6 .Kết cấu của luận văn
2.3. Đánh giá về hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
2.3.2. Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc nêu trên, hoạt động HĐV của NHPT còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục:
- Thứ nhất, tốc độ phát triển về quy mô của NHPT hiện nay chậm hơn so với
hệ thống ngân hàng, thị phần tín dụng và huy động của NHPT giảm. Phân tích tình hình HĐV của NHPT qua các năm cho thấy mặc dù nguồn vốn huy động ngày càng tăng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sử dụng vốn của toàn hệ thống tuy nhiên tăng trƣởng nguồn vốn của NHPT vẫn thấp hơn các tổ chức tín dụng rất nhiều (tổng số dƣ tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đến 31/12/2009 tăng 28,7% so với 31/12/2008, thì số dƣ vốn huy động của NHPT tăng rất ít (2,5%).
- Thứ hai, nguồn vốn của hệ thống NHPT cịn bộc lộ sự thiếu bền vững, tính
ổn định và chất lƣợng chƣa cao. Cụ thể là :
+ Đối với vốn huy động bằng đồng Việt Nam :
Nguồn vốn huy động chủ yếu qua kênh phát hành trái phiếu đƣợc Chính phủ bảo lãnh trong khi tỷ trọng vốn huy động qua các kênh truyền thống trƣớc đây ngày càng giảm. Điều này sẽ khiến NHPT có thể gặp khó khăn trong năm 2011 do nguồn cung trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phƣơng trên thị trƣờng năm 2011 tƣơng đối lớn (từ Kho bạc Nhà nƣớc, Ngân hàng Chính sách xã hội, Tổng công ty Đƣờng cao tốc Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hà Nội) trong khi nhu cầu đầu tƣ chƣa thể tăng tƣơng ứng do
thiếu sự tham gia của khối nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và sự tham gia hạn chế hơn của đối tƣợng chủ yếu đầu tƣ trái phiếu trong các năm trƣớc là các NHTM.
Ngoài nguồn vốn từ phát hành TPCP, vốn huy động tại NHPT chủ yếu là huy động từ tiền gửi của các khách hàng đang vay vốn tại NHPT, tỷ trọng vốn huy động từ các tổ chức bên ngoài rất hạn chế. Điều này khiến nguồn vốn huy động không ổn định (thƣờng xuyên rút vốn trƣớc hạn), quy mô hạn chế. Khơng duy trì đƣợc mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng do hạn chế về khả năng sử dụng vốn với lãi suất bù đắp đƣợc chi phí HĐV.
+ Đối với vốn huy động bằng ngoại tệ :
Mặc dù nhu cầu vốn bằng ngoại tệ của hệ thống tƣơng đối lớn nhƣng khả năng huy động các nguồn vốn (đặc biệt là vốn trung và dài hạn) còn rất hạn chế :
Vốn huy động trong nƣớc chủ yếu là từ các tổ chức tài chính, tín dụng với thời hạn ngắn (tối đa 01 năm);
Vốn huy động từ các tổ chức nƣớc ngoài mặc dù đã đƣợc triển khai nhƣng tiến độ còn chậm (hầu hết mới chỉ dừng lại ở khâu đàm phán, thỏa thuận các điều kiện, chƣa ký kết thêm đƣợc khoản vay mới nào).
Việc triển khai đề án phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ của NHPT chƣa thực hiện đƣợc do vƣớng mắc về cơ chế.
- Thứ ba, bộ máy làm công tác HĐV tại Hội sở chính cũng nhƣ các Chi nhánh
chƣa đƣợc xây dựng một cách độc lập, tính chuyên nghiệp chƣa cao. Năng lực quản trị rủi ro của NHPT còn yếu, điều hành chƣa tốt, chấp hành chƣa nghiêm:
+ Hội sở chính: Năng lực kiểm tra, giám sát và trách nhiệm giám sát, cảnh báo của Hội sở chính chƣa cao, chƣa thực hiện triệt để; nhất là trong việc giám sát thực hiện phân cấp; cơ chế phân cấp chƣa thật sự gắn với trách nhiệm của Chi nhánh trong việc huy động vốn và xử lý các vấn đề phát sinh... Việc quản lý điều hành vốn tập trung chƣa đƣợc thiết lập chặt chẽ và bài bản, cơ chế điều hành nguồn vốn còn bị động, nguồn vốn cơ bản đã tập trung tại trung ƣơng nhƣng chƣa kịp thời. Cơng tác kế hoạch hóa về huy động và sử dụng vốn chƣa đáp ứng yêu cầu.
+ Chi nhánh: Nhiều Chi nhánh còn rất thụ động trong việc HĐV, các Chi nhánh chƣa thực sự quan tâm đến việc tính tốn, cân đối giữa các loại nguồn vốn huy động và mục đích sử dụng mà chỉ tập trung huy động đƣợc nguồn nên phần nào ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Một số Chi nhánh chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng của cơng tác HĐV, thực hiện mang tính đối phó để hồn thành chỉ tiêu kế hoạch, chƣa thực sự nỗ lực trong HĐV. Năng lực và trách nhiệm cán bộ của các Chi nhánh nói chung cịn nhiều hạn chế.
