Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Sài Gòn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại NHNo PTNT việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 33 - 48)

2.1. Giới thiệu chung

2.1.2. Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Sài Gòn

Tiền thân của chi nhánh Sài Gòn là Sở giao dịch NHNo&PTNT II, được thành lập ngày 01/04/1991 theo quyết định số 61/NHNN-QĐ của Thống đốc NHNN Việt Nam và được đổi tên thành Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nơng thơn Sài Gịn, theo quyết định số 41/QĐ-HĐQT-TCCB, ngày 25/02/2002 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam. Là đơn vị được xếp hạng doanh nghiệp Nhà nước hạng I, trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nơng thơn Việt Nam. Đã được kiểm tốn hàng năm từ năm 1994 đến nay bởi công

ty kiểm tốn Quốc tế PWC và Ernest&Young. Hịa cùng nhịp độ phát triển của đất

nước, qua 20 năm xây dựng và trưởng thành; đặc biệt từ năm 2001 trở lại đây thực

hiện đề án phát triển hoạt động kinh doanh trên địa bàn đô thị loại I. Chi nhánh NHNo&PTNT Sài Gịn đã có những bước đi vững chắc trên con đường đổi mới

hoạt động, chuẩn bị hội nhập và đã gặt hái được những thành quả đáng mừng trên mọi phương diện, cụ thể là:

Về mạng lưới, ngồi Hội sở chúng tơi đã xây dựng được 8 chi nhánh cấp II tại địa bàn Thành phố như: Quận 1, Quận 3, Quận 6, Phú Nhuận, Phan Đình Phùng,

Trường Sơn, An Phú, Lý Thường Kiệt đến nay các chi nhánh này đã trưởng thành và được nâng cấp thành chi nhánh cấp I trực thuộc NHNo & PTNT Việt Nam. Hiện

nay, Agribank Sài Gịn có 5 phịng giao dịch trực thuộc ( PGD Số 1, PGD Số 2,

PGD Tân Định, PGD Trần Hưng Đạo , PGD Tơn Đức Thắng). Tại trụ sở chính của

chi nhánh Sài gịn hiện có 8 phịng nghiệp vụ với hơn 100 CBCNV với trình độ

chun mơn nghiệp vụ cao, giỏi một việc biết nhiều chuyên ngành khác, CBCNV có

đạo đức nghề nghiệp tốt, tác phong cách làm việc chuyên nghiệp. Chi nhánh hiện có

13 máy rút tiền tự động (ATM)/120 máy của hệ thống NHNo&PTNT trên địa bàn thành phố và có 28 điểm đặt máy chấp nhận thanh tóan thẻ (POS).

- Về cơng nghệ, Ngân hàng chúng tơi là một trong số ít chi nhánh đầu tiên đã áp dụng chương trình hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán theo tiêu chuẩn của Ngân hàng thế giới, nhằm cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hoàn hảo cho khách hàng.

- Về khách hàng, những năm qua số lượng khách hàng có quan hệ giao dịch với chi nhánh không ngừng tăng lên, đến nay chi nhánh có trên 100 ngàn khách hàng có quan hệ giao dịch tiền gửi, thanh tốn; trong đó trên 70 ngàn khách hàng sử dụng thẻ và trên 1.000 khách hàng Doanh nghiệp có quan hệ tiền gửi, tiền vay và

thanh tốn. Trong đó có nhiều Tập đồn, Tổng công ty, công ty lớn . . .

Từ năm 2001 đến nay họat động kinh doanh của chúng tơi đã có bước tăng

trưởng khá. Nguồn vốn tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 40%, dư nợ tăng trưởng

Họat động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngọai tệ tăng trưởng bình quân hàng

năm trên 20%, chi nhánh đã có quan hệ thanh tốn với trên 100 quốc gia và vùng

lãnh thổ; uy tín vị thế của Chi nhánh trên địa bàn đối với các đối tác và khách hàng tiếp tục được nâng cao. Với sự cố gắng liên tục của tập thể CBCNV, Chi nhánh đã

được Thống đốc NHNN và Chính phủ tặng nhiều bằng khen, đúng dịp kỷ niệm 15 năm ngày thành lập (01/04/1991 – 01/04/2006) Agribank Sài Gòn đã vinh dự được

Đảng và Nhà nước tặng phần thưởng cao quý: Huân chương lao động hạng III.

