hay bê đực sẽ giúp chúng tăng trọng nhanh và tích lũy nhiều mỡ, sau này người ta thấy cho chuột ăn nhiều nó gây ra bệnh ung thư. Cho nên ngay nay người ta cấm sử dụng loại hormon này, cho dù sử dụng dưới bất kỳ
hình thức nào hay chất β-agonist là dẫn xuất tổng hợp của catecholamin (Adrenalin) có tác dụng làm tăng lượng nạc trong quầy thịt heo và giảm lượng mỡ nhưng sau khi ăn gan, thịt có nhiễm chất clenbuterol (β- agonist) gây ra ngộđộc trên người.
Các hợp chất có chứa Arsenic có tác dụng kích thích tăng trọng cho gà thịt và gà lôi hay chữa bệnh kiết lỵ
trên heo tỏ ra rất hiệu quả. Tuy nhiên hợp chất này có thể bị phân giải để sinh ra chất Arsen rất độc hại cho môi trường và là yếu tố gây nên bệnh ung thư;
Kháng sinh tổng hợp như Olaquindox (nhóm Quinolon) có tác dụng phòng bệnh tiêu chảy heo con và làm giảm mắc một số bệnh khác nhưng ngày nay người ta nhận thấy khi ăn sản phẩm động vật có tồn dư
Olaquindox thì chất này tích lũy trong cơ thể và lâu ngày sẽ gây ra ung thư da do dịứng với ánh sáng. - Sử dụng hoá chất trong chăn nuôi: theo DS. Trương Tất Thọ (trích từ báo Lao Động số 108/98 ngày 8 tháng 7 năm 1998) kháng sinh dùng để trị các bệnh nhiễm trùng, sử dụng không đúng cách, vi khuẩn còn sống sẽ tự
thay đổi cấu trúc ADN, ARN để chống lại kháng sinh. Có thểđó là lý do tại sao mà các kháng sinh cổđiển như penicillin, streptomycin, tetracyclin… ngày nay ít hiệu quả. Tuy nhiên người chăn nuôi thường hay dùng kháng sinh trong việc phòng trị bệnh và xem nó như là một thần dược vậy. Kết quảđiều tra của Lã văn Kính và ctv (1996) trên 75 % số mẫu thịt và 66,7 % số mẫu gan (gà nuôi theo phương thức công nghiệp) cho thấy
đều có tồn dư kháng sinh với mức tồn dư từ 3,67-122 ppm tùy theo chủng loại, cao hơn hàng chục tới hàng nghìn lần so với tiêu chuẩn Quốc tế (Tiêu chuẩn Úc, Khối EU là 0,01 ppm; Mỹ là 0,1 ppm).
Tóm lại việc lạm dụng kháng sinh đã tạo cơ hội cho vi trùng làm quen với kháng sinh, do đó khi mắc bệnh thì việc sử dụng thuốc không còn hiệu nghiệm nửa. Chẳng hạn như bệnh thương hàn (Salmonella typhi) giờ đây vi trùng này kháng lại nhiều loại thuốc từ loại cũ (Chloramphenicol, Thiophenicol) đến loại mới (Fluoquinolon). Tương tự bệnh lao càng trở nên nguy hiểm khi chống lại nhiều loại thuốc trị lao.
3. Tình hình vệ sinh giết mổ:
Theo kết báo cáo của Chi cục Thú y An Giang về thực trạng giết mổ, kinh doanh thịt gia súc gia cầm trên địa bàn tỉnh An Giang vào tháng 4 năm 2003 thì trên địa bàn 9 huyện thị thành có 23 cơ sở giết mổ tập trung. Riêng 2 huyện chưa có lò giết mổ tập trung là Châu Phú và Châu Thành. Nhìn chung khoảng cách từ cơ sở
giết mổđến khu dân cư là quá gần chiếm tỷ lệ 55,56 %. Và qua kết quả khảo sát trên 2 địa bàn trong tỉnh An Giang vào tháng 4 năm 2004 của phòng Kỹ Thuật Sở có nhận xét như sau: lò giết mổ Thị xã Châu Đốc (Khóm Châu Long 2) và Tp.Long Xuyên (Bình Đức) về quy cách cũng chưa thật đảm bảo yêu cầu vệ sinh. Việc thực hiện khâu mổ xẻ ngay tại bệ xi măng và khi xịt rửa nước bẩn dưới nền sàn bấn lên thân thịt và đây có thể chính là nguồn vấy nhiễm vi sinh vật giết mổ.
4. Tình hình nhiễm vi sinh vật trong vận chuyển và phân phối thịt:
Qua kết quả khảo sát trên 2 địa bàn ở lò giết mổ Châu Đốc và Long xuyên thì xe vận chuyển thịt từ lò mổ đến các chợ là xe không chuyên dùng (xe lôi kéo, xe honda, xe đạp…) điều kiện vệ sinh trên phương tiện vận chuyển này chưa được quan tâm. Tình trạng vệ sinh ở nơi bày bán thịt tương đối kém.
5. Tình hình ngộđộc thực phẩm:
Xu hướng sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẳn của thị trường đang gia tăng. Đặc biệt là đối với các sản phẩm thịt chế biến cổ truyền của Việt Nam (giò lụa, nem chua, lạp xưởng) rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên theo báo cáo tổng kết của Chi cục Thú y Tp Hồ Chí Minh năm 1999 cho thấy: 50-60 % mẫu xét nghiệm không đạt các tiêu chuẩn vi sinh và sinh hoá.
Ngộđộc thức ăn do vi khuẩn và độc tố của nó thường xảy ra do thiếu sót trong công tác kiểm tra, thanh tra thực phẩm và nguyên liệu dùng để chế biến thực phẩm, do sơ xuất trong nấu nướng, vệ sinh nhà hàng phục vụ ăn uống. Loại ngộ độc này thường do Salmonella enteritidis, Clostridium perfrigens, Staphylococcus aureus, E coli…Theo báo Thanh Niên tháng 5 năm 2001 tại An Giang có 230 người nhập viện vì ngộđộc thực phẩm do ăn đám cưới, người ta nghi thức ăn nhiễm khuẩn.
Ngoài ra trong thức ăn chăn nuôi còn trộn chất kích thích tăng nạc vào, như sự kiện xảy ra ở Hà Nguyên Quảng Đông Trung quốc là hơn 480 người, do ăn phải thịt heo có chứa loại thuốc trị hen suyển (nhóm β- agonist) kết quả buộc số người này phải nhập viện (Hoài An, Diệu Thúy tháng 11/2001 trên Internet).
6. Một số giải pháp khắc phục:
6.1. Giải pháp về thức ăn chăn nuôi:
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn chăn nuôi và kiểm tra thức dạng thức ăn hổn hợp trước khi xuất ra khỏi nhà máy đến tay người chăn nuôi.