Bài học kinh nghiệm từ việc phát triển dịch vụ phi tín dụng tại một số ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại NHNo PTNT việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 25)

hàng thương mại trong nước

Bảng 1.2 : Thu nhập từ hoạt động dịch vụ của một số ngân hàng

Đơn vị: tỷ đồng

NĂM

CHỈ TIÊU

Agribank VCB Vietinbank ACB Sacombank

08 09 10 08 09 10 08 09 10 08 09 10 08 09 10 Thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng 1.626 1.604 2.267 2.159 2.544 2.615 1.505 977 2.730 1.075 2.135 1.488 1.307 1.761 1.403 Tổng thu nhập 19.540 17.128 20.660 8.940 9.286 11.524 8694 5.428 14.819 14.819 4.935 5.489 2.452 4.095 4.613 Tỷ lệ thu dịch vụ phi tín dụng /Tổng TN 8% 9% 11% 24% 27% 23% 17% 18% 18% 25% 43% 27% 53% 43% 30%

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của các ngân hàng qua các năm)

Có thể dễ dàng nhận thấy tỷ trọng thu phí dịch vụ so với tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại Việt Nam là khá hạn chế, bình quân là 20%. Do mức độ cạnh tranh cao và áp lực về lợi nhuận nên các ngân hàng chú trọng tập trung nguồn lực vào hoạt động cấp tín dụng để đảm bảo thu nhập cho ngân hàng. Tuy

nhiên, áp lực ngày một cao khi Việt Nam gia nhập WTO. Thị phần từ hoạt động tín dụng bị giảm sút, biến động kinh tế trong nước, khu vực và trên thế giới ngày một gia tăng và khó lường nên các ngân hàng đã chủ động điều chỉnh chiến lược kinh

doanh của mình để đảm bảo thị phần, lợi nhuận. Điển hình ở một số ngân hàng sau:

Kinh nghiệm từ Vietcombank

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức hoạt

động ngày 02 tháng 06 năm 2008. Trải qua 46 năm xây dựng và phát triển ,

Vietcombank luôn giữ vững vị thế là nhà cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính

hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như

kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án… cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại như:kinh doanh ngoại tệ và các công cụ phái sinh, dịch vụ thẻ,

ngân hàng điện tử…VCB đang chiếm lĩnh thị phần đáng kể tại Việt Nam trong

nhiều lĩnh vực kinh doanh khác như : cho vay (~10%), tiền gửi (~12%), thanh toán quốc tế (~23%), thanh tốn thẻ (~55%)…Với thế mạnh về cơng nghệ, VCB là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng và không ngừng đưa ra các sản phẩm dịch vụ điện tử nhằm “đưa

ngân hàng tới gần khách hàng” như: dịch vụ Internetbanking, VCB-Money

(Homebanking), SMS banking, Phonebanking…

Năm 2010 đánh dấu sự thành công của Vietcombank trong việc thay đổi

chiến lược kinh doanh chuyển từ ngân hàng bán buôn thành một ngân hàng bán lẽ

đa năng trên cơ sở vừa phát huy lợi thế, vừa củng cố, giữ vững vị thế của ngân hàng bán buôn đồng thời đẩy mạnh hoạt động bán lẻ để đa dạng hóa hoạt động, tối đa hóa

lợi nhuận.VCB đã liên tục nghiên cứu đưa ra thị trường các sản phẩm đa dạng với tiện ích cao cho các hoạt động : dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ chuyển tiền…nhiều sản phẩm bán lẻ đã thu hút được lượng khách hàng lớn như: dịch vụ

ngân hàng hiện đại VCB ib@banking, VCB SMSBanking.. từng bước khẳng định

VCB đang tiến dần vào vị thế mục tiêu là một trong 5 ngân hàng hàng đầu về dịch

vụ ngân hàng bán lẻ. Trong những năm trở lại đây VCB đã có những bước phát triển

đột phá, đưa ngân hàng đạt các mức lợi nhuận kỷ lục, luôn đẫn đầu hệ thống ngân

hàng tại Việt Nam. Năm 2010, VCB đạt lợi nhuận trước thuế 5.479 tỷ đồng trong

thu đó nguồn thu ngồi tín dụng chiếm tỷ trong gần 30% trong tổng thu nhập của VCB. Năm 2010, cùng với sự đánh giá cao của các tổ chức quốc tế VCB được bình

chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” trên nhiều lĩnh vực hoạt động ( quản lý

tiền mặt, kinh doanh ngoại hối, tài trợ thương mại). Bên cạnh đó VCB cịn được các tổ chức trong nước và quốc tế bình chọn là “Ngân hàng cung cấp dịch vụ quản lý

tiền mặt tốt nhất Việt Nam”, “Ngân hàng nội địa kinh doanh ngoại hối tốt nhất

Việt Nam”, 3 năm liên tiếp (2008-2010) Vietcombank được trao giải thưởng “Ngân

hàng cung cấp dịch vụ thanh toán thương mại tốt nhất Việt Nam” do tạp chí

Trade Finance bình chọn.

Kinh nghiệm từ Vietinbank

Ngân hàng Công Thương Việt Nam được thành lập vào ngày 26/03/1988, trên cơ sở tách ra từ ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 15 tháng 04 năm 2008 Ngân hàng Công Thương Việt Nam đổi tên thương hiệu từ Incombank sang thương

hiệu mới Vietinbank.Với định hướng phát triển xây dựng Vietinbank thành tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, xếp hạng tiên tiến trong khu vực, đáp ứng toàn diện nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, tài chính, hỗ trợ tốt nhất cho khách

hàng trong nước và quốc tế. Trong năm 2008 NHCTVN đã triển khai nhiều sản

phẩm, dịch vụ liên quan tới hoạt động thanh toán chuyển tiền như chuyển đổi giao dịch thẻ vào hệ thống INCAS, triển khai dịch vụ Homebanking với khách hàng doanh nghiệp lớn. NHCTVN cũng đã ký kết thỏa thuận thanh toán song phương với Ngân hàng phát triển Việt Nam và phối hợp với Kho bạc Nhà Nước, Tổng cục hải quan và Tổng cục thuế để thực hiện thu ngân sách nhà nước quan NHCTVN. Trong

năm 2008, NHCTVN tiếp tục mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý trên tồn cầu để

mở rộng quy mơ cũng như phạm vi thanh toán . Về lĩnh vực thanh toán quốc tế,

Vietinbank đã hoàn thành việc tập trung tất cả các giao dịch thanh toán quốc tế của

hệ thống về xử lý tại Sở giao dịch theo mơ hình mới. Cùng với việc áp dụng chính sách lãi suất, phí dịch vụ hợp lý, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tăng lên. Bên cạnh đó Vietinbank đã thiết lập thêm được nhiều kênh chuyển tiền trực tiếp về Việt

Nam, đặc biệt từ các quốc gia có nhiều kiều bào và lao động Việt Nam như

Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Đông, Mỹ, Australia…với sản phẩm chuyển tiền kiều hối online Vietinbank eRemit. Vietinbank cũng đã ký hợp đồng trực tiếp

và trở thành đại lý chính thức của Western Union , đẩy nhanh doanh số và lượng ngoại tệ mua được từ dịch vụ này rất lớn. Năm 2009, Vietinbank cũng đã triển khai thành cơng dịch vụ thanh tốn thẻ JCB, ký kết cung cấp dịch vụ thanh tốn phí

đường cao tốc bằng thẻ tự động. Đến nay, đã có trên 100.000 khách hàng sử dụng

dịch vụ SMS banking của Vietinbank. Năm 2009, Vietinbank tiếp tục tập trung đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ, chú trọng phát triển và đa dạng hóa sản phẩm, mang tiện ích tối đa cho khách hàng. Vietinbank liên tục nghiên cứu đưa ra thị

trường các sản phẩm đa dạng với nhiều tiện ích như: thu, chi tại nhà đối với khách

hàng cá nhân, thanh toán vé tàu qua ATM, hệ thống tin nhắn báo biến động số dư, SMS banking…Danh mục sản phẩm đa đạng cùng với viêc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ,… đã góp phần đa dạng hóa

và tăng nguồn thu dịch vụ cho ngân hàng. Trong năm 2010, Vietinbank tiếp tục tập

trung tận dụng tối đa ưu thế về mạng lưới, nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới để thúc đẩy tăng trưởng quy mô tài sản và thị phần hoạt động, tiếp tục tái cấu trúc cơ cấu thu nhập của ngân hàng, theo đó đẩy nhanh thu nhập từ các hoạt

động dịch vụ phi tín dụng. Chú trọng nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng khai thác

dịch vụ bán hàng, thái độ phục vụ, tư vấn, chăm sóc khách hàng đối với đội ngũ cán bộ bán hàng trực tiếp. Nhờ đó mà tỷ trọng thu từ hoạt động phi tín dụng của Vietinbank tăng từ đều qua các năm từ 2008 đến 2010.

