Thực trạng phát triển thẻ thanh toán tại Vietcombank HCM:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại vietcombank chi nhánh hồ chí minh (Trang 48 - 54)

1. Thực trạng hoạt động và phát triển thẻ thanh toán tại Vietcombank HCM: HCM:

2.3.1.1. Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ ghi nợ:

Từ năm 2005 đến năm 2007, số lượng thẻ ghi nợ được phát hành của Vietcombank HCM liên tục tăng do Vietcombank HCM nằm ngay trung tâm kinh tế, thương mại của thành phố Hồ Chí Minh với mật độ tập trung dân cư và doanh nghiệp cao. Và giai đoạn này Vietcombank vẫn là một trong những ngân hàng đang dẫn đầu toàn ngành trong lĩnh vực thẻ ghi nợ, các ngân hàng thương mại khác chỉ vừa bước qua giai đoạn khởi đầu trong lĩnh vực thẻ thanh toán.

Tuy nhiên, đến giai đoạn năm 2007 – 2008, các ngân hàng thương mại đẩy mạnh phát triển hoạt động ở lĩnh vực thẻ nên đua nhau khuyến mãi, giảm giá (thậm chí là miễn phí) phí phát hành thẻ để thu hút khách hàng (ví dụ: ngân hàng

Đông Á, Á Châu, Kỹ Thương…). Trong khi đó, Vietcombank vẫn tự tin mình là đầu tàu trong lĩnh vực thẻ nên chưa đẩy mạnh cơng tác tiếp thị thẻ, vì vậy số lượng thẻ ghi nợ phát hành của Vietcombank HCM giảm nhiều.

(Nguồn: Phịng thẻ Vietcombank HCM)

Do đó, từ năm 2008, Vietcombank HCM đã nhận thấy tầm quan trọng của công tác tiếp thị thẻ trong thị trường đầy cạnh tranh lúc bấy giờ nên đã quan tâm nhiều hơn vào chiến lược này. Vietcombank HCM bắt đầu có nhiều chuyển biến trong cơng tác tiếp thị thẻ: có nhiều chương trình giảm phí (miễn phí) phát hành thẻ, liên kết với các công ty dịch vụ để đưa điểm tiếp nhận phát hành thẻ đến tận tay người sử dụng (siêu thị, trường đại học, cơng ty, xí nghiệp…). Đến cuối năm 2010, số lượng ghi nợ được phát hành là 86.383 cái (tăng gần 28% so với năm 2009).

Đồng thời, Vietcombank HCM không ngừng nâng cấp hệ thống an ninh cho các điểm đặt máy ATM, triển khai thêm nhiều điểm đặt máy ATM, thực hiện các chương trình khuyến mãi khuyến khích khách hàng thanh toán bằng thẻ ghi nợ (mua vé máy bay qua mạng được tích lũy điểm đổi quà, thanh toán tiền tại các ĐVCNT được tặng % số tiền thanh tốn bằng tiền mặt ghi có vào tài khoản, tích điểm tặng quà có giá trị cho các đơn vị bán hàng hóa chấp nhận thanh tốn bằng thẻ…). Vì vậy, số lượng thẻ ghi nợ được phát hành tăng nhanh đáng kể, Vietcombank HCM vẫn giữ được thị phần cao trong lĩnh vực thẻ ghi nợ nội địa so với các ngân hàng đối thủ trên địa bàn.

Mặc dù trong giai đoạn 2007-2008, số lượng thẻ ghi nợ được phát hành giảm nhưng doanh số thanh toán thẻ ghi nợ vẫn tăng liên tục trong nhiều năm. Một mặt là do hệ thống mạng lưới ATM và máy POS của Vietcombank HCM khá nhiều trên địa bàn, mặt khác là do nhà nước đẩy mạnh việc cán bộ - công nhân viên nhận lương qua tài khoản ngân hàng. Ngoài ra khách hàng đã biết được nhiều tiện ích mà thẻ ghi nợ của Vietcombank đem lại (thanh toán tiền hàng hoá – dịch vụ ở những ĐVCNT, thanh toán tiền điện, điện thoại, bảo hiểm,… qua máy ATM) và đã tiếp cận những tiện ích này để phục vụ nhu cầu thanh tốn của mình. Điều này cho thấy thẻ ghi nợ của Vietcombank đã phát huy được hiệu quả của mình, đem lại nhiều lợi ích cho Vietcombank.

