Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN HỌC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (Trang 77)

III. Áp dụng ISO 9000 và TQM như thế nà o?

2.Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế

Hiện nay, các nước tham gia WTO đều có nghĩa vụ thực hiện Hiệp định TBT (Technical Barriers to Trade - Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại). Mục đích cơ bản của Hiệp định TBT là thiết lập sự cân bằng giữa quyền tự do thiết lập các tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu đối với một cơ chế pháp lý, nhằm tối thiểu hoá những bất hợp lý ảnh hưởng đến thương mại giữa các nước. Mỗi quốc gia trên thế giới đều đưa ra những qui định riêng cho các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm khi lưu thông trên thị trường. Các qui định về tiêu chuẩn kỹ thuật thực tế là những yêu cầu vềđặc tính kỹ thuật mà hàng hoá đảm bảo, nhằm bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, động thực vật và sinh thái của các quốc gia. Các qui định này có thể hợp lý và bình thường nhưng không giống nhau; thủ tục kiểm duyệt chất lượng sản phẩm của các nước cũng khác nhau. Vì thếđể giải quyết vấn đề này, các nước thành viên của WTO đã thống nhất ký kết Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại. Hiện nay đối với các doanh nghiệp ngành thực phẩm chế biến thường công bốđáp ứng một hoặc một số các hệ thống quản lý chất lượng như ISO 9000, ISO 14000, HACCP, GMP, GAP, EUREP – GAP, SQF 1000, SQF 2000, SSOP, ISO 22000: 2005.

Dưới đây là nội dung chi tiết của các tiêu chuẩn đó

2.1. H thng qun lý cht lượng theo ISO 9000

2.1.1. ISO 9000 là gì?

• ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng dựa trên: - Các thông lệ quản lý tốt được thừa nhận trên phạm vi quốc tế, - Các thành tựu của khoa học quản lý chất lượng.

• Được ban hành bởi tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế - ISO – là tổ chức tập hợp của các cơ

quan tiêu chuẩn quốc gia,

• Hướng tới tiêu chuẩn hoá và cải tiến hiệu lực của các hoạt động,

• Có thể áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp, mọi lĩnh vực, mọi quy mô.

2.1.2. Ai cn ISO 9000?

• Các doanh nghiệp muốn khẳng định khả năng thường xuyên cung cấp các sản phẩm/dịch vụđạt được:

- Đáp ứng các yêu cầu chất lượng của khách hàng, - Đáp ứng các yêu cầu luật định, và hướng đến:

+ Nâng cao sự thoả mãn của khách hàng, và

2.1.3. Ti sao chn ISO 9000?

• Áp lực từ thị trường:

- Khách hàng của Doanh nghiệp yêu cầu, - Cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu,

- Cải tiến hiệu quả hoạt động để tạo và duy trì lợi thế cạnh tranh, - Xu thế hội nhập quốc tế.

• Áp lực từ chủ sở hữu, cổđông:

- Duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh thông qua duy trì và phát triển thị trường, - Nâng cao hiệu quảđầu tư thông qua nâng cao hiệu suất hoạt động.

• Áp lực từ nhân viên:

- Nâng cao thu nhập nhờ vào sự phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,

- Nâng cao năng lực cá nhân.

2.1.4. Li ích t ISO 9000?

- Cải thiện tình trạng tài chính từ việc hoạch định và đạt được các kết quả thông qua các quá trình có hiệu quả và hiệu lực,

- Cải thiện uy tín của doanh nghiệp nhờ nâng cao khả năng thoả mãn khách hàng của Doanh nghiệp,

- Tăng lượng hàng hoá/dịch vụ bán ra nhờ nâng cao khả năng thoả mãn các nhu cầu của khách hàng của doanh nghiệp,

- Giảm chi phí nhờ các quá trình được hoạch định tốt và thực hiện có hiệu quả, - Nâng cao sự tin tưởng nội bộ nhờ các mục tiêu rõ ràng, các quá trình có hiệu lực

và các phản hồi với nhân viên về hiệu quả hoạt động của hệ thống, - Các nhân viên được đào tạo tốt hơn,

- Nâng cao tinh thân nhân viên nhờ sự hiểu rõ đóng góp với mục tiêu chất lượng,

đào tạo thích hợp, trao đổi thông tin hiệu quả và sự lãnh đạo,

- Khuyến khích sự cởi mở trong tiếp cận các vấn đề chất lượng, nhờđó khả năng lặp lại ít hơn,

- Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận: - Được sựđảm bảo của bên thứ ba,

- Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại, - Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.

