Thực trạng hiệu quả huy động vốn của NHPT VN giai đoạn 2006-2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 48 - 63)

6 .Kết cấu của luận văn

2.2.Thực trạng hiệu quả huy động vốn của NHPT VN giai đoạn 2006-2010

2.2.1. Sự tăng trƣởng ổn định của nguồn vốn

Ngay từ khi chuyển đổi mơ hình hoạt động từ Quỹ Hỗ trợ phát triển sang Ngân hàng Phát triển, trong năm 2006, công tác HĐV đã đƣợc đẩy mạnh, hệ thống NHPT đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn để giải ngân cho các dự án đầu tƣ; các hợp đồng xuất khẩu đã đƣợc chấp thuận cho vay và thông báo kế hoạch giải ngân trong năm, không xảy ra trƣờng hợp chậm tiến độ thi công và tiến độ xuất khẩu hàng hóa do thiếu vốn; thanh tốn các khoản vốn huy động đến hạn (kể cả phần lãi vốn huy động do nguồn cấp bù chênh lệch lãi suất từ NSNN còn thiếu).

Bảng 2.5. Nguồn vốn huy động và cho vay qua các năm

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Doanh số huy động mới 31.870 36.377 40.729 25.859 48.370 Doanh số cho vay 22.920 40.106 53.677 62.201 54.527

Nguồn: Ban nguồn vốn - Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Trong 3 năm từ năm 2006 đến năm 2008, nguồn vốn huy động NHPT đạt tốc độ tăng trƣởng khá cao, nếu năm 2006 chỉ đạt 31.870 tỷ đồng thì đến năm 2007 tăng lên 36.377 tỷ đồng (tăng 14%), đến năm 2008 lại tiếp tục tăng 12% lên số vốn 40.729 tỷ đồng. Riêng năm 2009 nguồn vốn huy động đột ngột giảm xuống 25.859 tỷ đồng là do ảnh hƣởng chung của biến động tình hình kinh tế cả nƣớc. Năm 2010 tăng lên 48.370 tỷ đồng (tăng đến 52% so với năm 2006).

- Quy mô hoạt động của NHPT ngày càng đƣợc mở rộng đã tạo niềm tin rất lớn cho các tổ chức gửi tiền. Mặt khác, TPCP do NHPT phát hành đã đƣợc NHNN cho phép cầm cố, chiết khấu, tái chiết khấu tại NHNN do đó làm tăng tính thanh khoản của TPCP, Bộ tài chính cũng đã có văn bản khẳng định trái phiếu do NHPT phát hành là TPCP. Tất cả đã tạo điều kiện thuận lợi cho NHPT trong huy động TPCP qua đó tăng trƣởng nguồn vốn huy động.

- NHPT ngày càng mở rộng thêm nhiều mối quan hệ đồng thời đã huy động đƣợc nguồn ngoại tệ (cụ thể năm 2008 NHPT đã huy động đƣợc gần 93 triệu USD, năm 2009 là 139 triệu USD và năm 2010 là 272 triệu USD), đã khơi thông nguồn vốn mới từ đối tác mạnh (Tổng công ty đầu tƣ kinh doanh vốn Nhà nƣớc – SCIC).

- Các Sở giao dịch và Chi nhánh đã tận dụng tối đa mối quan hệ với các khách hàng đang vay vốn tại NHPT và mở rộng quan hệ với các khách hàng khác để huy động tiền gửi từ các đối tƣợng này, đề xuất các giải pháp (kể cả lãi suất huy động) để huy động những khách hàng có số vốn huy động lớn, thời hạn hợp lý. Bên cạnh đó, NHPT VN đã có những chính sách nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các đơn vị trong hệ thống, tạo cơ chế chủ động, nghĩa vụ và quyền lợi cao hơn đối với các Chi nhánh khi thực hiện cơng tác HĐV.

