Khái quát sự phát triển thẻ thanh toán trên thế giới:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại vietcombank chi nhánh hồ chí minh (Trang 109 - 116)

Khu vực Châu Mỹ Latinh: Bao gồm những nước phát triển và những nước

nông nghiệp lạc hậu nên khu vực này có sự phát triển khơng đồng đều, cơ sở hạ tầng nhìn chung là kém, sự phát triển trong hoạt động thẻ tại mỗi quốc gia vì thế cũng khơng đồng đều. Đến đầu thập niên 90, nền kinh tế mới bắt đầu ổn định và có sự đầu tư từ nước ngồi. Điều này mở ra 1 thị trường thẻ thanh toán mới đầy hấp dẫn. Đây cũng là thị trường tăng trưởng nhanh nhất của Mastercard kể từ thập niên 80 và hiện nay Mastercard đang dẫn đầu thị trường này trong lĩnh vực thẻ thanh tốn. Trong khi đó, thẻ Amex tấn cơng vào thị trường thẻ du lịch, và thẻ Diners Club thì đang suy yếu so với thập niên trước.

* Ở Mỹ: Mỹ là nơi khai sinh, đồng thời là nơi mà hoạt động thanh tốn phát

triển nhất vì Mỹ có một thị trường hồn hảo cho việc phát triển thẻ thanh toán. Luật pháp Mỹ có những quy định và chế tài hết sức rõ ràng và chặt chẽ cho hoạt động thẻ. Tội làm giả mạo thẻ và tiến hành các giao dịch giả mạo có liên quan đến thẻ được điều chỉnh theo luật tín dụng tiêu dùng. Người Mỹ từ lâu đã hình thành thói quen giao dịch sử dụng các tiện ích của ngân hàng, dịch vụ ATM dường như có mặt khắp nơi ở Mỹ. Thêm vào đó, một hệ thống ngân hàng phát triển lâu đời và hết sức năng động theo đúng phong cách Mỹ là điều kiện lý tưởng cho ngành kinh doanh thẻ. Gần như tất cả các ngân hàng ở Mỹ đều cung cấp dịch vụ thẻ thanh toán, MASTERCARD và VISA cho biết có

trong hai loại thẻ nói trên. Số khách hàng sử dụng thẻ thanh toán ngày càng gia tăng đáng kể trong thời gian gần đây và hiện lên tới con số 750 triệu thẻ.

Tuy nhiên, ở nước này dường như đã bảo hồ về thẻ tín dụng do đó có sự cạnh tranh và phân chia thị trường khá khốc liệt. Trong nhiều năm qua, Visa đã cạnh tranh trực tiếp với Amex trên thị trường thẻ cao cấp. Sự cố gắng mở rộng cơ sở hạ tầng của mìnhh trong khi vẫn giữ uy tín, Amex lần nữa tập trung vào thị trường thẻ cao cấp truyền thống bằng cách cung cấp thêm sản phẩm mới là Optima – loại thẻ tín dụng tuần hồn. Lúc đầu nó được tiếp thị chỉ cho những người đang nắm giữ thẻ Amex, bây giờ nó được tiếp thị như 1 sản phẩm riêng lẻ.

Discover Card tham gia thị trường thẻ tín dụng của Mỹ năm 1986. Nó được chấp nhận tại hơn 1,8 triệu điểm thanh tốn, khơng có phí hắng năm mà chỉ thu 1% trên việc mua sắm của những người trẻ tuổi. Như vậy, Discover Card trực tiếp cạnh tranh với Master Caed về giá cả, khách hàng.

JCB là loại thẻ hàng đầu của Nhật và là nhà cạnh tranh đáng gờm trên khắp thế giới và đang tiếp tục mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ ở Mỹ.

Châu Âu: là thị trường lý tưởng cho các tổ chức hoạt động và phát triển.