Ngân hàng TMCP Á Châu

Ngân hàng TMCP Á Châu được thành lập năm 1993 với vốn điều lệ ban đầu

là 20 tỷ đồng. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2009, vốn điều lệ của ACB là 7.814.138 triệu đồng. Ngay từ ngày đầu đi vào hoạt động, ACB đã xác định sẽ trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam vào thời

điểm đó, “Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp

vừa và nhỏ” là một định hướng rất mới đối với ngân hàng Việt Nam, nhất là một

ngân hàng mới thành lập như ACB.

Sau 18 năm hoạt động, ACB được khách hàng tín nhiệm thơng qua tốc độ tăng trưởng số dư huy động vốn, cho vay và chất lượng dịch vụ; được xã hội công

nhận thông qua các bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, huân chương lao động của Chủ tịch nước; được các định chế tài chính quốc tế và cơ quan thơng tấn về tài chính ngân hàng công nhận là ngân hàng bán lẻ xuất sắc nhất Việt Nam, ngân hàng tốt nhất Việt Nam, … Trong bối cảnh thật sự khó khăn của năm 2008, lợi nhuận đạt

được tăng 434 tỷ đồng so với năm 2007, vượt kế hoạch 61 tỷ đồng. Điều quan trọng là cơ cấu thu nhập đã có sự thay đổi đáng kể với việc thu nhập từ hoạt động phi tín dụng tăng lên từ 1.075 tỷ đồng năm 2009 lên 2.135 tỷ đồng năm 2009. Thành tích

này có được do ACB xây dựng chiến lược hoạt động qua các năm dựa trên cơ sở:

- Tăng trưởng cao bằng cách tạo ra sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu

khách hàng và hướng tới khách hàng;

- Với định hướng đa dạng hóa sản phẩm và hướng đến khách hàng để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam, ACB hiện đang thực hiện đầy đủ các chức năng của một ngân hàng bán lẻ. Danh mục sản phẩm của ACB rất đa dạng tập trung vào các phân đoạn khách hàng mục tiêu bao gồm cá nhân và DNNVV. Sau khi triển khai thực hiện tái cấu trúc, việc đa dạng hoá sản phẩm, phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng đã trở thành công việc

thường xuyên và liên tục. Các sản phẩm của ACB luôn dựa trên nền tảng công nghệ

tiên tiến, có độ an tồn và bảo mật cao.

- Có chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo lực lượng nhân viên chuyên nghiệp nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống liên tục, thông suốt và hiệu quả;

- ACB nổi tiếng là một ngân hàng năng động, thường xuyên nghiên cứu và cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng linh hoạt, phù hợp với nhu cầu đa dạng của thị trường, nhất là đối với khách hàng cá nhân.

Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín (Sacombank)

Ngày 21/12/2008, Sacombank vừa kỷ niệm 17 năm thành lập vừa vinh dự

đón nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ vì đã hồn thành xuất sắc nhiệm vụ

cơng tác và dẫn đầu phong trào thi đua ngành ngân hàng năm 2007. Ngoài ra, Sacombank còn nhận thêm 4 giải thưởng quốc tế của ngành tài chính ngân hàng:

Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008 (Finance Asia – Anh và Global Finance – Mỹ bình chọn), Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam 2008, Ngân hàng bán lẻ của năm 2008 tại Việt Nam.

Sacombank là ngân hàng có sự bứt phát ngoạn mục trong năm 2008 về doanh thu hoạt động dịch vụ. Doanh thu từ hoạt động dịch vụ thuần của Sacombank tăng từ 1.307 tỷ đồng năm 2008 lên 1.761 tỷ đồng năm 2009 – chiếm 43% trên tổng nguồn thu bất chấp khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang diễn ra gây suy thoái kinh tế

ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Để đạt được điều đó, Sacombank đã vạch ra cho

mình những hướng đi thích hợp như:

- Tiếp tục thực hiện tái cấu trúc về tổ chức và hoạt động theo dòng sản phẩm với phương châm ngày càng cung ứng nhiều sản phẩm dịch vụ với nhiều tiện ích,

đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng của khách hàng trên mọi vùng miền. Điều này

phù hợp với xu thế phát triển của một ngân hàng hiện đại, từng bước gia tăng tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu của ngân hàng.