Tuy nhiên, ngồi những ngun nhân ảnh hƣởng tích cực đến tình hình HĐV của NHPT nhƣ đã phân tích ở trên thì cũng phải kể đến nguyên nhân rất lớn đã làm hạn chế khả năng HĐV của NHPT, đó là: cơ chế lãi suất huy động chƣa phù hợp với tình hình thị trƣờng đặc biệt là lãi suất trái phiếu Chính phủ chƣa sát với lãi suất thị trƣờng nên không thực sự hấp dẫn các nhà đầu tƣ. Điều này đã làm hạn chế khả năng HĐV của NHPT.

Đồng thời với tốc độ tăng trƣởng của nguồn vốn huy động, dƣ nợ cho vay cũng tăng tƣơng ứng.

Hình 2.1. Tăng trƣởng nguồn vốn huy động và cho vay hàng năm Mặc dù nguồn vốn huy động và dƣ nợ cho vay tăng cùng chiều với nhau và Mặc dù nguồn vốn huy động và dƣ nợ cho vay tăng cùng chiều với nhau và tỷ lệ nguồn vốn huy động so với nguồn vốn cho vay trong năm của NHPT là tƣơng đối cao so với các NHTM nhƣng nhìn chung tốc độ tăng trƣởng của nguồn vốn huy động chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu cho vay trên thị trƣờng (trừ năm 2006). Cụ thể năm 2007 dƣ nợ cho vay đạt 40.106 tỷ đồng trong khi đó huy động 36.377 tỷ đồng đạt 90%. Năm 2008 tỷ lệ này giảm xuống còn 76% (huy động 40.729 tỷ đồng so với 53.677 tỷ đồng cho vay), đến năm 2010 tăng lên lại 89% (48.370 tỷ đồng so với 54.527 tỷ đồng). Riêng năm 2009 những biến động của nền kinh tế nói chung đã ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động huy động vốn và cho vay của NHPT, cụ thể nguồn vốn huy động chỉ đạt đƣợc 25.859 tỷ đồng và doanh số cho vay là 54.527 tỷ đồng, tỷ lệ nguồn vốn huy động và cho vay chỉ đạt dƣới 50%.

Nhìn chung tình hình HĐV qua các năm tăng trƣởng tốt và ổn định. Mặc dù nguồn vốn huy động vẫn chƣa đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho vay qua các năm nhƣng tỷ lệ nguồn vốn huy động so với nguồn vốn cho vay đạt tƣơng đối cao so với các NHTM. Điều này cho thấy rằng NHPT đã dần tạo lập đƣợc nguồn vốn ổn định, phục vụ kịp thời cho hoạt động cho vay hỗ trợ đạt hiệu quả cao.

2.2.2. Chi phí huy động vốn

Bảng 2.6. Chi phí huy động vốn từ năm 2006 đến năm 2010

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Lãi tiền gửi không kỳ hạn 42.082 26.979 21.904 15.578 28.083 Lãi tiền gửi có kỳ hạn 449.545 480.865 211.061 309.493 750.742 Lãi trái phiếu 1.486.949 2.298.024 4.161.193 6.902.778 9.563.570 Chi khác về HĐV 19.760 35.477 37.662 23.886 42.578

Cộng 1.998.336 2.841.345 4.431.820 7.251.735 10.384.973

Nguồn: Báo cáo thường niên 2006-2010 - Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Tổng chi phí HĐV liên tục tăng qua các năm: năm 2007 tăng 42% so năm 2006, năm 2008 tăng 56% so năm 2007. Năm 2009 tuy nguồn huy động TPCP trong năm không cao nhƣng chi phí trả lãi cho những trái phiếu đến hạn lại khá cao. Tình hình kinh tế biến động, nguồn vốn khan hiếm, NHPT đã cho phép các Chi nhánh huy động với lãi suất bằng lãi suất huy động của các NHTM tại cùng thời điểm, điều này đã đẩy chi phí huy động tăng cao, tăng 64% so năm 2008. Năm 2010 lãi suất các nguồn vốn huy động trong năm tiếp tục tăng cao hơn so với năm 2009 trong khi khối lƣợng vốn huy động lớn khiến lãi suất bình quân nguồn vốn của hệ thống cao hơn so với các năm trƣớc đây, dẫn đến tăng cấp bù từ NSNN. Chi phí huy động năm 2010 tăng 43% so với năm 2009.

