Thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN HỌC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (Trang 98 - 100)

- Các nguyên tắc của HACCP:

5.Thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng:

Thị trường là động lực mạnh nhất buộc các doanh nghiệp, nhà sản xuất và nông dân sản xuất nông sản, thực phẩm sạch, an toàn. Thị trường tẩy chay mặt hàng không an toàn sẽ làm các nhà sản xuất phải sản xuất thực phẩm sạch, an toàn. Cho nên phải thường xuyên giáo dục để người tiêu dùng biết được mình có trong tay một vũ khí mạnh nhất để luôn đòi hỏi thực phẩm phải an toàn. Chính phủ có trách nhiệm đối với giới tiêu thụ, bằng cách một mặt tuyên truyền, giáo dục các quy trình sản xuất tốt cho giới sản xuất, mặt kia xây dựng hệ

thống thanh tra/kiểm sát tốt để buộc nhà sản xuất phải nghiêm chỉnh tuân thủ hệ thống sản xuất thực phẩm an toàn do Nhà nước đề ra.

Đểđào tạo nhân lực chuyên sâu, theo TS, Việt Nam có cần mở trường đào tạo?

Cần đưa môn học “An toàn thực phẩm” ( Curriculum in Food Safety ) vào trường đại học.

Trong mấy năm qua, một số doanh nghiệp Việt Nam đã ứng dụng quy trình sản xuất tốt EUREPGAP để xuất khẩu trà, thanh long và rau tươi đi Âu châu. Đây là quy trình sản xuất tốt của Âu châu. Để có chứng chỉ

EUREPGAP, phía Việt Nam đã phải chi trả khá cao cho dịch vụ này vì phải mời chuyên gia thanh tra/kiểm sát EUREPGAP từ nước ngoài. Đã đến lúc Việt Nam phải tự mình có chuyên gia an toàn toàn thực phẩm, bằng cách mau chóng đưa chương trình đào tạo “An toàn thực phẩm” vào đại học.

Vì an toàn thực phẩm cũng là một kiến thức vô cùng quan trọng cho ngành hàng nông nghiệp và thực phẩm, cũng như

sức khoẻ của cả toàn dân Việt Nam, đề nghị xây dựng môn học “An toàn thực phẩm - Food Safety” cho cấp đại học ở

các trường đại học nông nghiệp Việt Nam. Môn học “An toàn thực phẩm” sẽ là môn học bắt buộc (compulsory curriculum) cho cấp bằng kỹ sư về Nông học (Agronomy), Chăn nuôi Thuỷ sản (Animal and Aquacultural Sciences), Thú y (Veterinary Medicine), Thực phẩm và Công nghệ chế biến (Food Science and Technology).

Đối với các Khoa khác như Tài nguyên Đất đai và Môi trường (Faculty of Land Resources and Environment), Khoa Cơ khí Nông nghiệp (Faculty of Agricultural Engineering), Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn (Faculty of Economics & Rural Development), Khoa Chính trị và Khoa học Xã hội (Faculty of Political and Social Sciences) thì môn học an toàn thực phẩm có thể là môn được lựa chọn (elective curriculum).

Lộ trình môn học sẽ là: trong thời gian đầu “an toàn thực phẩm” là một tín chỉở cấp đại học, nhưng sau đó sẽ

triển khai thành một chuyên đềđểđào tạo Kỹ sư An toàn Thực phẩm (Bachelor in Food Safety), làm tiền đề

cho lớp Thạc sỹ An toàn Thực phẩm (Master of Food Safety; MSc Food Safety) được xây dựng và triển khai trong tương lai. Các chương trình hợp tác quốc tế của Australia, New Zealand, Canada, Âu châu, Nhật, Hoa Kỳ với một số chuyên gia Việt kiều như GSTS Nguyễn Văn Chuyển (Nhật), TS Nguyễn Trọng Bình (Hoa kỳ) v.v… sẽ giúp Việt Nam triển khai chương trình này, đào tạo nhiều chuyên viên an toàn thực phẩm, phục vụ hiệu quả cho rất nhiều ngành nghề liên quan đến sản xuất thực phẩm và dịch vụ với trình độ quốc tế. Đại học Nông nghiệp Hà Nội đang triển khai môn học này, và chúng tôi rất mong các chuyên gia Việt kiều nói trên liên lạc với chúng tôi để cùng xây dựng tốt một môn học cơ bản cho Việt Nam.

Philip Kotler, cha đẻ của ngành marketing, đã gợi ý Việt Nam có thể là “nhà bếp của thế giới”. Nếu như thế, chuyên viên An toàn Thực phẩm sẽ là thành phần chủ lực giúp “nhà bếp Việt Nam” được thăng hoa.

Trong tầm quốc tế, ở giai đoạn tới, có vấn đề gì chúng ta cần đặc biệt lưu ý?

Nhân đây tôi cũng xin nêu thêm một vấn đề, đó là tại Hội nghị APEC tháng 9 năm 2007 vừa qua ở Australia, lãnh đạo APEC đã thảo luận một đề tài mới: “Khủng bố thực phẩm” (Food terrorism). Qua đó, có lẽ thế giới sẽ ban bố những hình thức trừng phạt mới đối với những quốc gia, những doanh nghiệp nào sản xuất nông sản và thực phẩm không an toàn, có nguy hại đến sức khoẻ con người. Luật “Khủng bố thực phẩm” sẽ là bước chuyển biến mới khắc khe hơn đối với những doanh nghiệp làm ăn cẩu thả, quen với "nền văn hoá phong bì” để lọt qua hàng rào kiểm tra chất lượng. Những doanh nghiệp này nếu trước đây chỉ bị tẩy chay hoặc bị trả hàng vì vi phạm vấn đề an toàn thực phẩm thì nay sẽ có khả năng bịđưa ra toà án quốc tế theo luật hình sự. Đây chính là một mối lo mới của Việt Nam.

Nếu Việt Nam biết lợi dụng thời gian hiếm hoi còn lại để chỉnh đốn việc sản xuất an toàn nông sản và thực phẩm, ứng dụng nghiêm chỉnh các qui trình sản xuất tốt GAP, GVP, GMP…thì Việt Nam không những tiếp tục bảo vệ thị trường xuất khẩu mà sẽ có trước mặt một thị trường rộng lớn hơn.

Cơ quan Kiểm soát Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) mới đây đã loan báo sẽ kiểm tra tất cả các lô hàng thuỷ sản của Trung Quốc khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ (báo Lao Động 12/7/2007). Đấy không phải là thêm một cơ hội lớn cho xuất khẩu nông sản/thực phẩm Việt Nam đó sao? Tố Phương

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN HỌC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (Trang 98 - 100)