- Thứ tư, hình thức HĐV chƣa đa dạng, thủ tục gửi tiền còn phức tạp làm kéo
dài thời gian giao dịch cũng nhƣ tạo tâm lý không thoải mái, e ngại cho khách hàng. Một số Chi nhánh cịn có thái độ cục bộ với khách hàng của Chi nhánh khác trong cùng hệ thống NHPT
- Thứ năm, NHPT còn hạn chế trong điều hành lãi suất huy động
+ Việc xây dựng và ban hành cơ chế điều hành lãi suất của NHPT chƣa đƣợc chủ động, còn lệ thuộc nhiều vào Bộ Tài chính, nguồn vốn huy động từ các Chi nhánh NHPT chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng nguồn vốn hoạt động của NHPT. Và nhƣ vậy, NHPT chƣa có sự quan tâm đúng mức đến chính sách lãi suất huy động, gần nhƣ khơng mang tính cạnh tranh, khơng cần đến nguồn vốn từ kênh huy động này, dẫn đến việc huy động tại các Chi nhánh gặp nhiều khó khăn. Để hồn thành chỉ tiêu HĐV đƣợc giao, hệ thống cũng nhƣ từng Chi nhánh chỉ có thể tận dụng các mối quan hệ với các khách hàng đã và đang có quan hệ tín dụng, đang đƣợc NHPT hỗ trợ. Điều này làm làm hạn chế khả năng tiếp cận các khách hàng mới và nguồn vốn huy động chỉ tập trung vào một số khách hàng, tạo ra rủi ro rút vốn trƣớc hạn.
+ Chính sách lãi suất đã làm cho cơ chế HĐV của NHPT mang tính bị động. HĐV đạt kết quả tốt so với kế hoạch Chính phủ giao nhƣng cơng tác kế hoạch hóa sử dụng các nguồn vốn chƣa đạt hiệu quả cao. Việc quản lý điều hành nguồn vốn tập trung tại trung ƣơng, việc điều hòa nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu còn mất nhiều thời gian và chi phí. Vốn nhàn rỗi chƣa đƣợc sử dụng một cách có hiệu quả do vƣớng về cơ chế.
+ Nguồn vốn huy động của NHPT mặc dù trong những năm qua có tăng trƣởng nhƣng chƣa bền vững. Nếu khơng tính nguồn vốn huy động qua phát hành TPCP thì trong cơ cấu nguồn vốn, tỷ trọng vốn ngắn hạn tăng nhanh hơn vốn trung, dài hạn. Từ đó đặt ra vấn đề tính hợp lý của cơ cấu nguồn vốn và giữa cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu sử dụng vốn. Đó là do chính sách lãi suất của NHPT khơng thu hút đƣợc các nguồn vốn trung, dài hạn, không chú trọng đến kỳ hạn của nguồn vốn huy động.
+ Theo định hƣớng, các nguồn vốn huy động từ TPCP, Tiết kiệm bƣu điện là nguồn vốn chiến lƣợc, chủ yếu là trung và dài hạn phải chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng. Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác phát hành TPCP mặc dù chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động nhƣng vẫn chƣa đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn. Những diễn biến trên thị trƣờng tài chính, tiền tệ có ảnh hƣởng khơng tích cực đến việc huy động nguồn vốn này: Lãi suất HĐV của NHTM biến động liên tục và có xu hƣớng ngày càng tăng, thị trƣờng chứng khoán đặc biệt là thị trƣờng thứ cấp chƣa phát triển bền vững trong khi đó lãi suất trái phiếu thì cố định trong một thời gian dài, quy mơ vốn huy động qua trái phiếu do ngân hàng phát hành chƣa cao.
- Thứ sáu, số phải cấp bù chênh lệch lãi suất của NSNN cho NHPT cũng có
xu hƣớng tăng do trƣớc đây NHPT ký các hợp đồng tín dụng cho vay các dự án đầu tƣ có thời gian vay vốn dài, lãi suất cho vay thời điểm đó lại rất thấp so với mặt bằng HĐV hiện nay. Vấn đề này cần nghiên cứu để kiến nghị biện pháp khắc phục đảm bảo thu chi tài chính và hạn chế cấp bù từ ngân sách.
- Thứ bảy, hạn chế về nguồn nhân lực:
Hiện nay, NHPT có một cơ cấu tổ chức bộ máy đƣợc thiết lập từ trung ƣơng đến các tỉnh, thành phố với đội ngũ cán bộ, viên chức có trình độ, kiến thức, kinh nghiệm, thông thạo nghiệp vụ, đƣợc bồi dƣỡng một cách thƣờng xuyên, có hệ thống. Tuy nhiên, khi đi sâu đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ thì cịn một số bất cập, hạn chế, chƣa hợp lý cần phải có sự sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. Tồn hệ thống có tỷ lệ trình độ đại học trở lên chiếm tỷ lệ cao nhƣng phần lớn cán
bộ sau một thời gian dài làm công tác quản lý hành chính nên chƣa nhanh nhạy, thích ứng với điều kiện và cơ chế quản lý mới của một ngân hàng mang tính chính quy, chuyên nghiệp, khả năng tiếp thu và triển khai các nghiệp vụ của ngân hàng hiện đại còn hạn chế.