Thực trạng HĐV của NHPT cho thấy nguồn vốn huy động dài hạn chiếm tỷ trọng cao hơn nguồn vốn có kỳ hạn ngắn. Do nguồn huy động chủ yếu là nguồn vốn trung dài hạn đo đó chi phí HĐV cao làm cho lãi suất bình quân đầu vào tăng. Hơn nữa, trong nguồn vốn trung dài hạn thì vốn huy động từ phát hành TPCP lại chiếm tỷ trọng chủ yếu do đó nhìn vào bảng số liệu ta nhận thấy chi trả lãi trái phiếu cũng chiếm tỷ trọng chủ yếu. Nguồn vốn huy động tăng qua các năm chủ yếu là do tăng nguồn huy động từ phát hành TPCP do đó chi phí trả lãi trái phiếu ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng khá lớn, kế đến là chi trả lãi tiền gửi có kỳ hạn, các khoản chi khác khơng đáng kể. Để tiết kiệm chi phí HĐV qua các năm, NHPT đã tận dụng các

điều kiện vốn có và đề ra các chính sách nhằm cắt giảm chi phí HĐV, cụ thể nhƣ sau:

Về điều kiện, NHPT là đơn vị đƣợc Chính phủ bảo lãnh. Tận dụng lợi thế đó, NHPT ln huy động đƣợc những khoản vốn lớn với chi phí huy động thấp nhƣ vay Công ty tiết kiệm bƣu điện, Bảo hiểm xã hội, vay của các tổ chức kinh tế lớn … Nguyên tắc huy động đƣợc áp dụng là chỉ huy động nguồn vốn với lãi suất thị trƣờng để cho vay khi đã sử dụng tối đa các nguồn vốn không phải trả lãi hoặc huy động thấp hơn lãi suất thị trƣờng

Về chính sách, NHPT giao cho từng Chi nhánh chủ động thực hiện chi cho hoạt động HĐV một cách linh hoạt nhƣng đảm bảo nguyên tắc số tiền chi phí huy động khơng vƣợt định mức quy định của NHPT. Chi phí HĐV gắn liền với kết quả HĐV của từng Chi nhánh trên cơ sở kế hoạch HĐV đƣợc giao. Chính chính sách này đã làm cho các Chi nhánh tự chủ động cắt giảm những khoản chi không cần thiết. Ngồi ra, NHPT cịn đƣa ra những chính sách khuyến khích cắt giảm chi phí này nhƣ trƣờng hợp Chi nhánh huy động các khoản vốn có lãi suất huy động thực tế thấp hơn lãi suất cùng kỳ hạn do Tổng Giám đốc NHPT thơng báo, đang có hiệu lực tại thời điểm huy động thì ngồi chi phí HĐV đƣợc sử dụng theo quy định thì khi quyết tốn tiền lƣơng, Chi nhánh sẽ đƣợc tính 100% mức chênh lệch lãi suất huy động vào phần thu nhập khi xác định thu - chi không lƣơng của đơn vị.

Chi phí HĐV của NHPT liên tục tăng qua các năm, nguyên nhân chính là do nguồn vốn huy động cũng liên tục tăng trƣởng qua các năm và nhìn chung, các chính sách nhằm cắt giảm chi phí HĐV đã đƣợc NHPT thực hiện tƣơng đối tốt, góp phần gia tăng hiệu quả cho hoạt động HĐV của toàn hệ thống.