Đồng thời, hơn 1.000 cán bộ công nhân viên năng động, nhiệt tình, vững nghiệp vụ, đúng đắn về đạo đức cùng với sự sáng tạo, không ngừng học tập, tham gia mọi lĩnh vực kinh doanh dù là mới mẻ, sự tận tình, chu đáo với khách hàng, tận tụy với công việc là một lợi thế, một tài sản quý giá của Vietcombank HCM. Hì7199 8934 11945 15421 17980 0 5000 10000 15000 20000 2005 2006 2007 2008 2009 năm Tỷ VND

(Nguồn: Phịng thẻ Vietcombank HCM)

Hiện 03 hệ thống xử lý giao dịch thẻ lớn nhất là Banknetvn, Smartlink và VNBC đã được kết nối liên thông. Ba liên minh thẻ thống nhất kết nối hình thành một mạng lưới thanh toán gồm 42 ngân hàng thành viên, hơn 8.000 máy ATM, chiếm khoảng 90% tổng số máy ATM hiện có tại thị trường. Đây là bước tiến tất yếu của thị trường thẻ Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế và hướng tới mục tiêu cuối cùng là tạo lập một mạng lưới chấp nhận thẻ chung cho toàn bộ các ngân hàng, cho phép khách hàng đăng ký tài khoản thẻ ở một nơi, nhưng vẫn có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi.

2.3.1.2 Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tín dụng:

Riêng về lĩnh vực thẻ tín dụng quốc tế thì số lượng thẻ quốc tế được Vietcombank HCM phát hành gia tăng nhanh liên tục, chứng minh sự tín nhiệm của khách hàng đối với Vietcombank nói chung và Vietcombank CN HCM nói riêng trên thị trường thẻ. Thu nhập dân cư trong giai đoạn này nhìn chung tăng cao, nhiều người có điều kiện cho bản thân và con em mình đi khám chữa bệnh, học tập, du lịch ở nước ngoài. Đồng thời, khách quốc tế đến Việt Nam du lịch, làm việc phát hành và thanh tốn thẻ tín dụng quốc tế cũng gia tăng đáng kể. Mặt

khác, Vietcombank có lợi thế lớn là ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực thẻ, trải qua hơn 15 năm phát triển và trưởng thành, uy tín trong kinh doanh và cạnh tranh không ngừng được củng cố và nâng cao, những thành tích và kinh nghiệm cùng với tiềm lực dồi dào về vốn, công nghệ, và mạng lưới rộng khắp. Điểm này là chỗ dựa đáng tin cậy cho khách hàng cũng như các tổ chức thẻ quốc tế trong việc trao đổi, thiết lập các mối quan hệ.

(Nguồn : Phòng thẻ Vietcombank HCM)

Đặc biệt, từ năm 2009, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên chuyển đổi thành công 2 loại thẻ tín dụng VisaCard và MasterCard đạt chuẩn EMV trong cả nghiệp vụ phát hành và thanh tốn. Ngồi việc nâng cao chất lượng bảo mật cho dịch vụ thẻ, việc phát triển thành công thẻ CHIP Vietcombank cũng đóng vai trị nịng cốt xây dựng liên minh thẻ với sự tham gia của 17 thành viên là các NHTM cổ phần, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn. Ngồi ra, Vietcombank HCM có ưu thế lớn về môi trường kinh doanh và cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh thẻ bởi vì đây là lĩnh vực hoạt động mà Vietcombank là một trong những ngân hàng đầu tiên tham gia, kinh nghiệm của một ngân hàng tiên phong và việc Vietcombank được 2 tổ chức thẻ Amex và JCB trao độc quyền làm đại lý thanh tốn hai loại thẻ này chính là cơ hội để Vietcombank nói chung và Vietcombank HCM nói riêng thu hút thêm nhiều khách hàng và tăng doanh số thẻ so với các ngân hàng bạn trên địa bàn.