2.1.5 Các bước thc hin ISO 9000? - Lãnh đạo cam kết - Lãnh đạo cam kết - Đánh giá và lập kế hoạch - Thiết lập văn bản - Áp dụng hệ thống - Đánh giá, cải tiến - Chứng nhận

Với quy trình quản lý sản xuất có tính hệ thống, ISO sẽ giúp cải tiến việc kiểm soát các quá trình chủ yếu, giúp lãnh đạo quản lý hiệu quả hoạt động của cơ sở, nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy nề nếp làm việc tốt... Nhờ vậy quy trình này sẽđem lại lòng tin cho khách hàng; Tăng lợi nhuận nhờ sử dụng hợp lý các nguồn lực và tiết kiệm chi phí, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Việc đạt chứng nhận sẽ

giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được tiền bạc và thời gian vì khách hàng không phải đánh giá lại hệ thống chất lượng của cơ sở.

2.2. H thng qun lý môi trường theo ISO 14000

2.2.1. ISO 14000 là gì?

• ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường dựa trên:

- Các thông lệ quản lý tốt được thừa nhận về QL môi trường trên phạm vi quốc tế

- Các thành tựu của khoa học quản lý.

• ISO 14000 được ban hành bởi tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế - ISO – là tổ chức tập hợp của các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia,

• Có thể áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp, mọi lĩnh vực, mọi quy mô.

2.2.2. Ai cn ISO 14000?

• Các Doanh nghiệp muốn:

- Tự khẳng định sự tuân thủ của mình với các chính sách về môi trường, - Khẳng định sự tuân thủ này với các bên quan tâm khác,

- Được chứng nhận bởi bên thứ ba cho hệ thống quản lý môi trường của mình.

2.2.3. Ti sao chn ISO 14000?

• Áp lực từ thị trường:

- Khách hàng của Doanh nghiệp yêu cầu,

- Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường yêu cầu, - Cộng đồng dân cư xung quanh,

• Áp lực từ chủ sở hữu, cổđông:

- Muốn đảm bảo đầu tư của họđược duy trì “sạch” về môi trường,

- Cải thiện hành ảnh của Doanh nghiệp đối với khách hàng và các bên quan tâm. • Áp lực từ nhân viên:

- Có được môi trường làm việc an toàn, - Đảm bảo tương lai sức khoẻ và gia đình.

2.2.4. Li ích t ISO 14000:

• Về mặt thị trường:

- Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp với khách hàng,

- Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả KT trong hoạt động MT - Phát triển bền vững nhờđáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý môi trường và

cộng đồng xung quanh. • Về mặt kinh tế:

- Giảm thiểu mức sử dụng tài nguyên và nguyên liệu đầu vào, - Giảm thiểu mức sử dụng năng lượng,

- Nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ, - Giảm thiểu lượng rác thải tạo ra và chi phí xử lý,

- Tái sử dụng các nguồn lực/tài nguyên,

- Tránh các khoản tiền phạt về vi phạm yêu cầu pháp luật về môi trường, - Giảm thiểu chi phí đóng thuế môi trường,

- Hiệu quả sử dụng nhân lực cao hơn nhờ sức khoẻ được đảm bảo trong môi trường làm việc an toàn,

- Giảm thiểu các chi phí về phúc lợi nhân viên liên quan đến các bệnh nghề

nghiệp,

- Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro và hoặc tai nạn xảy ra. • Về mặt quản lý rủi ro:

- Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra, - Điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm,

- Dễ dàng hơn trong làm việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thường. - Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận: - Được sựđảm bảo của bên thứ ba,

- Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại, - Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.

2.2.5. Các bước thc hin ISO 14000:

- Lãnh đạo cam kết

- Đánh giá và lập kế hoạch - Thiết lập hệ thống môi trường - Áp dụng hệ thống

- Đánh giá, cải tiến - Chứng nhận

2.3. H thng qun lý an toàn thc phm theo ISO 22000:2005

Ngày 01/09/2005, Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO (International Organization for Standardization) đã chính thức ban hành tiêu chuẩn ISO 22000:2005. Tiêu chuẩn này do

Ủy ban kỹ thuật ISO/TC 34 soạn thảo. Đây là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dủng lẫn các bên quan tâm trên phạm vi toàn thế giới. Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 được nhìn nhận như sự tích hợp giữa HACCP và GMP trong sản xuất thực phẩm. Qua đây tạo điều kiện hợp nhất và đơn giản hóa từng bước khi áp dụng các hệ thống quản lý cùng được triển khai trong một tổ chức. Áp dụng hệ

thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000:2005 tiết kiệm được nhiều công sức và chi phí đối với các tổ chức; đặc biệt khi phải vận hành một một lúc ISO 9001:2000, HACCP, GMP.

2.3.1. Các yếu t chính ca ISO 22000:2005

Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 đưa ra bốn yêu tố chính đối với một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Các yếu tố này đảm bảo an toàn thực phẩm trong suốt chuỗi cung ứng thực phẩm (Food chain) từ khâu đầu tiên đến khi tiêu thụ sản phẩm. Bốn yếu tố chính của tiêu chuẩn này là:

- Trao đổi thông tin “tương h (interactive communication): Các thông tin “tương hỗ” rất cần thiết nhằm đảm bảo các mối nguy được xác định và kiểm soát một cách đầy đủ ở mỗi

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN HỌC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (Trang 77)