Chi nhánh NHNo&PTNT Sài Gòn đang thực hiện tất cả các sản phẩm, dịch

vụ hiện có của một ngân hàng hiện đại; với đội ngũ cán bộ nhân viên năng động, sáng tạo, tinh thông nghiệp vụ, luôn tận tâm, nhiệt thành phục vụ khách hàng trên các lĩnh vực sau:

+ Nhận các loại tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu bằng VND và ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế và cá nhân với lãi suất linh hoạt, hấp dẫn. Tiền gửi của các thành phần kinh tế được bảo hiểm theo qui định của Nhà nước.

+ Thực hiện đồng tài trợ bằng VND, USD các dự án, chương trình kinh tế lớn với tư cách là ngân hàng đầu mối hoặc ngân hàng thành viên với thủ tục thuận lợi nhất, hoàn thành nhanh nhất.

+ Cho vay các thành phần kinh tế theo lãi suất thỏa thuận với các loại hình cho

vay đa dạng: ngắn hạn, trung, dài hạn bằng VND và các ngoại tệ mạnh. Cho vay cá nhân,

hộ gia đình có bảo đảm bằng tài sản, cho vay tiêu dùng, cho vay du học sinh…

+ Phát hành thẻ ghi nợ nội địa, thẻ liên kết sinh viên, thẻ lập nghiệp, thẻ Visa, thẻ Master ...

+ Bảo lãnh ngân hàng: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh đối ứng.

+ Chiết khấu các loại chứng từ có giá với mức phí thấp nhất.

+ Thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, chuyển tiền bằng hệ thống SWIFT với 1.001 Ngân hàng Đại lý tại 109 nước và vùng lãnh thổ ở các châu lục trên thế giới bảo đảm nhánh chóng, an tồn, chi phí thấp.

+ Chuyển tiền nhanh chóng trong và ngoài nước với hơn 2.200 điểm giao dịch của NHNo & PTNT Việt nam trên toàn quốc, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, chuyển tiền du học sinh, kiều hối.

+ Mua bán trao ngay và có kỳ hạn các loại ngoại tệ. + Thanh tốn thẻ Visa, Master, JCB, CUP . . .

+ Cung cấp dịch vụ kiểm ngân tại chỗ, dịch vụ thu hộ, chi hộ theo yêu cầu của khách hàng.

+ Dịch vụ rút tiền tự động 24/24 (ATM).

+ Dịch vụ Home Banking, Phone Banking, Internet Banking, Mobile Banking . . . + Thực hiện các dịch vụ Ngân hàng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam và NHNo & PTNT Việt Nam.

2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ phi tín dụng tại Agribank Sài Gịn giai đoạn 2006-2010

2.2.1 Kinh doanh ngoại tệ :

* Doanh số hoạt động

Bảng 2.1: Doanh số mua bán ngoại tệ của Agribank Sài Gòn (2006 – 2010)

Đơn vị: triệu USD

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng doanh số 610.5 1,288.3 1.059 563.7 312.2

Doanh số mua ngoại tệ 315.5 644 501 282 156.2

Doanh số bán ngoại tệ 305 644.3 558 281.7 156

(Nguồn: Agribank Sài Gòn)

Thời gian qua, Agribank Sài Gòn đã theo sát diễn biến của thị trường ngoại hối trong nước và quốc tế để có những điều chỉnh tỷ giá phù hợp đảm bảo cho hoạt

động kinh doanh ngoại hối diễn ra khá tốt. Nhìn chung, doanh số mua bán ngoại tệ hàng năm có xu hướng giảm nhưng chi nhánh vẫn đáp ứng đủ nhu cầu của khách

hàng về ngoại tệ.