2.2.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động

Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế

Bảng 2.7 Cơ cấu nguồn vốn huy động của NHPT VN giai đoạn 2006 – 2010 Đơn vị: tỷ đồng Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

- Phát hành trái phiếu CP 10.360 24.095 26.647 5.865 35.457

- Vay Cty dịch vụ tiết kiệm bƣu điện 1.610 150 2.140 2.795 -

- Bảo hiểm xã hội 1.175 50 570 1.400 -

- Huy động từ Chi nhánh và khác 18.725 12.082 11.372 15.799 12.913

Nguồn: Ban nguồn vốn - Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Nhìn vào bảng số liệu ta nhận thấy trong cơ cấu nguồn vốn huy động của NHPT thì nguồn vốn huy động thơng qua hình thức phát hành TPCP chiếm tỷ trọng rất lớn và liên tục tăng trƣởng qua các năm, cụ thể: năm 2006 tổng nguồn vốn huy động đƣợc là 31.870 tỷ đồng trong đó huy động qua phát hành TPCP là 10.360 tỷ đồng (chiếm 33% tổng số vốn huy động); năm 2007 chiếm 66% tổng nguồn vốn (24.095 tỷ đồng so với 36.377 tỷ đồng) và tăng đến 133% so với năm 2006; năm 2008, tỷ lệ này vẫn chiếm 65% (26.647 tỷ đồng so với 40.729 tỷ đồng, bằng 133% kế hoạch đầu năm và đạt kế hoạch điều chỉnh trong năm); năm 2009, do biến động của nền kinh tế, việc huy động của NHPT nói chung và huy động từ phát hành TPCP nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, trong tổng nguồn vốn huy động và tiếp nhận 28.959 tỷ đồng và 139 triệu USD thì nguồn vốn huy động từ phát hành TPCP là 5.865 tỷ đồng (chỉ đạt 29% so với kế hoạch), tƣơng đƣơng số phát hành của năm 2003- năm thứ 2 Quỹ HTPT phát hành TPCP, số vốn phát hành đƣợc trong năm thấp hơn số nợ trái phiếu phải trả trong năm; năm 2010, tình hình HĐV của NHPT đạt đƣợc những kết quả hết sức tích cực, số vốn tồn hệ thống huy động đạt cao nhất giai đoạn 2006-2010 (48.370 tỷ đồng) và kênh huy động từ phát hành TPCP chiếm phần lớn (chiếm đến 73% tổng số vốn huy động).

Nhƣ vậy có thể thấy TPCP ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của NHPT trong khi các kênh HĐV truyền thống khác trƣớc đây ngày càng thu hẹp. Nguồn vốn huy động từ vay Công ty tiết kiệm dịch vụ bƣu điện và BHXH chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn vốn (khoảng từ 3-5%, có năm chiếm tỷ lệ khơng đáng kể, năm 2010 tỷ lệ này là 0%) và có xu hƣớng ngày càng giảm, đến năm 2010 NHPT khơng cịn huy động đƣợc từ các nguồn vốn này nữa; bên cạnh đó nguồn vốn huy động từ các Chi nhánh mặc dù chiếm tỷ lệ khá cao

trong tổng nguồn vốn huy động nhƣng cũng liên tục giảm qua các năm, cụ thể: năm 2006, huy động từ Chi nhánh và huy động khác 18.725 tỷ đồng (chiếm trên 50% tổng nguồn vốn), năm 2007 tỷ lệ này giảm còn 33% và đến năm 2008 là 28%, năm 2010 mặc dù công tác HĐV tại Chi nhánh đạt tƣơng đối tốt (12.913 tỷ đồng)-đạt 103% so với kế hoạch năm 2010 đã giao cho các Chi nhánh (trong đó có 31 Chi nhánh vƣợt kế hoạch đƣợc giao) nhƣng tỷ lệ nguồn vốn này trên tổng nguồn vốn vẫn giảm cịn 26%.

Có thể nêu ra những nguyên nhân ảnh hƣởng đã tạo nên cơ cấu nguồn vốn huy động của NHPT nhƣ sau:

- TPCP do NHPT phát hành đã đƣợc NHNN cho phép cầm cố, chiết khấu, tái chiết khấu và BTC cũng đã có văn bản khẳng định trái phiếu do NHPT phát hành là TPCP. Do đó đã làm tăng tính thanh khoản cho TPCP, thu hút các nhà đầu tƣ đầu tƣ vào TPCP.