Người dân khu vực này sử dụng thẻ do sự tiện lợi của nó nhiều hơn là vì được cấp tín dụng (ngoại trừ Anh và Tây Ban Nha). Hầu hết các thẻ thanh toán ở Châu Âu đều là thẻ ghi nợ ngay hay có gia hạn, gắn liền với số dư trên tài khoản tiền gửi. Và phương tiện thanh toán mạnh nhất ở đây là check (Eurocheck) có chức năng như check thơng thường. Bên cạnh đó, phương tiện thanh tốn thẻ cũng ngày càng phát triển. Thẻ được xem như là phương thức

thanh toán của tần lớp thượng lưu. Thẻ MasterCard đến với Châu Âu thông qua sự hợp tác giữa MasterCard và Euro International, thành lập công ty với hệ thống EPSNET có thể giải quyết các giao dịch thanh toán thẻ ở Châu Âu.

Thị trường thanh toán ở Châu Âu được phân đoạn theo cách thanh toán:

+ Thị trường thanh toán trước có các sản phẩm như Check du lịch Châu Âu chiếm khoản 40% thị trường thanh toán.

+ Thị trường thanh tốn ngay có các sản phẩm như Euro cheque, EDC (European Debit Card), Maestro rút tiền bằng máy ATM.

+ Thị trường trả chậm chủ yếu là EuroCard, MasterCard là loại thẻ cao cấp và những thẻ mang tính cạnh tranh trực tiếp với American Express (Amex). Bất chấp mạng lưới chấp nhận thẻ nhỏ hơn rất nhiếu của mình, thẻ Amex vẫn được mốt số lớn dân Châu Âu chấp nhận, Dinner Club thì bị tụt lại phía sau nhưng nó lại có được số lượng đông khách hàng và mạng lưới chấp nhận thẻ ở Na Uy. JCB đang cố hiện diện với số lượng thẻ và số lượng đơn vị chấp nhận thẻ khiêm tốn nhưg nó đang tìm cách khuyến mãi với mưc lãi suất hấp dẫn.

Châu Âu với đặc điểm là khu vực bao gồm đa số các nước tư bản phát triển, người dân đã quen với việc sử dụng Séc để thanh tốn tiền hàng hóa-dịch vụ. Như vậy, kinh nghiệm chung rút ra là phát triển thị trường thẻ thanh tốn theo hướng phát hành đa dạng hóa các loại thẻ thanh toán.

* Ở Anh: Quan tâm đến các tiện ích của chủ thẻ là chiến lược kinh doanh của

các ngân hàng Anh quốc. Thông thường, mỗi ngân hàng Anh quốc đều tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng một số loại thẻ khác nhau với dịch vụ, lệ phí khác

nhau nhưng mỗi loại đều cho phép chủ thẻ được sử dụng một khoản tín dụng miễn phí trong thời hạn dưới 8 tuần lễ. Hai loại thẻ MASTERCARD, VISA đem lại cho người sử dụng thẻ nhiều tiện ích nhất. Với thẻ VISA loại vàng, mức bảo hiểm tai nạn du lịch là 75 nghìn bảng. Ngồi ra, chủ sở hữu 2 loại thẻ này còn được hưởng một số ưu đãi: được chuyển đổi thẻ ngay lập tức khi ra nước ngoài, được trợ giúp về y tế, pháp lý khi cần thiết.

Tóm lại, Anh là một nước có thị trường thẻ tín dụng đa năng, biểu hiện đặc trưng cho mức phát triển cao của dịch vụ thẻ

* Ở Canada : Canada là một trong những thị trường mạnh nhất trên thế giới

của thẻ tín dụng. Tại đây, khách hàng khá trung thành với ngân hàng của mình nên thường chỉ chấp nhận thanh toán thẻ của hiệp hội. Tại thị trường này, VISA hoạt động vượt trội hẳn so với MASTER. AMEX và DINNERS CLUB cũng có mặt với hai mục tiêu chính là lĩnh vực hàng không và du lịch.

Đối với thị trường Canada, thế mạnh là thẻ Visa và thẻ ghi nợ vì hầu như người dân nào cũng có tài khản ở ngân hàng. Tuy nhiên, kinh nghiệm quan trọng rút ra từ thị trường này là không phát hành thẻ cho những người khơng có nhu cầu về thẻ thanh tốn thực sự. Có nghĩa là nếu thẻ thanh tốn được phát hành ra nhưng không được sử dụng trong một khoản thời gian nhất định sẽ bị ngân hàng thu hồi. Có như vậy, ngân hàng mới giảm được các chi phí quản lý không cần thiết.

