự biến động của chu kỳ kinh tế là khơng mang tính quy luật. Khơng có hai chu kỳ kinh tế nào hồn tồn giống nhau và cũng chƣa có cơng thức hay phƣơng pháp nào dự báo chính xác thời gian, thời điểm của các chu kỳ kinh tế. Chính vì vậy, các ngân hàng cần phải thƣờng xuyên đánh giá và theo dõi tình hình kinh tề từ đó dự báo, nhận định những nguy cơ tiềm ẩn và cẩn trọng, cân nhắc trong phân bố tỷ trọng cấp tín dụng của danh mục tín dụng của bản thân ngân hàng.

Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng

Với chính sách phát triển kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua, ngành ngân hàng đã chứng kiến sự tăng trƣởng nhộn nhịp không chỉ về kết quả kinh doanh của ngành mà còn ở số lƣợng các ngân hàng tham gia thị trƣờng tài chính. Đây khơng chỉ là bƣớc chuyển biến tốt cho ngành mà cịn là thách thức. Đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong nƣớc và giữa các ngân hàng trong nƣớc và các ngân hàng nƣớc ngoài.

Tác giả Abhiman Das và Saibal Gosh (2007) đã nhận định sự cạnh tranh giữa các ngân hàng tạo động lực đổi mới và nâng cao cách thức hoạt động của từng ngân hàng

ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, sự canh tranh gay gắt giữa các ngân hàng và các trung gian tài chính khác tạo ra những quy định dƣới chuẩn trong cấp tín dụng ngân hàng. Để bù đắp khoản lợi nhuận bị mất đi, các nhà quản lý phải hy sinh mục tiêu chuẩn hố thẩm định tín dụng và trƣởng tín dụng thiếu kiểm sốt làm tổn hại chất lƣợng tín dụng trong tƣơng lai, và những khoản tín dụng này sẽ trở thành nợ xấu. Tình hình ngành ngân hàng Việt Nam trong những năm vừa qua (2008 – 2010) là những bằng chứng cho thấy vấn đề này. Sự chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng dẫn đến sự mất ổn định của nền kinh tế, gây khó khăn về vốn cho doanh nghiệp. Vấn đề nợ xấu trở thành một bài toán nan giải của cả ngân hàng và cơ quan quản lý.

1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại một số NHTM trên thế giới 1.3.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng Hong Kong và Shanghai - HSBC 1.3.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng Hong Kong và Shanghai - HSBC

Ngân hàng HSBC hiện có 6,600 văn phòng tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Âu, châu Á – Thái Bình Dƣơng, Bắc Mĩ, khu vực Mỹ Latinh, Trung Đông và Bắc Phi. Với tài sản trị giá 2,645 tỷ đơ la Mỹ (tính đến ngày 30/06/2013), HSBC là một trong những tổ chức dịch vụ tài chính ngân hàng lớn nhất trên thế giới. Hoạt động của ngân hàng HSBC cực kỳ đa dạng với rất nhiều sản phẩm cho nhiều đối tƣợng khách hàng khác nhau, các sản phẩm tín dụng của HSBC hiện vẫn đang là các sản phẩm mang lại lợi nhuận rất cao cho ngân hàng. Cuối năm 2012, số dƣ nợ cho vay hơn 997 tỉ USD, thu nhập từ lãi là hơn 56 tỉ USD.

HSBC áp dụng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng với các nguyên tắc và chuẩn mực cao nhằm giảm thiểu tối đa các tổn thất cho ngân hàng. HSBC luôn đảm bảo nguyên tắc tác bạch, phân công rõ ràng chức năng giữa các bộ phần trong quá trình giải quyết và giám sát các khoản tín dụng nhằm quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt, cụ thể nhƣ sau:

Xác lập và kiểm sốt chính sách đối với các dƣ nợ tín dụng lớn. Chính sách

này xác định các mức cấp tín dụng cao nhất đối với từng loại khách hàng, nhóm khách hàng và các loại tập trung tín dụng khác, đƣợc thiết lập với mức độ bảo thủ hơn so với các chuẩn mực hiện tại.

Ban hành các định hƣớng cấp tín dụng cho tập đồn. Xác định khẩu vị rủi ro

tín dụng đối với các mảng thị trƣờng, các ngành nghề và loại sản phẩm cụ thể. Tất cả các chi nhánh của tập đoàn phải dựa trên các tiêu chuẩn luôn đƣợc cập nhật này để triển khai đến từng nhân viên kinh doanh sản phẩm tín dụng.

Tái thẩm định độc lập đối với tất cả các khoản vay vƣợt quá quyền phán quyết của các chi nhánh. Quy trình tái tục các hạn mức vay hoặc xem xét định kỳ

khoản vay cũng đƣợc thực hiện nhƣ các khoản vay mới.

