Chi phí huy động vốn từ năm 2006 đến năm 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 51 - 52)

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Lãi tiền gửi không kỳ hạn 42.082 26.979 21.904 15.578 28.083 Lãi tiền gửi có kỳ hạn 449.545 480.865 211.061 309.493 750.742 Lãi trái phiếu 1.486.949 2.298.024 4.161.193 6.902.778 9.563.570 Chi khác về HĐV 19.760 35.477 37.662 23.886 42.578

Cộng 1.998.336 2.841.345 4.431.820 7.251.735 10.384.973

Nguồn: Báo cáo thường niên 2006-2010 - Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Tổng chi phí HĐV liên tục tăng qua các năm: năm 2007 tăng 42% so năm 2006, năm 2008 tăng 56% so năm 2007. Năm 2009 tuy nguồn huy động TPCP trong năm khơng cao nhƣng chi phí trả lãi cho những trái phiếu đến hạn lại khá cao. Tình hình kinh tế biến động, nguồn vốn khan hiếm, NHPT đã cho phép các Chi nhánh huy động với lãi suất bằng lãi suất huy động của các NHTM tại cùng thời điểm, điều này đã đẩy chi phí huy động tăng cao, tăng 64% so năm 2008. Năm 2010 lãi suất các nguồn vốn huy động trong năm tiếp tục tăng cao hơn so với năm 2009 trong khi khối lƣợng vốn huy động lớn khiến lãi suất bình quân nguồn vốn của hệ thống cao hơn so với các năm trƣớc đây, dẫn đến tăng cấp bù từ NSNN. Chi phí huy động năm 2010 tăng 43% so với năm 2009.

Thực trạng HĐV của NHPT cho thấy nguồn vốn huy động dài hạn chiếm tỷ trọng cao hơn nguồn vốn có kỳ hạn ngắn. Do nguồn huy động chủ yếu là nguồn vốn trung dài hạn đo đó chi phí HĐV cao làm cho lãi suất bình quân đầu vào tăng. Hơn nữa, trong nguồn vốn trung dài hạn thì vốn huy động từ phát hành TPCP lại chiếm tỷ trọng chủ yếu do đó nhìn vào bảng số liệu ta nhận thấy chi trả lãi trái phiếu cũng chiếm tỷ trọng chủ yếu. Nguồn vốn huy động tăng qua các năm chủ yếu là do tăng nguồn huy động từ phát hành TPCP do đó chi phí trả lãi trái phiếu ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng khá lớn, kế đến là chi trả lãi tiền gửi có kỳ hạn, các khoản chi khác khơng đáng kể. Để tiết kiệm chi phí HĐV qua các năm, NHPT đã tận dụng các

điều kiện vốn có và đề ra các chính sách nhằm cắt giảm chi phí HĐV, cụ thể nhƣ sau:

Về điều kiện, NHPT là đơn vị đƣợc Chính phủ bảo lãnh. Tận dụng lợi thế đó, NHPT ln huy động đƣợc những khoản vốn lớn với chi phí huy động thấp nhƣ vay Cơng ty tiết kiệm bƣu điện, Bảo hiểm xã hội, vay của các tổ chức kinh tế lớn … Nguyên tắc huy động đƣợc áp dụng là chỉ huy động nguồn vốn với lãi suất thị trƣờng để cho vay khi đã sử dụng tối đa các nguồn vốn không phải trả lãi hoặc huy động thấp hơn lãi suất thị trƣờng

Về chính sách, NHPT giao cho từng Chi nhánh chủ động thực hiện chi cho hoạt động HĐV một cách linh hoạt nhƣng đảm bảo nguyên tắc số tiền chi phí huy động khơng vƣợt định mức quy định của NHPT. Chi phí HĐV gắn liền với kết quả HĐV của từng Chi nhánh trên cơ sở kế hoạch HĐV đƣợc giao. Chính chính sách này đã làm cho các Chi nhánh tự chủ động cắt giảm những khoản chi không cần thiết. Ngồi ra, NHPT cịn đƣa ra những chính sách khuyến khích cắt giảm chi phí này nhƣ trƣờng hợp Chi nhánh huy động các khoản vốn có lãi suất huy động thực tế thấp hơn lãi suất cùng kỳ hạn do Tổng Giám đốc NHPT thơng báo, đang có hiệu lực tại thời điểm huy động thì ngồi chi phí HĐV đƣợc sử dụng theo quy định thì khi quyết tốn tiền lƣơng, Chi nhánh sẽ đƣợc tính 100% mức chênh lệch lãi suất huy động vào phần thu nhập khi xác định thu - chi không lƣơng của đơn vị.

Chi phí HĐV của NHPT liên tục tăng qua các năm, nguyên nhân chính là do nguồn vốn huy động cũng liên tục tăng trƣởng qua các năm và nhìn chung, các chính sách nhằm cắt giảm chi phí HĐV đã đƣợc NHPT thực hiện tƣơng đối tốt, góp phần gia tăng hiệu quả cho hoạt động HĐV của toàn hệ thống.

2.2.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động

Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 51 - 52)