Doanh số mua bán ngoại tệ của chi nhánh giảm mạnh từ năm 2007 đến nay. Những năm gầy đây, hoạt động kinh doanh ngoại tệ gặp nhiều khó khăn do vấp phải sự cạnh tranh ngày càng lớn giữa những ngân hàng có nhiều ưu đãi về tỷ giá, thủ tục

đơn giản – thơng thống, thời gian xử lý hồ sơ ngắn, … làm cho lượng lớn khách

đang hoạt động mua bán ngoại hối tại Agribank Sài Gịn chuyển sang những ngân

hàng khác. Chính vì vậy, doanh số mua – bán ngoại tệ tại Agribank Sài Gòn từ năm

2007 đến nay đã sụt giảm nhanh chóng.

Nhìn chung, với nỗ lực của chi nhánh và sự hỗ trợ của Agribank Việt Nam,

chi nhánh đã đáp ứng kịp thời nhu cầu hợp lý về ngoại tệ để thanh toán hàng nhập

khẩu cho các doanh nghiệp trên địa bàn trong thời gian qua. Tuy vậy, chi nhánh vẫn không giữ được thị phần trong hoạt động kinh doanh này.

* Cơ cấu mua bán

Theo quy định của Agribank Việt Nam, chi nhánh chỉ được thực hiện các

giao dịch kinh doanh ngoại hối đối với các khách hàng là doanh nghiệp, và mua bán với Agribank Việt Nam. Vì thế, chi nhánh không được phép thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại hối trên thị trường ngoại hối quốc tế. Đây cũng là một thiệt thòi cho chi nhánh trong nỗ lực tăng thu từ hoạt động này.

Phần lớn các giao dịch mua bán ngoại hối của chi nhánh tập trung vào các khách hàng lớn truyền thống. Các doanh nghiệp xuất khẩu cao su, lương thực, thủy sản… thường bán ngoại tệ cho ngân hàng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình

Thực tế, chi nhánh chỉ mới phát sinh nghiệp vụ mua bán giao ngay (spot), Forward mà không thực hiện các nghiệp vụ Option, Future… theo nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, chính sách giá cả cũng gây khó khăn cho chi nhánh trong việc tiếp cận các giao dịch về ngoại hối với khách hàng.

Trước năm 2008, khi các chi nhánh cấp 2 chưa được tách ra thành các chi

nhánh độc lập với chi nhánh Sài Gòn, doanh số mua bán ngoại tệ khá cao. Từ năm

2008 trở đi, khi các chi nhánh cấp 2 nâng cấp thành chi nhánh cấp 1 nên nguồn cung ngoại tệ năm 2008 sụt giảm, khối lượng ngoại tệ mà chi nhánh bán cho khách

hàng cũng giảm theo nên hoạt động kinh doanh ngoại hối thời gian gần đây của chi

nhánh đã thật sự suy giảm nhiều so với giai đoạn 2007 – 2008 mặc dù nhận được sự

hỗ trợ từ Agribank Việt Nam. * Thị phần hoạt động

Hoạt động kinh doanh ngoại hối của Agribank Sài Gòn chiếm một tỷ trọng đáng kể trong hệ thống. Tuy nhiên, nhờ vào lượng ngoại tệ mà Tập đồn cơng

nghiệp cao su và Tổng Công ty Dầu cung cấp, chi nhánh đã thực hiện bán cho

Agribank Việt Nam nhằm điều phối quỹ ngoại hối trong hệ thống. Vì thế, đây cũng là sự đóng góp khơng nhỏ vào hoạt động kinh doanh của hệ thống nói chung và chi nhánh nói riêng.