- Xây dựng đội ngũ nhân viên chun nghiệp, tận tình, nhanh chóng và chu đáo. - Triển khai các sản phẩm dịch vụ khá đồng đều và khai thác tốt lợi thế về mạng lưới hoạt động bước đầu tạo dựng lòng tin cho khách hàng.

- Nhận thức rõ vai trò quan trọng của công nghệ trong quản lý rủi ro, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng, Sacombank đã xây dựng IT Roadmap dựa trên

định hướng chiến lược đến năm 2015, hướng đến năm 2020 dưới sự tư vấn của các

chun gia Cơng ty Tài chính Quốc tế. Đây là cột mốc quan trọng nhằm tạo tiền đề

để phát triển trong tương lai.

- Để chiếm lĩnh thị phần, Sacombank mở văn phòng đại diện tại Trung Quốc, chi nhánh tại Lào để khai thác tiềm năng còn bỏ ngỏ và nâng cao uy tín của mình trong khu vực.

- Chi phí đối với hoạt động quảng bá thương hiệu của Sacombank được tiết

kiệm nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả đề ra, ngày càng chuyên nghiệp hơn.

Năm 2008, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách “thắt chặt tiền tệ”, lạm phát tăng cao,… đã làm thu hẹp khoản thu nhập từ hoạt động tín dụng của các ngân

hàng. Điều này giải thích vì sao tỷ trọng thu từ dịch vụ phi tín dụng nâng lên trong

kết cấu thu nhập của các ngân hàng. Tuy nhiên, không thể phủ nhận kết quả đạt

được từ phía các ngân hàng khi thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng tăng nhanh nếu xét

về số tuyệt đối.

Nhìn chung, các ngân hàng trên đã nỗ lực xây dựng cho mình chiến lược kinh

doanh riêng để phù hợp với tình hình kinh tế thực tế và chiến lược này tỏ ra khá hợp lý khi tỷ trọng thu từ dịch vụ của các ngân hàng được cải thiện theo hướng nâng dần lên. Ngoài việc điều chỉnh kết cấu nguồn thu, các ngân hàng cịn tự làm mới mình thơng qua việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, hướng đến ngân hàng bán lẻ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ, … để phát triển bền vững.

K

KẾẾTT LULUẬNN CCHƯƠNƠNGG 11

Chương 1 của Luận văn đã khái quát những vấn đề cơ sở lý luận về dịch vụ

phi tín dụng của ngân hàng thương mại cũng như thu nhập và cơ cấu nguồn thu của

ngân hàng thương mại mà từ đó, chúng ta có một cách nhìn khái qt về hướng đi và phương cách thích hợp mà các ngân hàng lựa chọn để đảm bảo hiệu quả kinh

doanh cũng như đạt đến mức phát triển bền vững cho chính mình và góp phần tạo nên sự bình ổn thị trường tài chính của quốc gia.

Tuy nhiên, để chuyển dịch cơ cấu thu nhập dựa vào mở rộng hoạt động dịch

vụ phi tín dụng đạt hiệu quả, các ngân hàng cần nhận rõ tiềm lực của mình, thị hiếu

khách hàng, xu hướng phát triển của thị trường và kinh nghiệm từ các ngân hàng nước ngồi để có thể hồn thiện hơn hướng đi của mình.

C

CHƯƠNƠNGG 22 T

THHỰỰCC TTRRẠẠNNG GHOHOẠT TĐỘĐỘNNGG KIKINNHH DDOAOANNHH DỊDỊCCH H VVỤ P

PHHII TÍNN DDỤNNGG VÀ CƠ CẤCẤUU TTHHUU NNHẬHẬPP TTẠẠII NHNHNNo o& & P

PTTNNTT VVIIỆỆTT NNAAM-M-CCHHII NNHÁNHNH SSÀIÀI GÒNN 2.1. Giới thiệu chung

2.1.1. Sơ lược về vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đơng dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam.

Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện với tổng diện tích 2.095,01 km2.

Thành phố Hồ Chí Minh, phía bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh

Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại NHNo PTNT việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 25)