Hình 2.5: Biểu đồ số lượng thẻ tín dụng được phát hành của một số ngân hàng lớn trên địa bàn TP.HCM năm 2010

Doanh số thanh toán thẻ quốc tế của Vietcombank HCM gia tăng liên tục từ năm 2005 – 2008. Một phần là do sau một thời gian dài đưa hình thức thanh tốn thẻ áp dụng tại Việt Nam, việc sử dụng thẻ để thanh toán trên thị trường Việt Nam ngày càng trở nên phổ biến hơn, các cơ sở cung cấp hàng hóa – dịch vụ đã thấy được sự tiện lợi của việc chấp nhận thanh toán thẻ. Một phần là do Vietcombank HCM tăng cường hoạt động marketing thẻ, uyển chuyển trong việc khai thác khách hàng, khơng cịn tình trạng chờ khách hàng đến với mình mà đã chủ động tìm kiếm khách hàng, mở rộng mạng lưới các ĐVCNT. Bên cạnh đó là sự bùng nổ của ngành du lịch và ngày càng nhiều gia đình có điều kiện cho con em mình đi du lịch, du học, học và làm việc định cư tại nước ngoài.

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2008 – 2009, kinh tế thế giới cũng như của Việt Nam khủng hoảng nặng nề, tỷ lệ thất nghiệp tăng, số lượng khách du lịch giảm, bản thân các chủ thẻ cũng thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng. Do đó doanh số thanh tốn thẻ quốc tế giảm đáng kể. Tuy nhiên, ta thấy trong giai đoạn này, dù doanh số thanh toán thẻ quốc tế giảm nhưng số lượng thẻ quốc tế được phát hành vẫn tăng cho thấy lúc này thẻ chưa phát huy được hiệu quả của nó. Vietcombank HCM đã thúc đẩy phát hành thẻ tín dụng quốc tế bằng nhiều hình thức (khuyến mãi, miễn phí phát hành, mở rộng đối tượng được làm thẻ tín chấp…) nhưng những người được phát hành thẻ này chỉ để thẻ trong bóp chứ chưa sử dụng để thanh tốn cho hàng hóa- dịch vụ mà mình sử dụng.

Hình 2.6: Biểu đồ doanh số thanh tốn thẻ tín dụng của Vietcombank HCM từ 2005-2010

Bước sang năm 2010, nền kinh tế khởi sắc, các chủ thẻ đã mạnh dạn hơn trong chi tiêu nên doanh số thanh toán thẻ cũng tăng. Dù chỉ mới 6 tháng đầu năm nhưng doanh số thanh toán thẻ quốc tế đã đạt hơn 50% doanh số của cả năm 2009. Vietcombank HCM cũng đưa ra nhiều hình thức khuyến mãi hơn cho chủ thẻ khi sử dụng thẻ để thanh toán cũng như cho các ĐVCNT khi chấp nhận thanh tốn thẻ ( tích lũy điểm đổi quà tặng/ tiền thưởng/ dặm bay miễn phí…).

Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ngày nay có nhiều thay đổi tích cực:

Sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng thương mại thúc đẩy phát triển dịch vụ thẻ. Các ngân hàng đua nhau đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ thẻ, mở rộng mạng lưới tiếp thị, đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn… làm cho thị trường thẻ Việt Nam ngày càng phong phú, đa dạng. Và người có lợi nhất trong cuộc đua này là khách hàng.

Xu hướng hội nhập giúp cho các ngân hàng thương mại có cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế, tiếp thu chuyển giao công nghệ, ứng dụng phương pháp quản trị ngân hàng hiện đại.

Sự có mặt của Hiệp hội thẻ Việt Nam cùng với những khóa học, hội thảo về thẻ được tổ chức liên tục làm cho mối liên kết giữa các ngân hàng ngày càng chặt chẽ. Các ngân hàng nối mạng ATM với nhau tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều cho người sử dụng thẻ.

2. Thành tựu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại vietcombank chi nhánh hồ chí minh (Trang 48 - 54)