Bảng 2.2: Thị phần hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Agribank Sài Gịn so với tồn hệ thống (giai đoạn 2006 – 2010)

Đơn vị tính :Triệu USD

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Doanh số mua bán ngoại tệ của Agribank Sài Gòn

610.5 1,288.3 1.059 563.7 312.2

Doanh số mua bán ngoại tệ của Agribank Việt Nam

10.800 12.563 26.102 11.997,5 10.970,3

Thị phần so với hệ thống NHNo Việt Nam

5.65% 10.25% 4.06% 4.7% 2.85%

(Nguồn: Agribank VN, Agribank Sài Gòn)

Từ năm 2006 trở đi, doanh số mua bán ngoại tệ của chi nhánh bị thu hẹp dần mà nguyên nhân chủ yếu vẫn là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các chi nhánh ngân hàng cũng như việc chậm triển khai mở rộng các nghiệp vụ phái sinh tiền tệ để đáp ứng nhu cầu thanh toán cũng như hạn chế rủi ro tỷ giá cho khách hàng.

Hình 2.1

Lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ của Agribank Sài Gòn

(2006-2010) 1,605 3,893 21,915 39,328 8,967 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 2006 2007 2008 2009 2010 Năm tr iệ u đ n g

Lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ của Agribank Sài Gòn

(2006-2010) 1,605 3,893 21,915 39,328 8,967 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 2006 2007 2008 2009 2010 Năm tr iệ u đ n g

(Nguồn: Agribank Sài Gòn)

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của chi nhánh tăng chậm trong

các năm 2006 – 2007 nhưng tăng mạnh vào năm 2008, 2009 chứng tỏ hiệu quả kinh

doanh ngoại tệ đã được cải thiện đáng kể. Năm 2007, chi nhánh chấp nhận thu hẹp lợi nhuận để chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp và duy trì thị trường nên có những thời điểm, tỷ giá mua – bán là như nhau. Riêng năm 2008, 2009 mặc dù diễn biến tình hình kinh tế – xã hội trên thế giới và tại Việt Nam khá phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro nhưng chi nhánh vẫn đạt được kết quả cao trong kinh doanh ngoại hối.

Đây là đóng góp vơ cùng quan trọng trong việc giảm dần sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng, hỗ trợ cho hoạt động dịch vụ phi tín dụng phát triển nhằm nâng cao

nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng tại Agribank Sài Gịn.

2.2.2. Thanh tốn quốc tế:

Khơng thể khơng kể đến hoạt động thanh tốn xuất nhập khẩu vì đây là một

trong những hoạt động dịch vụ truyền thống chủ đạo mang lại nguồn thu lớn cho Agribank Sài Gòn.

Bảng 2.3: Doanh số TTQT của Agribank Sài Gòn giai đoạn 2006 -2010

Đơn vị: triệu USD

Chỉ tiều 2006 2007 2008 2009 2010

Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu

618.7 651.4 852.6 385.3 434.4

Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu

849.9 781.1 573.8 172.3 172.3

(Nguồn: Agribank Sài Gịn)

Thanh tốn xuất khẩu

Năm 2008, doanh số thanh toán hàng xuất tăng 1.3 lần so với năm 2007 nhưng những năm sau đó lại có xu hướng giảm. Sự suy giảm này chủ yếu do khối lượng và giá trị hàng xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực bị chững lại do

những khó khăn khách quan như: diện tích bị giới hạn, điều kiện tự nhiên thay đổi, các yêu cầu về môi trường sinh thái, các quy chuẩn về chất lượng sản phẩm,…

Đồng thời chi nhánh phải đối mặt với sự cạnh tranh từ phía các NHTM

khác, lạm phát tăng nhanh làm chi phí lãi vay tăng cao trong 6 tháng cuối năm

2008. Đầu năm 2009 đã làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn khi

khơng tiếp cận được với nguồn vốn vay của ngân hàng dẫn đến doanh số thanh

toán hàng xuất năm 2009 giảm.

