Số dƣ nguồn vốn huy động giai đoạn 2006-2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 61)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng - Kỳ hạn 1 năm trở lên 39.998 67,14% 59.583 79,88% 85.457 81,93% 85.507 78,14% 96.759 85,41% - Kỳ hạn dƣới 1 năm 19.573 32,86% 15.003 20,12% 18.850 18,07% 23.915 21,86% 16.527 14,59%

Về sử dụng vốn: tình hình sử dụng vốn cho vay qua các năm nhƣ sau: Bảng 2.13. Doanh số, dƣ nợ cho vay giai đoạn 2006-2010

Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Doanh số cho vay trung

dài hạn TDĐT 9.870 21.877 18.600 21.686 24.295

Dƣ nợ cho vay trung dài

hạn TDĐT 46.351 60.166 63.171 72.686 87.308

Doanh số cho vay TDXK 8.200 9.500 27.275 32.446 20.211

Dƣ nợ cho vay TDXK 3.000 5.600 13.336 17.355 16.105

Tỷ lệ dƣ nợ TDĐT/Tổng

dƣ nợ 93,92% 91,48% 82,57% 80,73% 84,43%

Tỷ lệ dƣ nợ TDXK/Tổng

dƣ nợ 6,08% 8,52% 17,43% 19,27% 15,57%

Nguồn: Ban Tín dụng đầu tư, Tín dụng xuất khẩu - Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Nhìn trên hai bảng số liệu so sánh số dƣ nguồn vốn huy động và dƣ nợ cho vay theo kỳ hạn qua các năm ta nhận thấy cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn của NHPT những năm đầu còn mất cân đối nhƣng đã đƣợc cải thiện vào những năm tiếp theo. Đến năm 2010, dƣ nợ cho vay đầu tƣ trung và dài hạn đến 31/12/2010 đạt 87.308 tỷ đồng, chiếm 84% tổng dƣ nợ vay vốn trong nƣớc của toàn hệ thống ; dƣ nợ cho vay ngắn hạn xuất khẩu đến 31/12/2010 đạt 16.105 tỷ đồng, chiếm gần 16% tổng dƣ nợ vay vốn trong nƣớc của tồn hệ thống. Nhƣ vậy, nhìn vào cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn, cho thấy một cơ cấu tƣơng đối hợp lý về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn.

Trong hoạt động cho vay của NHPT thì cho vay TDĐT chiếm tỷ trọng lớn, mặt khác các dự án đầu tƣ vay vốn NHPT hầu hết là những dự án cần nguồn vốn đầu tƣ rất lớn do đó nguồn vốn huy động trung dài hạn cần để cho vay TDĐT cũng lớn hơn nhiều so với nguồn vốn ngắn hạn. Để đạt đƣợc cơ cấu vốn nhƣ thế, NHPT đã áp dụng nhiều biện pháp phù hợp với tình hình thực tế qua các năm, có thể kể đến một số biện pháp mà NHPT đã áp dụng nhƣ : trƣờng hợp Chi nhánh huy động

vƣợt kế hoạch đã giao với thời hạn 1-2 năm thì hạn mức cho vay TDXK, cho vay thí điểm sẽ đƣợc tăng lên tƣơng ứng; nếu thời hạn 3 năm trở lên thì sẽ đƣợc sử dụng vào giải ngân TDĐT; nếu thu đƣợc nợ gốc trƣớc hạn thì thời gian thu nợ trƣớc hạn đƣợc coi là vốn huy động…Những chính sách đó đã phần nào góp phần cân đối cơ cấu nguồn vốn về kỳ hạn cho NHPT.

Nhìn chung, nhìn vào cơ cấu nguồn vốn huy động của NHPT chúng ta thấy một cơ cấu nguồn vốn tƣơng đối hợp lý, nguồn vốn trung dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nguồn vốn có kỳ hạn ngắn nhƣng nếu đi sâu hơn vào cơ cấu này chúng ta sẽ nhận thấy sở dĩ đạt đƣợc cơ cấu này là do tỷ trọng nguồn vốn huy động do phát hành TPCP đƣợc tính vào nguồn trung dài hạn, mà nguồn vốn này hàng năm NHPT đƣợc chính phủ bảo lãnh phát hành khá nhiều, còn về khả năng huy động các nguồn vốn của bản thân NHPT rất hạn chế, nguồn vốn NHPT huy động đƣợc lại chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn. Do đó cơ cấu này phụ thuộc hồn tồn vào tình hình phát hành TPCP qua các năm. Mặt khác, nếu xét cơ cấu nguồn vốn của NHPT theo kỳ hạn 1 năm trở lên và dƣới 1 năm thì cơ cấu nguồn vốn của NHPT đã chuyển biến theo chiều hƣớng tốt qua các năm, đến năm 2010 nguồn vốn trung dài hạn đã đáp ứng nhu cầu vay vốn trung dài hạn, vốn ngắn hạn đáp ứng tốt nhu cầu cho vay ngắn hạn nhƣng nếu xét cụ thể từng kỳ hạn 1 năm, 2 năm hay 3 năm ... thì kỳ hạn huy động vẫn chƣa tƣơng ứng với kỳ hạn cho vay. Tuy nhiên, sự tƣơng ứng này rất khó đạt đƣợc trên thực tế.

