Nguồn vốn huy động và cho vay qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 48 - 51)

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Doanh số huy động mới 31.870 36.377 40.729 25.859 48.370 Doanh số cho vay 22.920 40.106 53.677 62.201 54.527

Nguồn: Ban nguồn vốn - Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Trong 3 năm từ năm 2006 đến năm 2008, nguồn vốn huy động NHPT đạt tốc độ tăng trƣởng khá cao, nếu năm 2006 chỉ đạt 31.870 tỷ đồng thì đến năm 2007 tăng lên 36.377 tỷ đồng (tăng 14%), đến năm 2008 lại tiếp tục tăng 12% lên số vốn 40.729 tỷ đồng. Riêng năm 2009 nguồn vốn huy động đột ngột giảm xuống 25.859 tỷ đồng là do ảnh hƣởng chung của biến động tình hình kinh tế cả nƣớc. Năm 2010 tăng lên 48.370 tỷ đồng (tăng đến 52% so với năm 2006).

- Quy mô hoạt động của NHPT ngày càng đƣợc mở rộng đã tạo niềm tin rất lớn cho các tổ chức gửi tiền. Mặt khác, TPCP do NHPT phát hành đã đƣợc NHNN cho phép cầm cố, chiết khấu, tái chiết khấu tại NHNN do đó làm tăng tính thanh khoản của TPCP, Bộ tài chính cũng đã có văn bản khẳng định trái phiếu do NHPT phát hành là TPCP. Tất cả đã tạo điều kiện thuận lợi cho NHPT trong huy động TPCP qua đó tăng trƣởng nguồn vốn huy động.

- NHPT ngày càng mở rộng thêm nhiều mối quan hệ đồng thời đã huy động đƣợc nguồn ngoại tệ (cụ thể năm 2008 NHPT đã huy động đƣợc gần 93 triệu USD, năm 2009 là 139 triệu USD và năm 2010 là 272 triệu USD), đã khơi thông nguồn vốn mới từ đối tác mạnh (Tổng công ty đầu tƣ kinh doanh vốn Nhà nƣớc – SCIC).

- Các Sở giao dịch và Chi nhánh đã tận dụng tối đa mối quan hệ với các khách hàng đang vay vốn tại NHPT và mở rộng quan hệ với các khách hàng khác để huy động tiền gửi từ các đối tƣợng này, đề xuất các giải pháp (kể cả lãi suất huy động) để huy động những khách hàng có số vốn huy động lớn, thời hạn hợp lý. Bên cạnh đó, NHPT VN đã có những chính sách nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các đơn vị trong hệ thống, tạo cơ chế chủ động, nghĩa vụ và quyền lợi cao hơn đối với các Chi nhánh khi thực hiện công tác HĐV.

Tuy nhiên, ngồi những ngun nhân ảnh hƣởng tích cực đến tình hình HĐV của NHPT nhƣ đã phân tích ở trên thì cũng phải kể đến ngun nhân rất lớn đã làm hạn chế khả năng HĐV của NHPT, đó là: cơ chế lãi suất huy động chƣa phù hợp với tình hình thị trƣờng đặc biệt là lãi suất trái phiếu Chính phủ chƣa sát với lãi suất thị trƣờng nên không thực sự hấp dẫn các nhà đầu tƣ. Điều này đã làm hạn chế khả năng HĐV của NHPT.

Đồng thời với tốc độ tăng trƣởng của nguồn vốn huy động, dƣ nợ cho vay cũng tăng tƣơng ứng.

Hình 2.1. Tăng trƣởng nguồn vốn huy động và cho vay hàng năm Mặc dù nguồn vốn huy động và dƣ nợ cho vay tăng cùng chiều với nhau và Mặc dù nguồn vốn huy động và dƣ nợ cho vay tăng cùng chiều với nhau và tỷ lệ nguồn vốn huy động so với nguồn vốn cho vay trong năm của NHPT là tƣơng đối cao so với các NHTM nhƣng nhìn chung tốc độ tăng trƣởng của nguồn vốn huy động chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu cho vay trên thị trƣờng (trừ năm 2006). Cụ thể năm 2007 dƣ nợ cho vay đạt 40.106 tỷ đồng trong khi đó huy động 36.377 tỷ đồng đạt 90%. Năm 2008 tỷ lệ này giảm xuống còn 76% (huy động 40.729 tỷ đồng so với 53.677 tỷ đồng cho vay), đến năm 2010 tăng lên lại 89% (48.370 tỷ đồng so với 54.527 tỷ đồng). Riêng năm 2009 những biến động của nền kinh tế nói chung đã ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động huy động vốn và cho vay của NHPT, cụ thể nguồn vốn huy động chỉ đạt đƣợc 25.859 tỷ đồng và doanh số cho vay là 54.527 tỷ đồng, tỷ lệ nguồn vốn huy động và cho vay chỉ đạt dƣới 50%.

Nhìn chung tình hình HĐV qua các năm tăng trƣởng tốt và ổn định. Mặc dù nguồn vốn huy động vẫn chƣa đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho vay qua các năm nhƣng tỷ lệ nguồn vốn huy động so với nguồn vốn cho vay đạt tƣơng đối cao so với các NHTM. Điều này cho thấy rằng NHPT đã dần tạo lập đƣợc nguồn vốn ổn định, phục vụ kịp thời cho hoạt động cho vay hỗ trợ đạt hiệu quả cao.

2.2.2. Chi phí huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 48 - 51)