Trung Đông và Châu Phi: nổi tiếng về du lịch nên là khu vực tốt để phát triển

kinh doanh thẻ. Các loại thẻ chính được phát triển ở đây là MasterCard, Visa và Amex. Mạng lưới ATM ở đây cũng phát triển khá mạnh, chủ yếu là ở Nam Phi và Trung Đông. Nam Phi là thị trường lớn nhất của Mastercard ở khu vực

này. Tiếp theo là Trung Đông với lượng thẻ thanh toán được phát hành ở hơn 10 quốc gia.

Kinh nghiệm quan trọng rút ra được từ khu vực này là không nên lắp đặt máy ATM ở khắp nơi gây lãng phí mà chỉ nên tập trung ở những khu du lịch nổi tiếng, có nhiều khách nước nhồi tham quan vì hiện khu vực này cịn khá nhiều người dân chưa quen sử dụng thẻ thanh toán tiền mua hàng hóa-dịch vụ khi đời sống vật chất của họ cịn rất khó khăn, nghèo đói, trình độ dân trí còn rất hạn chế.

Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương:

Đây là khu vực có tính năng động vào bậc nhất trên thế giới, hơn ba thập kỉ qua luôn là nơi tập trung các hoạt động kinh tế sôi động của thế giới. Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia ( trừ Mỹ và một số nước ) đều là các nước đang hoặc mới phát triển. Do đó, Châu á - Thái Bình Dương ln được ví như một thị trường chưa khai phá đối với tất cả các loại hình dịch vụ ngân hàng. Hầu như tất cả mọi đánh giá về triển vọng phát triển thẻ thanh toán ở khu vực này chỉ mới dừng lại ở mức dự báo, nhưng những gì đã và đang diễn ra luôn cho thấy một tiềm năng to lớn của khu vực này.

* Trung Quốc: là một trường hợp điển hình. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế

trong gần hai thập kỉ qua luôn ở mức cao, đây là một thị trường đầy hứa hẹn với bất cứ một loại hình kinh doanh nào. Mơi trường phát triển thẻ của Trung quốc cũng như nhiều nước trong khu vực được nhìn nhận là có tiềm năng nhưng có một điểm bất lợi là chưa có một bộ khung pháp lý đầy đủ, có sự chồng chéo trong việc vận dụng các bộ luật khi có tranh chấp phát sinh. Một khó khăn lớn nữa là

nên nền kinh tế nước này có những biến động khơng nhỏ. Chính vì vậy, việc phát triển thẻ thanh tốn ở thị trường này cịn gặp nhiều khó khăn.

Trung quốc hiện là một thị trường của gần 28 triệu thẻ tín dụng trong đó thị phần của MASTERCARD là 58,7%, của VISA là 23,9%. Các tổ chức thẻ quốc tế và các ngân hàng hiện vẫn đang tập trung nỗ lực khai phá thị trường đầy hứa hẹn này.

Kinh nghiệm rút ra từ khu vực này là đây là khu vực mà nhiều quốc gia có dân cư thu nhập ở mức trung bình cho nên thế mạnh chủ yếu là khai thác thẻ tín dụng, đặc biệt là thẻ tín dụng có hạn mức tín dụng thấp. Mặt khác do những hạn chế về khung pháp lý cũng như cơ sở hạ tầng của hệ thống ngân hàng còn yếu kém nên khi mở rộng thị trường thẻ thanh toán cần thật thận trọng, tránh nóng vội muốn phát triển nhanh thị trường dễ đưa đến những kẽ hở để tội phạm, lừa đảo thẻ lợi dụng.