2.3. Đánh giá về hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam 2.3.1. Những thành tựu đã đạt đƣợc 2.3.1. Những thành tựu đã đạt đƣợc

Nhìn chung, từ khi thành lập đến nay, NHPT đã từng bƣớc phát huy vai trị của một Ngân hàng chính sách của Chính phủ, góp phần quan trọng huy động thêm các nguồn lực trong và ngoài nƣớc, hỗ trợ phát triển kinh tế và xuất khẩu, đóng góp tích cực vào q trình đổi mới cơ chế tài chính - tín dụng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá. Cụ thể các mặt đã đạt đƣợc trong công tác HĐV nhƣ sau:

Thứ nhất, cơng tác huy động vốn ngày càng có chuyển biến tích cực qua các

năm, số vốn huy động và số lƣợng khách hàng mới đã tăng lên đáng kể. Công tác huy động vốn đƣợc đẩy mạnh đã giải quyết tƣơng đối tốt nhu cầu giải ngân cho các dự án đầu tƣ, các hợp đồng xuất khẩu, thanh toán các khoản vốn huy động đến hạn và hoàn thành chỉ tiêu vốn huy động đƣợc giao trong từng thời kỳ. Từ đó thực hiện tốt các chƣơng trình mục tiêu của Chính phủ.

Thứ hai, cơng tác phát hành TPCP: kết quả phát hành TPCP gần đây cho thấy

tỷ lệ khối lƣợng đạt đƣợc so với kế hoạch đặt ra ngày càng cao, hoàn thành tốt chỉ tiêu do Chính phủ giao. TPCP ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị niêm yết trên thị trƣờng chứng khốn, góp phần đa dạng hố các cơng cụ nợ, gia tăng sự tích tụ tài chính, thúc đẩy sự phát triển của thị trƣờng vốn. Việc đẩy mạnh công tác phát hành TPCP trong những năm qua của NHPT (chủ yếu là các loại trái phiếu có kỳ hạn từ 05 năm trở lên) đã có tác dụng tích cực trong việc nâng dần tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn cho đầu tƣ và đặc biệt là đã góp phần thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tƣ chuyên nghiệp, các nhà tạo lập thị trƣờng tham gia phát triển thị trƣờng trái phiếu, bao gồm các cơng ty Chứng khốn, Ngân hàng Thƣơng mại, cơng ty Bảo hiểm, Quỹ đầu tƣ.

Thứ ba, cơ cấu nguồn vốn về kỳ hạn đƣợc cải thiện theo hƣớng tăng nguồn

vốn dài hạn, từng bƣớc phù hợp với cơ cấu cho vay của NHPT. Khoảng cách độ lệch về kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và cho vay ngày càng giảm, góp phần làm giảm rủi ro thanh khoản của hệ thống.

Thứ tư, NHPT cũng đã chú trọng đa dạng hoá các nguồn vốn huy động khác

ngoài các nguồn vốn theo chỉ định của Chính phủ, đặc biệt đẩy mạnh cơng tác huy động tại các Chi nhánh NHPT, từng bƣớc đảm bảo nhu cầu cho vay trên địa bàn.

Thứ năm, tuy mức lãi suất huy động của NHPT thấp hơn nhiều so với mức lãi

suất huy động của các NHTM khác nhƣng cũng đã thu hút đƣợc các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi địa phƣơng, các nguồn vốn chủ đạo của các ngành.

Thứ sáu, song song với việc HĐV, công tác quản lý điều hành nguồn vốn đã

theo yêu cầu của các Chi nhánh. NHPT bƣớc đầu đã ban hành quy định về quản lý và điều hành nguồn vốn theo hƣớng quản lý tập trung thống nhất, nâng cao trách nhiệm HĐV và sử dụng vốn đồng thời áp dụng các chính sách điều hành nguồn vốn gắn kết với điều hịa các kết quả tài chính, điều này có ý nghĩa quan trọng đóng góp vào sự phát triển bền vững của hệ thống.

