Quản lý rủi ro trong hoạt động TTXNK tại các ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 28 - 31)

1.4.1. Sự cần thiết quản lý rủi ro trong hoạt động TTXNK tại các NHTM

Rủi ro TTXNK là những rủi ro về kinh tế phát sinh trong quá trình thực hiện TTXNK do các nguyên nhân phát sinh từ quan hệ giữa các bên tham gia TTXNK hoặc những nguyên nhân khách quan khác gây nên. Với tư cách là một bên liên quan trong hoạt động TTXNK, NH và cả nhà XK, nhà NK sẽ cĩ thể gặp phải những rủi ro gây ảnh hưởng đến uy tín và tài sản, thiệt hại về kinh tế, giảm sút lợi nhuận. Do đĩ các NHTM khơng thể lơ là việc kiểm sốt, quản lý rủi ro trong hoạt động của mình.

Xu thế hội nhập quốc tế địi hỏi nâng cao chất lượng hoạt động TTXNK đi đơi với an tồn, quyền lợi của các bên tham gia khơng bị vi phạm. Với người bán, họ muốn thu được tiền ngay sau khi bán hàng. Với người mua, họ muốn người bán giao hàng đúng với các điều kiện của hợp đồng, đầy đủ về số lượng, chất lượng, chủng loại, thời hạn giao hàng...

Ngày nay, rủi ro trong hoạt động NH nĩi chung và hoạt động TTXNK nĩi riêng ngày càng tăng do: mơi trường kinh doanh phức tạp hơn, hành vi trái pháp luật tăng lên; hội nhập quốc tế ngày một tăng; áp lực cơng việc, tốc độ và khối lượng giao dịch tăng địi hỏi kết quả cao hơn, địi hỏi lịng trung thành của nhân viên và sự quan tâm của các nhà lãnh đạo nhiều hơn,…

Vì vậy, việc các NHTM hạn chế, phịng ngừa rủi ro trong hoạt động của mình sẽ gĩp phần đáng kể trong việc giúp các phương thức TTQT phát huy được tác dụng tích cực, hiệu quả, từ đĩ nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh, uy tín, tiết kiệm chi phí và mở rộng thị phần. Đồng thời giúp cho các DN xuất nhập khẩu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tích cực thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển.

1.4.2. Nguyên nhân rủi ro trong hoạt động TTXNK của các NHTM Việt Nam

Rủi ro trong hoạt động TTXNK của NH luơn luơn tiềm ẩn và khơng ai cĩ thể dự báo trước được nĩ sẽ xảy ra khi nào. Vì vậy các NHTM cần phải nghiên cứu, tìm hiểu TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

19

nguyên nhân và cĩ các biện phịng ngừa, hạn chế rủi ro, thiệt hại ảnh hưởng đến lợi ích, uy tín của ngân hàng.

1.4.2.1. Nguyên nhân chủ quan:

Các nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng đến cơng tác quản lý rủi ro trong hoạt động TTXNK của các NHTM bao gồm:

Thứ nhất là nhận thức, năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động TTXNK của các NHTM. Nhìn chung, các NHTM chưa thực sự chú trọng cơng tác quản lý rủi ro của nghiệp vụ TTXNK, chưa nhận thức rõ được rằng khi rủi ro được kiểm sốt chặt chẽ, hoạt động TTXNK an tồn và hiệu quả cũng là khi lợi nhuận tăng lên từ nguồn thu phí dịch vụ TTXNK - nguồn thu to lớn và ổn định, nâng cao uy tín của ngân hàng và vươn xa trên trường quốc tế. Khả năng phân tích, đo lường rủi ro, tổn thất, cũng như năng lực giám sát, đề ra chiến lược, kỹ thuật phịng ngừa rủi ro của các NHTM cịn hạn chế.

Thứ hai là, các sản phẩm dịch vụ cịn đơn điệu, chưa đa dạng hố để giảm thiểu, phân tán rủi ro. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ cịn thiếu tính chủ động, chỉ dừng lại ở việc mua bán phục vụ từng giao dịch cụ thể, chưa thực sự kinh doanh để thu lợi nhuận, từ đĩ tăng cường tính chủ động về nguồn ngoại tệ cung cấp cho các khách hàng.