Thanh toán nhập khẩu

Cùng xu hướng với doanh số hàng xuất doanh số nhập khẩu giảm dần qua

các năm do một số khách hàng không đủ khả năng tài chính để ký quỹ 100% khi

mở L/C hoặc do hạn mức mở L/C của một số khách hàng không đáp ứng đủ nhu

cầu nhập khẩu nên đã hợp tác với các ngân hàng khác với những điều kiện tài

chính thơng thống hơn. Hơn nữa, mức phí khá cứng nhắc, ít linh động cũng là

Bảng 2.4: Thu nhập từ hoạt động TTQT của Agribank Sài Gòn (2006-2010)

Đơn vị: triệu đồng

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Thu từ hoạt động thanh toán quốc tế

2.095 3.577 4.259 4.365 5.016

Tỷ trọng so với tổng thu phi tín dụng

24% 23% 15% 21% 30%

(Nguồn: Agribank Sài Gòn)

Thu nhập từ hoạt động thanh toán quốc tế chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn thu ngồi tín dụng của chi nhánh. Điều này chứng tỏ hoạt động thanh toán quốc tế là hoạt động thế mạnh của Agribank Sài Gòn, cần được tiếp tục đẩy mạnh phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Mặc dù tỷ trọng nguồn thu từ hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh khá cao trong tổng nguồn thu phi tín dụng, nhưng so với các NHTM khác trên địa bàn như VCB, Eximbank, ACB, Sacombank …thì nguồn thu từ dịch vụ TTQT tại chi nhánh vẫn còn ở mức thấp. Chính vì vậy trong thời gian tới, chi nhánh cần có những chính sách và hướng đi thích hợp hơn trong hoạt

động TTQT để thu hút thêm khách hàng để tăng nguồn thu dịch vụ cho chi nhánh.

2.2.3. Thanh toán trong nước

Để phục vụ cho cơng tác thanh tốn, chuyển tiền Agribank Việt Nam đã

không ngừng triển khai và áp dụng các chương trình cơng nghệ mới như: chương trình Kore Bank; thanh tốn điện tử liên ngân hàng; thanh toán song phương; hạch

toán chuyển tiền trong nước tập trung để đáp ứng yêu cầu thanh toán chuyển tiền nhanh chóng, tiện lợi của khách hàng, phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

Số lượng và chất lượng dịch vụ chuyển tiền ngày càng cao, trung bình mỗi ngày. Agribank Sài Gịn thực hiện hơn 2000 giao dịch thanh toán điện tử liên ngân hàng và thanh toán bù trừ qua NHNN với giá trị thanh tốn bình qn là 40 tỷ đồng, hơn 4.500 lệnh đi – đến trong hệ thống ứng với giá trị giao dịch bình quân hơn 1000 tỷ đồng /ngày. Số lượng giao dịch cũng như giá trị thanh toán tăng dần qua các năm.

Bảng 2.5: Tình hình hoạt động thanh tốn trong nước của Agribank Sài Gịn giai đoạn 2006-2010

Đơn vị tính :tỷ đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Số món chuyển tiền đi 446.046 978.230 990.508 881.002 1.279.078

Số món chuyển tiền đến 565.101 1.031.571 889.125 980.447 1.274.282

Doanh số chuyển tiền đi 82.949 123.042 314.881 154.184 152.398

Doanh số chuyển tiền đến 83.152 123.855 315.452 154.281 152.280

Số món giao dịch bình

qn ngày 3.758 7.471 6.987 6.919 9.492

Giá trị giao dịch bình

quân ngày 617 918 2.343 1.146 1.132

(Nguồn: Agribank Sài Gòn)

Là chi nhánh đầu mối thanh tốn của hệ thống ngân hàng Nơng nghiệp trên địa bàn TPHCM nên hoạt động thanh toán tại Agribank Sài Gòn tăng đều qua các năm, chỉ riêng năm 2009, tổng khối lượng và giá trị các giao dịch giảm do sự suy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại NHNo PTNT việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 33 - 48)