- Kết quả huy động từ Công ty tiết kiệm dịch vụ bƣu điện không cao (chủ yếu là để đáo hạn các khoản nợ đến hạn) là do cơ chế HĐV của NHPT chƣa thực sự gắn với thị trƣờng, NHPT HĐV của Công ty Dịch vụ TKBĐ theo lãi suất của TPCP trong khi Công ty lại HĐV của dân với lãi suất cao hơn lãi suất của TPCP do NHPT huy động.

- Các Sở giao dịch và Chi nhánh luôn tận dụng tối đa các mối quan hệ với khách hàng để duy trì lƣợng tiền gửi của các khách hàng này.

Hình 2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động qua các năm

Nhìn chung, trong cơ cấu nguồn vốn huy động của NHPT qua các năm thì nguồn vốn huy động thơng qua hình thức phát hành TPCP chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hƣớng ngày càng tăng, đây là nguồn vốn huy động chủ yếu của NHPT. Kết quả HĐV tập trung vào những nguồn vốn dài hạn mang tính chiến lƣợc là TPCP đã có tác dụng quan trọng, cải thiện đáng kể cơ cấu nguồn vốn của NHPT, góp phần hạn chế rủi ro thanh khoản và giảm chi phí HĐV. Tuy nhiên, điều này cũng chứng tỏ công tác HĐV của NHPT cịn phụ thuộc rất nhiều vào Chính phủ, NHPT chƣa thật sự chủ động trong HĐV. Cơ cấu nguồn vốn huy động chƣa cân đối, chủ yếu tập trung vào phát hành TPCP trong khi các kênh HĐV truyền thống khác trƣớc đây ngày càng thu hẹp, nguồn vốn huy động từ Công ty tiết kiệm dịch vụ bƣu điện và BHXH khơng cịn nữa. Nguồn vốn huy động từ Chi nhánh mặc dù chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn (chỉ sau TPCP) nhƣng lại khơng mang tính ổn định (thƣờng xuyên rút vốn trƣớc hạn), quy mô hạn chế. Nguyên nhân là do vốn huy động tại Sở Giao dịch, Chi nhánh chủ yếu là huy động từ tiền gửi của các khách hàng có quan hệ tín dụng với NHPT và đƣợc sử dụng làm tài sản bảo đảm để vay vốn, tỷ trọng vốn huy động từ các tổ chức bên ngoài rất hạn chế. Do đó, cơ cấu

nguồn vốn huy động của hệ thống vẫn cho thấy nguồn vốn huy động chƣa đảm bảo tính ổn định và chất lƣợng chƣa cao. Điều này cần phải đƣợc cải thiện trong tƣơng lai, khi mà mơ hình hoạt động mới địi hỏi NHPT phải đứng vững trƣớc áp lực cạnh tranh của thị trƣờng, từng bƣớc tách khỏi sự bảo trợ của Chính phủ.

* Do trái phiếu chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn huy động do đó chúng ta sẽ phân tích riêng tình hình phát hành trái phiếu của NHPT qua các năm (từ khi NHPT bắt đầu đƣợc thực hiện phát hành TPCP – năm 2002 đến nay) để hiểu rõ hơn hoạt động này.

Kết quả huy động vốn thông qua phát hành TPCP từ 2003-2011 nhƣ sau: Bảng 2.8: Kết quả phát hành TPCP giai đoạn 2003-2011

Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 6 tháng 2011 - KH TTg Chính phủ giao 9.600 7.550 6.500 12.000 30.000 27.890 7.000 35.457 25.610 - Thực hiện của NHPT VN -Thực hiện/kế hoạch (%) 5.781 60,21 6.001 79,48 3.325 51,15 10.050 83,75 24.095 80,32 25.160 90

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 48 - 63)