● Rủi ro khi chấp nhận thanh tốn hàng hóa, dịch vụ qua thư, điện thoại:
Trên cơ sở thông tin về thẻ mà khách hàng cung cấp (số thẻ, ngày hiệu lực, họ tên chủ thẻ). Trong trường hợp chủ thẻ thật không phải là người đặt mua hàng hố, dịch vụ thì ĐVCNT sẽ bị ngân hàng thanh toán từ chối thanh toán cho giao dịch đó. Như vậy, trường hợp này dễ dẫn đến rủi ro cho ĐVCNT hoặc ngân hàng thanh toán.
● Rủi ro về đạo đức: Nhân viên của ĐVCNT cố tình in ra nhiều bộ hoá đơn
thanh toán thẻ nhưng chỉ giao một bộ cho khách hàng, các hố đơn cịn lại sẽ được giả mạo chữ ký của khách hàng. Sau đó đưa đến ngân hàng thanh toán để yêu cầu ngân hàng chi trả. Thiệt hại của rủi ro này có thể làm ảnh hưởng đến ĐVCNT hoặc ngân hàng phát hành. ĐVCNT tự ý chấp nhận thanh toán nhiều giao dịch vượt mức với tỷ lệ nhỏ mà không xin cấp phép hoặc xin cấp phép mà bị từ chối nhưng vẫn chấp nhận thanh tốn do quan niệm sai rằng mình chỉ chịu trách nhiệm ở phần vượt hạn mức. Thực tế, ngân hàng sẽ từ chối thanh tốn tồn bộ thương vụ chứ không phải chỉ phần vượt hạn mức.
● Thẻ hết hiệu lực mà ĐVCNT không phát hiện ra …
1.1.5.4. Đối với chủ thẻ:
● Thẻ bị mất cắp, thất lạc và thẻ bị sử dụng trước khi chủ thẻ kịp thời thông báo cho ngân hàng phát hành để có biện pháp hạn chế sử dụng hoặc thu hồi thẻ.
● Nhân viên của ĐVCNT sau khi nhận thẻ từ tay khách hàng và tính tiền, sẽ lén quét thẻ qua 1 cái máy nhỏ (như máy tính cầm tay) mà khách hàng khơng hề hay biết. Sau đó, người nhân viên này đưa máy đó cho các cá nhân, tổ chức tội
phạm quốc tế để làm thẻ giả.
Tóm lại, song song với những lợi ích mà dịch vụ thẻ mang lại cho chủ thẻ, ngân hàng, đơn vị chấp nhận thẻ thì vẫn có nhiều rủi ro và nguy cơ rủi ro. Để đề phòng và hạn chế rủi ro, ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ phải thực hiện đầy đủ và đúng như qui trình, chế độ phát hành và thanh toán thẻ. Các qui định này được các ngân hàng ban hành dựa trên nguyên tắc tiêu chuẩn của các Tổ chức thẻ quốc tế, qui định của mỗi quốc gia và tình hình thực tế ở từng ngân hàng. Ngồi ra, khi đã là thành viên chính thức của một tổ chức thẻ quốc tế, các ngân hàng có điều kiện tham gia vào hệ thống xử lý, trao đổi thông tin và quản lý rủi ro trên phạm vi toàn cầu thông qua một hệ thống mạng trực tuyến hoạt động có hiệu quả. Đó là chưa kể đến các chương trình tập huấn, dịch vụ hỗ trợ, đào tạo nghiệp vụ mà Tổ chức thẻ quốc tế thực hiện đối với các thành viên của mình. Tuy nhiên, vấn đề cốt yếu vẫn là ở quan điểm, nhận thức của từng ngân hàng trong việc phịng ngừa và hạn chế rủi ro.
● Về phía ngân hàng:
● Tuân thủ các qui định và tham gia chương trình quản lý rủi ro của các tổ chức thẻ quốc tế.
● Sử dụng các biện pháp kỹ thuật và nghiệp vụ phù hợp để phòng ngừa rủi ro cho tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ.
● Tuân thủ các qui định về cho vay phát hành thẻ: thế chấp, bảo lãnh, cầm cố.
● Thực hiện việc thẩm định khách hàng và ĐVCNT chính xác.
● Phối hợp giữa các ngân hàng trong trao đổi, xử lý thông tin về thẻ.
● Phối hợp với các cơ quan phát luật trong nước, quốc tế trong phòng chống tội phạm giả mạo thẻ.
● Về phía chủ thẻ:
● Tuân thủ các qui định trong hợp đồng sử dụng thẻ.
● Nắm vững cách sử dụng thẻ, lưu hóa đơn, thanh tốn sao kê, thủ tục khiếu nại, tranh chấp.
● Thực hiện tốt việc bảo mật thẻ, liên hệ ngay với ngân hàng phát hành khi có mất mát, thất lạc thẻ hay thay đổi về địa chỉ liên lạc.
● Về phía đơn vị chấp nhận thẻ:
● Tuân thủ các quy định về chấp nhận, thanh toán thẻ của ngân hàng.
● Nắm vững cách phân biệt thẻ thật, giả, cách sử dụng danh sách thẻ cấm lưu hành, thủ tục thanh toán với ngân hàng.
● Thực hiện quy định về tra soát, khiếu nại, tranh chấp.
● Quản lý, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên.