TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG KINH DOANH VÀNG, NỮ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường nữ trang của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vàng bạc đá quý sài gòn (Trang 28)

6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

1.2 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG KINH DOANH VÀNG, NỮ

1.2.1 Khái niệm về thị trường nữ trang, trang sức

Theo Từ điển Tiếng Việt và Từ điển Anh Việt của Viện Ngơn ngữ học Việt Nam, danh từ trang sức bao gồm các đồ vật quý, đẹp mang trên người; nữ trang là đồ trang sức dành cho phụ nữ và jewelry (tiếng Anh) cĩ nghĩa là đồ châu báu, đồ

nữ trang, đồ kim hồn. Như thế, trang sức là đồ vật làm từ kim loại quý, đá quý hoặc từ vật liệu khác được mang trên người, trang trí cho cá nhân.

Vậy, thị trường nữ trang (trang sức) cĩ thể được hiểu là thị trường giao dịch mua bán, trao đổi và các dịch vụ nữ trang (trang sức).

1.2.2 Tình hình thị trường vàng, nữ trang trên thế giới

Trên thế giới, việc giao dịch kinh doanh vàng chủ yếu tại các sàn giao dịch hàng hĩa như dầu, nơng sản, các kim loại,.. Các sàn giao dịch hàng hĩa cĩ giao dịch vàng như Sàn giao dịch hàng hĩa Tokyo (TOCOM), Sàn giao dịch hàng hĩa New York (NYMEX), Sàn giao dịch hàng hĩa Chicago (CBOT), Sàn giao dịch hàng hĩa London, Sàn giao dịch vàng kỳ hạn Thượng Hải, Trung Quốc,..

Năm 2009, Hội đồng vàng thế giới (WGC) dự báo giá vàng sẽ tiếp tục tăng mạnh, mức cao nhất trong 10 năm vào năm 2010. Tháng 11/2010, giá vàng lên mức 1.421 USD/ounce bởi nhu cầu từ các cơng ty kinh doanh trang sức và sản xuất linh kiện điện tử lên cao. Nhu cầu đầu tư đối với vàng cũng đồng thời tăng lên. Lần đầu

tiên trong 21 năm, Ngân hàng Trung ương các nước mua rịng vàng sau khi bán rịng trong nhiều năm trước đĩ. Thị trường thiếu hụt một nguồn cung quan trọng vì thế giá vàng tăng mạnh.

GIÁ VÀNG THẾ GIỚI (1998 – 2011)

Biểu đồ 1.1: Gía vàng thế giới 1998 – 2011

(Nguồn: WGC – 2011)

Theo số liệu từ WGC, tổng nhu cầu vàng năm 2010 lên mức 3.812 tấn với trị giá khoảng 150 tỷ USD. Nhu cầu vàng năm 2011 được dự báo nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng. Khi vàng ngày một được người châu Á ưa chuộng trong vai trị cơng cụ đầu tư vật chất. Khoảng 60% số lượng vàng này trở thành đồ trang sức, Ấn Độ và Trung Quốc với sức mạnh kinh tế của họ mở rộng, đang đi đầu trong tiêu dùng. Ở Đơng Á, Ấn Độ và Trung Đơng, vàng đã mạnh ý nghĩa văn hĩa, chiếm khoảng 70% số đồ trang sức vàng của thế giới trong năm 2009 [20].

Năm 2009, Ấn Độ là thị trường lớn nhất cho đồ trang sức vàng trên thế giới, 440 tấn vàng, năm 2010 đã tăng lên 746 tấn. Trung Quốc là thị trường phát triển nhanh nhất cho đồ trang sức vàng trên thế giới, chiếm 400 tấn trong năm 2010. Mỹ chiếm 129 tấn vàng trong đồ trang sức trong năm 2010.

Là nơi cĩ nhu cầu lớn nhất thế giới về tiêu thụ vàng, thị trường và các mơ hình cung cấp ở Ấn Độ cĩ một tác động khác biệt trên thị trường vàng trên thế giới. Hơn

mười năm qua, giá trị của nhu cầu vàng tại Ấn Độ đã tăng với một tốc độ trung bình 13%/năm, tăng nhanh hơn số thực tế của Ấn Độ tăng trưởng GDP gần 6%.

WGC tổng quan về tình hình kinh doanh vàng, trang sức thế giới 2010 như sau: - Ngành đồ trang sức đã cĩ được một sự hồi phục mạnh trong năm 2010, với nhu cầu hàng năm 17% cao hơn so với năm 2009. Người tiêu dùng châu Á đẩy nhu cầu trang sức, đặc biệt là ở Trung Quốc và Ấn Độ. Nhu cầu của Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm 2011 như tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc vẫn mạnh mẽ, trong khi nhu cầu vàng trang sức Ấn Độ cĩ thể vẫn kiên cường và phát triển.

- Nhu cầu người tiêu dùng châu Á dẫn đầu với sự phục hồi của thị trường Ấn Độ và động lực mạnh mẽ trong nhu cầu vàng của Trung Quốc, mà cùng nhau đạt mức 51% tổng số nữ trang và nhu cầu đầu tư trong năm.

- Ở Trung Quốc, một chuyển dịch cơ cấu trong chính sách ngân hàng trung ương đối với vàng, cĩ nghĩa là trong năm 2010 ngân hàng trung ương đã trở thành người mua rịng vàng lần đầu tiên trong 21 năm, loại bỏ một nguồn đáng kể cung cấp cho thị trường.

- Nhu cầu đầu tư vàng như một tài sản cơ sở trong danh mục đầu tư vẫn vững mạnh, thúc đẩy bởi sự khơng chắc chắn đang diễn ra xung quanh toàn cầu phục hồi kinh tế và sự mất cân bằng tài chính, cũng như nỗi lo sợ áp lực lạm phát và căng thẳng về tiền tệ.

1.2.3 Tình hình thị trường vàng, nữ trang tại Việt Nam

1.2.3.1 Tình hình kinh doanh, tiêu thụ và sử dụng vàng ở Việt Nam

Theo Báo cáo của GFMS (Cơng ty chuyên phân tích, tư vấn và nghiên cứu về thị trường kim loại quý) và Lê Xuân Nghĩa [34] tại Hội thảo Tác động của thị trường vàng đến thị trường tài chính VN do Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia tổ chức tại Hà Nội ngày 9/6/2011, từ năm 2006 đến nay, mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 100 tấn vàng nguyên liệu, nhưng tổng lượng vàng khai thác được trong nước chỉ đạt 3 - 5 tấn/năm. Như vậy, gần như tồn bộ lượng vàng nguyên liệu cần

thiết cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước phải nhập từ nước ngồi. Nĩi cách khác, Việt nam là một nước chủ yếu nhập khẩu vàng: 95%. Hiện nay, hoạt động xuất nhập vàng vẫn do Ngân hàng Nhà nước quản lý, cấp phép. Thế nhưng theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, trong năm 2003, lượng vàng nguyên liệu nhập theo hạn ngạch của Ngân hàng Nhà nước cấp - tức là nhập theo con đường chính ngạch chỉ xấp xỉ 10 tấn, từ năm 2007 con số tăng lên, cĩ năm xấp xỉ đạt 80 tấn (bao gồm vàng tiền tệ và phi tiền tệ). Vậy, số cịn lại tất nhiên là nhập theo con đường tiểu ngạch, phần lớn là nhập lậu (theo Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình là 20 – 40 tấn/năm [24]). Tại sao con số nhập lậu lại chiếm tỷ trọng lớn như vậy, lý do đơn giản là để trốn thuế nhập khẩu (trước đây) và do hạn ngạch cấp chậm hoặc cĩ giới hạn, thị trường vàng VN chưa liên thơng với thế giới.

Vàng ở nước ta chủ yếu sử dụng vào mục đích đầu tư cất giữ, làm trang sức chỉ khoảng 20 tấn/năm (nằm trong Top 20 của thế giới nhiều năm liền) [29] và làm đơn vị tiền tệ trao đổi trong giao dịch thương mại (đã giảm dần): mua bán nhà, đất, mua bán xe máy,.. với sản lượng vàng khai thác hiện nay của nước ta khơng áp ứng được cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước. Hàng năm nước ta phải nhập khẩu một khối lượng vàng rất lớn.

Tại Hội thảo “Tác động của thị trường vàng đến thị trường tài chính Việt Nam” (9.6.2011) do Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia tổ chức: hiện người dân sở hữu khoảng 460 đến 1.000 tấn vàng (khoảng 21- 45 tỷ USD) [34]. Hội đồng vàng thế giới cũng đã xếp Việt Nam vào danh sách 5 nước cĩ lượng tích trữ vàng lớn nhất thế giới. Việt Nam đứng thứ 2 thế giới sau Ấn Độ và chiếm từ 23 - 29,5% lượng tích trữ vàng tồn cầu suốt 5 năm qua (theo báo cáo của GFMS) [17].

Theo thống kê, trên tồn quốc hiện cĩ khoảng hơn 12.000 doanh nghiệp lớn bé hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu vàng bạc, đá quý và hàng trang sức, thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau, trong đĩ cĩ khoảng gần 15 doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi. Các doanh nghiệp này đang thu hút hàng chục ngàn lao động và tạo ra sản phẩm trị giá hàng trăm ngàn tỷ đồng mỗi năm.

Bảng 1.1: Tình hình tiêu thụ vàng tại Việt Nam và thị phần của SJC

TIÊU THỤ TẠI VN (Tấn) SẢN LƯỢNG SJC THỊ PHẦN (%)

NĂM THEO SỐ LIỆU WGC THEO NHNN Tính theo so WGC

TỔNG Vàng ĐT Nữ trang NK XK Lượng Tấn TỔNG ĐẦU TƯ 1989 17,00 6.076 0,23 1990 30,00 27,00 3,00 35.890 1,35 4,49 4,98 1991 33,00 29,00 4,00 78.014 2,93 8,87 10,09 1992 28,00 24,00 4,00 318.258 11,93 42,62 49,73 1993 31,00 26,00 5,00 250.542 9,40 30,31 36,14 1994 35,00 27,00 8,00 452.447 16,97 48,48 62,84 1995 36,00 27,00 9,00 383.416 14,38 39,94 53,25 1996 41,00 28,00 13,00 726.390 27,24 66,44 97,28 1997 46,50 29,00 17,50 849.034 31,84 68,47 109,79 1998 42,00 26,00 16,00 0,52 3,70 315.441 11,83 28,16 45,50 1999 49,30 31,00 18,30 0,53 6,70 459.964 17,25 34,99 55,64 2000 55,00 34,00 21,00 0,61 7,69 419.969 15,75 28,63 46,32 2001 57,60 33,80 23,80 7,57 259.724 9,74 16,91 28,82 2002 59,60 34,90 24,70 1,30 7,92 176.224 6,61 11,09 18,94 2003 58,80 36,00 22,80 15,38 7,35 378.944 14,21 24,17 39,47 2004 65,30 39,20 26,10 43,06 9,34 724.303 27,16 41,59 69,29 2005 60,90 34,00 26,90 8,32 9,43 820.675 30,78 50,53 90,52 2006 91,60 69,50 22,10 96,67 8,54 1.726.923 64,76 70,70 93,18 2007 77,50 56,10 21,40 58,01 12,18 1.100.477 41,27 53,25 73,56 2008 115,80 96,20 19,60 96,38 28,31 2.847.515 106,78 92,21 111,00 2009 73,30 58,20 15,10 12,21 87,25 1.556.530 58,37 79,63 100,29 2010 81,40 67,00 14,40 6,86 72,87 2.772.618 103,97 127,73 155,18 6T/11 1.390.732 52,15 CỘNG 1.185,60 832,90 335,70 339,85 268,85 18.050.106 676,88 (Nguồn: WGC – 2011 và tác giả tổng hợp, so sánh từ số liệu của NHNN và số liệu lưu trữ tại SJC)

Khi xem bảng số liệu tổng hợp này cần chú ý các điểm sau:

- Về vàng nữ trang, số liệu cĩ bao gồm số nữ trang bằng vàng 999,9 hoặc 98,5% mà các doanh nghiệp kinh doanh vàng “lách” quy định để xuất khẩu;

- Về vàng đầu tư (ĐT), nếu theo số liệu của WGC, thị phần chiếm lĩnh của SJC vượt trên 100%.

Vì thế, các số liệu thống kê được cơng bố về vàng tại VN để tham khảo là chính.

Về sản xuất vàng miếng, tính đến nay cĩ 8 tổ chức tín dụng và doanh nghiệp kinh doanh vàng được NHNN cấp phép. Vàng miếng SJC chiếm trên 90% thị phần cả nước chủ yếu sử dụng phổ biến trong giao dịch thanh tốn và hoạt động huy động, cho vay vàng của các tổ chức tín dụng (hoạt động này chấm dứt từ ngày 01/05/2011 - Thơng tư 11 của NHNN). Hoạt động kinh doanh hàng hĩa trên sàn giao dịch tại Việt Nam chưa phát triển các sản phẩm phái sinh nên các sàn vàng thành lập và giao dịch trước đây chỉ là các sàn giao dịch vàng riêng lẻ.

Việt Nam phải nhập khẩu 95% nhu cầu vàng cho thị trường tiêu thụ trong nước. Do vậy, mọi biến động về giá vàng, lãi suất và tỷ giá các đồng tiền chủ đạo trên thế giới đều gây ra những biến động tức thời đến thị trường trong nước nhất là trong tình hình nhạy cảm hiện nay, khi vàng được xem là nơi trú ẩn của tài sản để chống lạm phát và thị trường vàng VN chưa liên thơng với thế giới.

1.2.3.2 Kinh doanh vàng nữ trang

Theo thống kê của Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam [29]: năm 2003 kim ngạch xuất khẩu vàng nữ trang của cả nước đạt 50 triệu USD, năm 2004 đạt 80 triệu USD, năm 2005 đã đạt tới 13,3 tỷ USD. Việt Nam cũng là nước cĩ mức tiêu thụ vàng lớn tại Châu Á. Năm 2003 đạt 59 tấn vàng, xếp thứ nhì trong khu vực Đơng Nam Á, chỉ sau Indonesia và vượt xa các quốc gia khác như Thái Lan, Malaysia. Tính trong 9 năm từ 1995-2004, tổng lượng vàng tiêu thụ tại thị trường Việt Nam đã tăng từ 39,5 tấn lên 59 tấn. Như vậy mức tăng bình quân hàng năm là 5,4%, gần ngang bằng với mức tăng trưởng GDP của nền kinh tế trong cùng thời gian này. Với thu nhập của người dân ngày một khá lên, vì thế mức tăng trưởng của thị trường vàng cĩ thể sẽ vào khoảng 7% mỗi năm. Từ năm 2006

đến nay, việc thống kê chính thức được cơng bố rộng rãi bị hạn chế vì tác động của vàng tiền tệ đến tài chính quốc gia, các con số thống kê khơng cịn đáng tin cậy nữa vì các tổ chức chỉ dự đốn đưa ra, khơng thống nhất.

Hiện nay, trên cả nước cĩ khoảng hơn 12.000 doanh nghiệp (chủ yếu tập trung ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội) kinh doanh vàng, bạc, đá quý. Hầu hết doanh nghiệp kinh doanh vật chất (dạng sơ cấp) hoặc vàng thành phẩm. Bởi thiết bị, cơng nghệ sản xuất và chế tác vàng của các doanh nghiệp hiện nay cịn rất lạc hậu. “Chất lượng sản phẩm trang sức của ta chưa cĩ khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế” [29]. Trong khi đĩ, phía cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh vàng vẫn chưa đưa ra được một bộ tiêu chuẩn về vàng, bạc, đá quý. Chất lượng (tuổi) vàng, bạc, đá quý được kiểm định vẫn bằng những kỹ thuật “cổ truyền” hết sức thủ cơng và cho sai số rất cao. So với Thái Lan, nước xuất khẩu khoảng 3 tỷ USD nữ trang mỗi năm [17], vàng trang sức Việt Nam tụt hậu quá xa. So với Trung Quốc, xuất khẩu nữ trang Việt Nam cũng khơng theo kịp. Vấn đề là ở chỗ kinh doanh vàng ở Việt Nam cịn manh mún, các doanh nghiệp khơng cĩ khả năng tiếp cận thị trường nước ngồi.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam [29], hoạt động xuất khẩu vàng của doanh nghiệp Việt Nam rất cĩ tiềm năng vì các doanh nghiệp đều cĩ đội ngũ thợ riêng vừa giàu kinh nghiệm trong nghề vừa được học hỏi thêm từ bên ngồi. Bên cạnh đĩ so với các nước trong khu vực, tay nghề của thợ kim hồn ở Việt Nam khá cao và độc đáo nên sản phẩm nếu được đầu tư đúng mức cĩ thể bức phá, tạo sự khác biệt, cĩ khả năng cạnh tranh cao.

1.2.3.3 Kinh doanh vàng, vàng tiền tệ tại các ngân hàng thương mại

Trước đây, việc kinh doanh vàng tiền tệ tại các ngân hàng thương mại cổ phần khá hiệu quả nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cĩ lúc tổng số kim ngân đang lưu hành tại Việt Nam ước tính trên 9 triệu lượng vàng 99,99 (tương đương 337,33 tấn) [24]. Để hội nhập với thị trường thế giới, đáp ứng nhu cầu của thị trường và đa dạng hố hoạt động kinh doanh, thời gian qua một số ngân hàng thương mại cổ phần mở các nghiệp vụ giao dịch vàng theo các hình thức hiện đại, giúp nhà đầu tư

cĩ nhiều phương thức kinh doanh và nhiều cơ hội lựa chọn.

- Huy động vốn bằng vàng và cho vay vốn bằng vàng (con số thống kê cao nhất lên đến 90 tấn – NHNNVN). Trong quá trình hoạt động bằng nghiệp vụ vàng, các ngân hàng thương mại trên địa bàn thực hiện đúng nguyên tắc sử dụng vốn, đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo hạn chế tối đa rủi ro tín dụng, cũng như mang lại hiệu quả rất cao cho các ngân hàng thương mại, đồng thời đa dạng hố được các hoạt động đầu tư. Cả nguồn vốn và cả dư nợ cho vay bằng vàng của các ngân hàng thương mại đều tăng mạnh trong thời gian qua chứng tỏ hoạt động kinh doanh này đang cĩ hiệu quả đối với khách hàng. Việc đơng đảo người dân tin tưởng đến giao dịch bằng vàng với ngân hàng thương mại cũng cho thấy trong điều kiện diễn biến chỉ số tăng giá tiêu dùng lên cao, diễn biến giá vàng bất thường, nhiều người lo sợ rủi ro nên vẫn để dành hay đầu tư tài sản bằng vàng gửi vào ngân hàng vừa an tồn, vừa sinh lời, vừa bảo đảm được tài sản theo giá vàng. Nhưng bên cạnh đĩ, vẫn cĩ nhiều người với tính tốn và dự báo khác lại vay vốn bằng vàng tại các ngân hàng thương mại cho các mục đích thanh tốn, đầu tư,..

- Nghiệp vụ mua bán vàng tiền tệ trực tiếp với khách hàng mặc dù khơng cĩ số liệu thống kê chính xác, nhưng theo các ngân hàng thương mại cĩ hoạt động kinh doanh vàng thì đây là nghiệp vụ chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh (chỉ đứng sau nghiệp vụ cho vay) của các ngân hàng trong thời gian qua.

- Dịch vụ quyền lựa chọn vàng: Để thực hiện nghiệp vụ này, địi hỏi cả người bán và người mua sản phẩm phải cĩ kiến thức cơ bản về tài chính. Do đĩ, mặc dù đã triển khai thực hiện khá lâu, nhưng vì quy định giới hạn, dịch vụ này chưa thực hiện nhiều, chưa phát huy hiệu quả.

- Kinh doanh vàng trên tài khoản: Mặc dù đây là nghiệp vụ mới được Ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường nữ trang của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vàng bạc đá quý sài gòn (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)