Quản lý rủi ro đối với các giao dịch giữa các tập đoàn và các tổ chức tài chính khác nhằm tránh việc tập trung rủi ro vào các tổ chức tài chính khác. Việc quản

lý dựa trên hệ thống quản lý thơng tin tập trung hóa cao và xử lý tự động.

Quản lý rủi ro giữa các quốc gia. Ứng dụng hệ thống quản lý hạn mức rủi ro

cho từng quốc gia, có tính tập trung cao dựa trên các thời hạn cho vay và các loại hình kinh doanh đối với dƣ nợ tín dụng phát sinh tại từng quốc gia.

Quản lý rủi ro tín đối với một số ngành đặc biệt. Các ngành nghề đó bao gồm

ngành vận chuyển hàng hải, hàng không, viễn thông, sản xuất xe hơi, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản bị nhiều hạn chế để giảm thiểu rủi ro.

Quản lý và phát triển hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng. Các khoản tín

dụng đƣợc nhóm thành từng nhóm để xác định các rủi ro đặc thù từ đó có biện pháp quản trị rủi ro đặc biệt. Hiện nay, tổng dƣ nợ nội và ngoại bảng đƣợc chia làm 22 nhóm để phân tích và quản lý trên hệ thống xử lý tự động với nguồn thông tin dồi dào của toàn tập đoàn. Các đánh giá về các khoản tín dụng cũng đƣợc xem xét và phê duyệt lại. Từ đó, tập đồn đƣa ra các mức dự phịng thích hợp đối với từng nhóm tín dụng.

Đánh giá kết quả và hiệu quả trong việc cấp tín dụng của các đơn vị kinh doanh của tập đoàn. Các báo cáo về chất lƣợng của danh mục tín dụng đƣợc xem xét

liên tục qua đó đƣa ra các u cầu điều chỉnh thích hợp để nâng cao hiện quả và mức độ an toàn của danh mục.

Báo cáo tất cả các khía cạnh của tồn bộ danh mục tín dụng của tập đoàn cho cấp cao nhất của tập đoàn. Nội dung báo cao bao gồm mức độ tập trung tín dụng

theo ngành, hạn mức rủi ro tín dụng đối với KH lớn, tổng hạn mức tín dụng cho các thị trƣờng mới và các khoản dự phòng tƣơng ứng, các khoản nợ xấu và dự phòng, đánh giá các khoản tín dụng cho các ngành cần đặc biệt quan tâm, hạn mức cho các quốc gia, nguyên nhân phát sinh nợ xấu, …

Quản lý hệ thống thơng tin dữ liệu tín dụng nhằm đảm bảo tập trung hóa cao

nhất tất cả các thơng tin tín dụng liên quan đến KH và giao dịch tín dụng.

Tƣ vấn, hƣớng dẫn cho các đơn vị kinh doanh các quy định cấp tín dụng, chính sách về mơi trƣờng và xã hội, chấm điểm tín dụng và dự phòng rủi ro, các sản phẩm mới, cung cấp các khóa đào tạo, báo cáo tín dụng.

Thay mặt cho tập đoàn làm việc với cơ quan hữu quan về các vấn đề liên

quan đến hoạt động tín dụng.

Hoạt động quản trị rủi ro tín dung HSBC cho thấy:

HSBC chú trọng xem xét đánh giá và phân tích rủi ro, đo lƣờng mức độ rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của NH để hạn chế tối thiểu tổn thất và có những biện pháp quản lý tốt tốt nhất trong quản trị rủi ro tín dụng.

Việc áp dụng các phƣơng thức xử lý dữ liệu hiện đại trên nền tảng tốn kinh tế và hệ thống cơng nghệ thông tin cao cấp kết hợp với sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định an tồn và chính sách tín dụng của tồn hệ thống đã góp phần cho sự thành cơng trong

Bên cạnh đó, sự bám sát chặt chẽ, thƣờng xuyên của lãnh đạo cấp cao đối với hoạt động cấp tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng từ đó kịp thời đƣa ra giải pháp khắc phục hạn chế rủi ro, từ đó nâng cao chất lƣợng và trình độ quản trị rủi ro tín dụng cho NH.

1.3.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng United Overseas - UOB

Ngân hàng UOB đƣợc thành lập vào năm 1935 tại Singapore, với hơn 500 văn phòng trên khắp thế giới và đang phát triển mạnh tại khu vực Đông Nam Á trong suốt 78 năm. Tổng vốn của UOB là hơn 25 tỉ USD (tháng 9/2013) và tổng dƣ nợ tín dụng là hơn 132 tỉ USD. Chiến lƣợc phát triển trong những năm gần đây của UOB đó là mua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)