Thứ bảy, quan hệ quốc tế ngày càng đƣợc mở rộng, vị thế của NHPT tiếp tục

đƣợc nâng cao, góp phần quan trọng mở ra kênh huy động từ nƣớc ngoài, đa dạng hố và tăng cƣờng nguồn vốn cho tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc.

2.3.2. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc nêu trên, hoạt động HĐV của NHPT còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục:

- Thứ nhất, tốc độ phát triển về quy mô của NHPT hiện nay chậm hơn so với

hệ thống ngân hàng, thị phần tín dụng và huy động của NHPT giảm. Phân tích tình hình HĐV của NHPT qua các năm cho thấy mặc dù nguồn vốn huy động ngày càng tăng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sử dụng vốn của toàn hệ thống tuy nhiên tăng trƣởng nguồn vốn của NHPT vẫn thấp hơn các tổ chức tín dụng rất nhiều (tổng số dƣ tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đến 31/12/2009 tăng 28,7% so với 31/12/2008, thì số dƣ vốn huy động của NHPT tăng rất ít (2,5%).

- Thứ hai, nguồn vốn của hệ thống NHPT cịn bộc lộ sự thiếu bền vững, tính

ổn định và chất lƣợng chƣa cao. Cụ thể là :

+ Đối với vốn huy động bằng đồng Việt Nam :

Nguồn vốn huy động chủ yếu qua kênh phát hành trái phiếu đƣợc Chính phủ bảo lãnh trong khi tỷ trọng vốn huy động qua các kênh truyền thống trƣớc đây ngày càng giảm. Điều này sẽ khiến NHPT có thể gặp khó khăn trong năm 2011 do nguồn cung trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phƣơng trên thị trƣờng năm 2011 tƣơng đối lớn (từ Kho bạc Nhà nƣớc, Ngân hàng Chính sách xã hội, Tổng công ty Đƣờng cao tốc Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hà Nội) trong khi nhu cầu đầu tƣ chƣa thể tăng tƣơng ứng do

thiếu sự tham gia của khối nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và sự tham gia hạn chế hơn của đối tƣợng chủ yếu đầu tƣ trái phiếu trong các năm trƣớc là các NHTM.

Ngoài nguồn vốn từ phát hành TPCP, vốn huy động tại NHPT chủ yếu là huy động từ tiền gửi của các khách hàng đang vay vốn tại NHPT, tỷ trọng vốn huy động từ các tổ chức bên ngoài rất hạn chế. Điều này khiến nguồn vốn huy động không ổn định (thƣờng xuyên rút vốn trƣớc hạn), quy mô hạn chế. Khơng duy trì đƣợc mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng do hạn chế về khả năng sử dụng vốn với lãi suất bù đắp đƣợc chi phí HĐV.

+ Đối với vốn huy động bằng ngoại tệ :

Mặc dù nhu cầu vốn bằng ngoại tệ của hệ thống tƣơng đối lớn nhƣng khả năng huy động các nguồn vốn (đặc biệt là vốn trung và dài hạn) còn rất hạn chế :

Vốn huy động trong nƣớc chủ yếu là từ các tổ chức tài chính, tín dụng với thời hạn ngắn (tối đa 01 năm);

Vốn huy động từ các tổ chức nƣớc ngoài mặc dù đã đƣợc triển khai nhƣng tiến độ còn chậm (hầu hết mới chỉ dừng lại ở khâu đàm phán, thỏa thuận các điều kiện, chƣa ký kết thêm đƣợc khoản vay mới nào).

Việc triển khai đề án phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ của NHPT chƣa thực hiện đƣợc do vƣớng mắc về cơ chế.

- Thứ ba, bộ máy làm công tác HĐV tại Hội sở chính cũng nhƣ các Chi nhánh

chƣa đƣợc xây dựng một cách độc lập, tính chuyên nghiệp chƣa cao. Năng lực quản trị rủi ro của NHPT còn yếu, điều hành chƣa tốt, chấp hành chƣa nghiêm:

+ Hội sở chính: Năng lực kiểm tra, giám sát và trách nhiệm giám sát, cảnh báo của Hội sở chính chƣa cao, chƣa thực hiện triệt để; nhất là trong việc giám sát thực hiện phân cấp; cơ chế phân cấp chƣa thật sự gắn với trách nhiệm của Chi nhánh trong việc huy động vốn và xử lý các vấn đề phát sinh... Việc quản lý điều hành vốn tập trung chƣa đƣợc thiết lập chặt chẽ và bài bản, cơ chế điều hành nguồn vốn còn bị động, nguồn vốn cơ bản đã tập trung tại trung ƣơng nhƣng chƣa kịp thời. Cơng tác kế hoạch hóa về huy động và sử dụng vốn chƣa đáp ứng yêu cầu.

