Hoá chất bảo vệ thực phẩm

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN HỌC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (Trang 46 - 47)

2. Nhiễm độc thực phẩm do tác nhân hóa học

2.3. Hoá chất bảo vệ thực phẩm

Hiện nay các thuốc trừ sâu, trừ mốc trong nông nghiệp được gọi bằng tên chung là hóa chất bảo vệ thực vật. Nhu cầu sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ở nước ta khoảng 30-40 ngàn tấn trong một năm. Tuy nhiên, ngoài tác dụng diệt sâu bệnh, hóa chất bảo vệ thực vật cũng

đã và đang gây ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí) và lương thực thực phẩm. Từđó gây nên các vụ ngộđộc cấp tính và mãn tính cho người tiếp xúc và người sử dụng.

Qua điều tra thống kê, nguyên nhân ngộ độc chủ yếu là do công tác quản lý thuốc trừ sâu không tốt. Con đường gây nhiễm độc chủ yếu là qua ăn uống (tiêu hóa) chiếm 97,3%. Qua da và hô hấp chỉ chiếm 1,9% và 0,8%. Thuốc gây độc chủ yếu là WOLFATOX (77,3%), kế đến là 666 (14,7%) và DDT (8%). Ðối tượng bị nhiễm độc thường là nông dân tuổi lao

động. Tùy theo loại thuốc mà biểu hiện lâm sàng có khác nhau. Thường có những hội chứng sau đây:

Hội chứng về thần kinh: Rối loạn thần kinh trung ương, nhức đầu, mất ngủ, giảm trí nhớ.

Rối loạn thần kinh thực vật như ra mồ hôi. Ở mức độ nặng hơn có thể gây tổn thương thần kinh ngoại biên dẫn đến liệt. Nặng hơn nữa có thể tổn thương đến não, hội chứng nhiễm

độc não thường gặp nhất là do thủy ngân hữu cơ sau đó đến lân hữu cơ và clo hữu cơ.

Hội chứng về tim mạch: Co thắt mạch ngoại vi, nhiễm độc cơ tim, rối loạn nhịp tim, nặng là suy tim. Thường là do nhiễm độc lân hữu cơ, clo hữu cơ và nicotin.

Hội chứng hô hấp: Viêm đường hô hấp trên, thở khò khè, viêm phổi. Nặng hơn có thể suy hô hấp cấp, ngừng thở. Thường là do nhiễm độc lân hữu cơ và clo hữu cơ.

Hội chứng tiêu hóa - gan mật: Viêm dạ dày, viêm gan mật, co thắt đường mật. Thường là do nhiễm độc clo hữu cơ, carbamat, thuốc vô cơ chứa Cu, S.

Hội chứng về máu: Thiếu máu giảm bạch cầu, xuất huyết, thường do nhiễm độc clo, lân hữu cơ carbamat. Ngoài ra trong máu có sự thay đổi hoạt tính của một số men như: men axetyl cholinesteza do nhiễm độc lân hữu cơ. Ngoài ra có thể thay đổi đường máu. Tăng nồng độ acid pyruvic trong máu.

Phòng ngừa

- Tăng cường công tác quản lý hóa chất bảo vệ thực vật chặt chẽ của ngành nông nghiệp. Chỉ nhập hoặc sản xuất các loại hóa chất bảo vệ thực vật có hiệu quả

cao đối với sinh vật gây hại nhưng ít độc đối với người và động vật.

- Tăng cường giáo dục và huấn luyện người sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật các biện pháp bảo đảm an toàn cho bản thân và người tiêu dùng: Riêng đối với các

loại rau quả tươi sử dụng ăn ngay cần phải thực hiện nghiêm các biện pháp sau: + Tôn trọng và đảm bảo thời gian cách ly qui định cho từng loại hóa chất bảo vệ

thực vật trên từng loại rau quả.

+ Với rau quả nghi ngờ là có khả năng đã bị phun thuốc hóa chất bảo vệ thực vật cần rửa sạch, ngâm nước nhiều lần.

+ Với loại rau quả có vỏ, vẫn phải được rửa sạch rồi mới cắt bỏ vỏ.

- Phối hợp chặt chẽ giữa ngành nông nghiệp với ngành y tếđể kiểm tra việc phân phối, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật.

- Quản lý sức khỏe đối với những người có tiếp xúc trực tiếp . - Trang bị phòng hộđầy đủ .

- Tiến hành nghiên cứu lâu dài mức độ ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ra môi trường xung quanh.

Điều trị

- Ðưa ngay nạn nhân ra khỏi khu vực bị nhiễm độc. Cởi bỏ quần áo, lau sạch thuốc còn dính lại trên da nếu là nhiễm độc qua da. Nếu nhiễm độc qua ăn uống phải cho rửa dạ dày ngay, để chậm quá 2 giờ thì không còn hiệu quả nữa.

- Tiêm atropin liều cao 1-2mg/1 lần, tùy theo nặng nhẹ mà tiêm tĩnh mạch, bắp, dưới da. Cứ 15-30 phút tiêm nhắc lại cho tới khi bão hòa atropin thì thôi (bệnh nhân có biểu hiện mặt hồng, môi khô, mạch nhanh).

- Cho thuốc lợi niệu, thở oxy.

- Nếu có điều kiện thì cho tiêm PAM (Pyridine-andoxim-iodo-metilat) để hồi phục lại hoạt động của men axetyl cholinesteraza. Tiêm tĩnh mạch, tiêm 0,5-1g. Nếu chưa đỡ thì tiêm thêm 1 lần nữa. Tổng liều không quá 2g.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN HỌC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)