Thứ ba là, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cơng nghệ tại một số NHTM cịn lạc hậu, chưa đồng bộ và chưa phát triển kịp thời so với xu thế phát triển và nhu cầu TTXNK (hệ thống bảo mật, đường truyền chưa mạnh…) ảnh hưởng đến tốc độ thanh tốn, nguy cơ gây ra rủi ro cho ngân hàng.

1.4.2.2. Nguyên nhân khách quan

Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng đến cơng tác quản lý rủi ro xuất phát từ trong nội bộ ngân hàng, cịn cĩ các nguyên nhân khách quan bên ngồi mà các NHTM cũng gặp khĩ khăn trong việc theo dõi, giám sát, phịng ngừa các rủi ro cĩ nguy cơ xảy ra. Đĩ là các nguyên nhân sau:

- Kiến thức chuyên mơn, trình độ ngoại ngữ, am hiểu thơng lệ, tập quán các nước trên thế giới của khách hàng cịn hạn chế, ít cĩ cơ hội tìm kiếm những đối tác tốt và mở rộng thị trường mới và thường bị động trong các giao dịch với nước ngồi kéo theo rủi ro cho ngân hàng.

20

- Doanh nghiệp trong nước đa số thực lực tài chính cịn yếu, hoạt động kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay NH, khi gặp khĩ khăn về tài chính sẽ khơng cĩ khả năng thực hiện những cam kết thanh tốn với NH, hoặc lợi dụng sự sơ hở, buơng lỏng trong quá trình thực hiện, kiểm sốt, giám sát hoạt động TTXNK của NH.

- Đối tác nước ngồi khơng cĩ khả năng thực hiện hợp đồng, khơng cĩ thiện chí hoặc cố tình lợi dụng lừa đảo.

- Tình hình và chính sách tài chính - tiền tệ trong nước:

Thị trường ngoại tệ chưa phát triển ổn định, tỷ giá các ngoại tệ mạnh biến động liên tục làm tăng rủi ro về ngoại hối của NH. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ chưa phát triển, chủ yếu là giao dịch mua bán giao ngay (spot), các giao dịch mua bán kỳ hạn, hốn đổi, quyền chọn cịn hạn chế. Lãi suất đồng Việt Nam liên tục biến động theo chiều hướng tăng cao ảnh hưởng đến nguồn vốn vay phục vụ sản xuất kinh doanh của các DN xuất nhập khẩu. Chính sách thương mại chưa ổn định, chưa phù hợp với thực tiễn: thường xuyên thay đổi về danh mục và mặt hàng được phép xuất nhập khẩu, biểu thuế xuất nhập khẩu... khiến DN bị động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Tình hình kinh tế - tài chính - tiền tệ thế giới: đa số các DN Việt Nam tiềm lực tài chính cịn yếu, dựa vào nguồn vốn tài trợ của NH nên “sức đề kháng” cịn yếu trước những biến động về kinh tế, tài chính, tiền tệ trong nước và cả trên thế giới.

- Các rào cản thương mại: mỗi quốc gia đều bảo vệ quyền lợi bằng cách xây dựng các rào cản nhằm hạn chế hàng hố nhập khẩu vào thị trường nước mình. Khi xuất hàng sang các thị trường khác (Mỹ, EU, Nhật Bản...) các DN VN phải đối mặt với các loại rào cản thương mại và phi thương mại, thuế và phi thuế và cĩ thể được quy định rất phức tạp, ngày càng đa dạng và tinh vi hơn. Đĩ là các rào cản về chống bán phá giá, chống trợ cấp, cả tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn an tồn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ mơi trường và tiêu chuẩn lao động..., địi hỏi DN phải nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hĩa, dịch vụ. Đây là nguy cơ cần báo động bởi kinh

tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và cũng là điểm ẩn chứa nhiều rủi ro trong

hoạt động xuất khẩu.

21

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 28 - 31)