* Ở Singapore: Với dân số hơn 4 triệu người, Singapore ngày nay được xem

là một trong những quốc gia có thu nhập quốc dân tính trên đầu người cao nhất thế giới (từ năm 1965, tốc độ phát triển GDP bình quân đạt 8% ). Và mặc dù Chính phủ khuyến khích mạnh mẽ người dân khơng dùng thẻ thanh tốn để đưa Singpaore trở thành một quốc gia không dùng tiền mặt nhưng Singapore vẫn là một trong những quốc gia với nhiều qui định nghiêm ngặt tại Câu Á về việc phát hành thẻ Tín dụng. Cơ quan tiền tệ của Singapore (MAS – Monetary Authority of Singapore) giới hạn việc phát hành thẻ tín dụng cho cá nhân ( cơng dân phải từ 21 tuổi trở lên và có thu nhập trên 30.000 đô-la Singapore/năm mới được phát hành thẻ)

Năm 1997, khủng hoảng tài chính, tiền tệ xảy ra trong toàn khu vực, sức mua trong nước giảm 3%. Và khi đó, chính phủ đã khuyến khích người dân mua hàng trả chậm qua ngân hàng. Vì vậy thanh tốn bằng thẻ tín dụng đã tăng lên hơn 8% trong đầu quý 4/1999.

Đối với việc phát triển thẻ ghi nợ: vào đầu những năm 1980, mạng chuyển tiền điện tử (NETS – Networrk for Electric Transfer) được thiết lập như 1 phần nổ lực của Chính phủ nhằm thực hiện mục tiêu đưa Singapore trở thành quốc gia không dùng tiền mặt, đồng thời để quản lý hệ thống máy ATM và hệ thống thanh tốn (báo có) tại chỗ (EFTPOS – Electronic Funds Transfwr Point of Sale). Nhờ đó, quốc gia này đã phát hành được hơn 3 triệu thẻ ghi nợ được chấp nhận thanh toán tại hơn 10.000 ĐVCNT.

Với kinh nghiệm trong lĩnh vực thẻ ghi nợ, NETS đang tập trung phát triển loại hình thương mại điện tử cho cả hai loại thẻ rút tiền và thẻ ghi nợ. Với loại hình giao dịch này, chủ thẻ đang ngồi ở bất cứ nơi đâu để thực hiện giao dịch mua bán, chỉ cần cung cấp thông tin về thẻ qua điện thoại (hoặc fax). Loại giao dịch này bao gồm việc chứng thực kỹ thuật số và được sử dụng cho các giao dịch trên mạng tại Commerce Exchange (một liên doanh giữa Tổ chức Visa quốc tế và cơ quan máy tính quốc gia Singapore – NBC, Singapore’s National Computer Board– và nhiều đối tác khác). Kết quả: tổng doanh thu qua trương mại điện tử tại Châu Á (trừ Nhật Bản) ước tính tăng từ 130 triệu USD vào năm 1997 lên đền 16 tỷ USD trong năm 2001. Và có thể nói Singapore đã đóng góp một số không nhỏ vào khoảng tiền khổng lồ này.Đối với thẻ Tín dụng: mặc dù cơ quan tiền tệ của Singapore (MAS) hạn chế việc phát hành đối với loại thẻ này nhưng tron g

những năm gần đây, số lượng thẻ tín dụng được phát hành vẫn tăng đều đặn. Đến nay, tổng số thẻ đã phát hành tại Singapore là 2 triệu thẻ, trong đó người ta ước tính trung bình mỗi người dân Singapore (đáp ứng đủ điều kiện phát hành thẻ) sử dụng đến 3 thẻ tín dụng.

Ngồi ra, nhằm đưa Singapore thành một quốc gia thông minh, gần đây chính phủ Singapore đã phát triển chương trình “Singapore’s national e-purse” (chương trình chiếc ví điện tử quốc gia). Với chương trình này, Singapore phát hành thẻ “Cash Card” được chấp nhận thanh tốn trên tồn lãnh thỗ Singapore tại tất cả các loại hình dịch vụ: cửa hàng bách hoá, nhà hàng thức ăn nhanh, siêu thị, bưu điện, trạm xăng, thanh toán cước điện thoại, phí giao thơng …

Những nỗ lực lớn như vậy của chính phủ Singapore trong suốt thời gian qua đã mang lại những kết quả hết sức to lớn. Ước tính chỉ riêng thẻ nội địa đã có đến khoảng 1 triệu thẻ trong năm 2000.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại vietcombank chi nhánh hồ chí minh (Trang 109 - 116)