+ Chi nhánh: Nhiều Chi nhánh còn rất thụ động trong việc HĐV, các Chi nhánh chƣa thực sự quan tâm đến việc tính tốn, cân đối giữa các loại nguồn vốn huy động và mục đích sử dụng mà chỉ tập trung huy động đƣợc nguồn nên phần nào ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Một số Chi nhánh chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác HĐV, thực hiện mang tính đối phó để hồn thành chỉ tiêu kế hoạch, chƣa thực sự nỗ lực trong HĐV. Năng lực và trách nhiệm cán bộ của các Chi nhánh nói chung cịn nhiều hạn chế.

- Thứ tư, hình thức HĐV chƣa đa dạng, thủ tục gửi tiền còn phức tạp làm kéo

dài thời gian giao dịch cũng nhƣ tạo tâm lý không thoải mái, e ngại cho khách hàng. Một số Chi nhánh cịn có thái độ cục bộ với khách hàng của Chi nhánh khác trong cùng hệ thống NHPT

- Thứ năm, NHPT còn hạn chế trong điều hành lãi suất huy động

+ Việc xây dựng và ban hành cơ chế điều hành lãi suất của NHPT chƣa đƣợc chủ động, còn lệ thuộc nhiều vào Bộ Tài chính, nguồn vốn huy động từ các Chi nhánh NHPT chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng nguồn vốn hoạt động của NHPT. Và nhƣ vậy, NHPT chƣa có sự quan tâm đúng mức đến chính sách lãi suất huy động, gần nhƣ khơng mang tính cạnh tranh, khơng cần đến nguồn vốn từ kênh huy động này, dẫn đến việc huy động tại các Chi nhánh gặp nhiều khó khăn. Để hồn thành chỉ tiêu HĐV đƣợc giao, hệ thống cũng nhƣ từng Chi nhánh chỉ có thể tận dụng các mối quan hệ với các khách hàng đã và đang có quan hệ tín dụng, đang đƣợc NHPT hỗ trợ. Điều này làm làm hạn chế khả năng tiếp cận các khách hàng mới và nguồn vốn huy động chỉ tập trung vào một số khách hàng, tạo ra rủi ro rút vốn trƣớc hạn.

+ Chính sách lãi suất đã làm cho cơ chế HĐV của NHPT mang tính bị động. HĐV đạt kết quả tốt so với kế hoạch Chính phủ giao nhƣng cơng tác kế hoạch hóa sử dụng các nguồn vốn chƣa đạt hiệu quả cao. Việc quản lý điều hành nguồn vốn tập trung tại trung ƣơng, việc điều hòa nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu còn mất nhiều thời gian và chi phí. Vốn nhàn rỗi chƣa đƣợc sử dụng một cách có hiệu quả do vƣớng về cơ chế.

+ Nguồn vốn huy động của NHPT mặc dù trong những năm qua có tăng trƣởng nhƣng chƣa bền vững. Nếu khơng tính nguồn vốn huy động qua phát hành TPCP thì trong cơ cấu nguồn vốn, tỷ trọng vốn ngắn hạn tăng nhanh hơn vốn trung, dài hạn. Từ đó đặt ra vấn đề tính hợp lý của cơ cấu nguồn vốn và giữa cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu sử dụng vốn. Đó là do chính sách lãi suất của NHPT khơng thu hút đƣợc các nguồn vốn trung, dài hạn, không chú trọng đến kỳ hạn của nguồn vốn huy động.

+ Theo định hƣớng, các nguồn vốn huy động từ TPCP, Tiết kiệm bƣu điện là nguồn vốn chiến lƣợc, chủ yếu là trung và dài hạn phải chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng. Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác phát hành TPCP mặc dù chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động nhƣng vẫn chƣa đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn. Những diễn biến trên thị trƣờng tài chính, tiền tệ có ảnh hƣởng khơng tích cực đến việc huy động nguồn vốn này: Lãi suất HĐV của NHTM biến động liên tục và có xu hƣớng ngày càng tăng, thị trƣờng chứng khoán đặc biệt là thị trƣờng thứ cấp chƣa phát triển bền vững trong khi đó lãi suất trái phiếu thì cố định trong một thời gian dài, quy mơ vốn huy động qua trái phiếu do ngân hàng phát hành chƣa cao.

- Thứ sáu, số phải cấp bù chênh lệch lãi suất của NSNN cho NHPT cũng có

xu hƣớng tăng do trƣớc đây NHPT ký các hợp đồng tín dụng cho vay các dự án đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 61)