Hệ thống tiêu chuẩn trong nước

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN HỌC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (Trang 76 - 77)

III. Áp dụng ISO 9000 và TQM như thế nà o?

1.Hệ thống tiêu chuẩn trong nước

Hệ thống tiêu chuẩn trong nước bao gồm: tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn cơ sở.

Tiêu chuẩn Việt Nam được viết tắt là TCVN, dùng làm kí hiệu tiền tố cho các bộ tiêu chuẩn do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng của Việt Nam đề ra và được coi là chuẩn của quốc gia. Do phạm vi rất rộng lớn của vấn đề kiểm định đo lường chất lượng nên phần lớn các bộ tiêu chuẩn TCVN xxxx đều xa lạ với người dân Việt Nam trừ những ai làm trong các lĩnh vực có liên quan..

Tiêu chuẩn ngành viết tắt là TCN, tiêu chuẩn này quy định thống nhất tên gọi và định nghĩa các thuật ngữ chuyên ngành

Tiêu chuẩn ngành là cấp tiêu chuẩn đã được thừa nhận trong hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam từ năm 1963. Tháng 12-2006, tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho biết việc phân

định đối tượng tiêu chuẩn VN (TCVN) và tiêu chuẩn ngành thường gặp nhiều khó khăn, không có chuẩn cứ rõ ràng và trong nhiều trường hợp không có những lý giải thỏa đáng. Do

đó, tổng cục đã đề xuất giải pháp nhập TCVN và tiêu chuẩn ngành thành một cấp tiêu chuẩn chung là TCVN với nghĩa cấp tiêu chuẩn quốc gia. Đến nay, Việt Nam có khoảng 3.500 Tiêu chuẩn ngành hiện hành phải chuyển đổi cho phù hợp với quy định của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Tiêu chuẩn cơ sở viết tắt là TCCS, là yêu cầu kỹ thuật về chất lượng thực phẩm của một sản phẩm (có chung tên sản phẩm, nhãn hiệu, tiêu chuẩn chất lượng chủ yếu, tiêu chuẩn vệ sinh) do thương nhân tự xây dựng, công bố và chịu trách nhiệm trước pháp luật và người tiêu dùng. Tiêu chuẩn cơ sở thường không được thấp hơn tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ngành. Theo đó, kể từ ngày 1/1/2007, hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam còn hai cấp là Tiêu chuẩn quốc gia và Tiêu chuẩn cơ sở, không còn cấp Tiêu chuẩn ngành (TCN). Các Tiêu chuẩn ngành

đã được ban hành theo Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá năm 1999 và theo các luật, pháp lệnh khác phải được xem xét, chuyển đổi thành tiêu chuẩn Việt Nam hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Trong thời hạn này, các Tiêu chuẩn ngành còn chưa được chuyển đổi vẫn tiếp tục được sử

dụng để phục vụ nhu cầu quản lý và sản xuất, kinh doanh của các ngành.

Cũng theo Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, hệ thống TCVN có trên 5.600 tiêu chuẩn nhưng 76% trong sốđó không hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN HỌC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (Trang 76 - 77)